Văn hoá từ chức?

Có thể tôi không giỏi như anh, nhưng do bản chất công việc thì tôi chỉ tin vào những con số mà thôi.

Nếu là tôi, tôi sẽ dựa vào chỉ Corruption Perceptions Index - CPI, đây chính là chỉ số cảm nhận tham nhũng.

  • Định nghĩa:
    Chỉ số cảm nhận tham nhũng (tiếng Anh: Corruption Perceptions Index - CPI) là một chỉ số đánh giá các quốc gia về mức độ tham nhũng của chính phủ họ.

  • Cách đo lường:
    Điểm số của một quốc gia có thể dao động từ 0 đến 100 điểm với 0 điểm là mức độ tham nhũng cao nhất và 100 điểm được coi là "sạch" nhất.

    Chỉ số cảm nhận tham nhũng từng được đo lường bằng các phương pháp khác nhau từ năm này sang năm khác, khiến việc so sánh hàng năm trở nên khó khăn. Nhưng vào năm 2012, phương pháp đo lường đã được sửa đổi một lần nữa, lần này đã sử dụng phép so sánh theo thời gian.

    Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, phương pháp mới này bao gồm 4 bước cơ bản, gồm lựa chọn dữ liệu nguồn, định cỡ lại dữ liệu nguồn, tổng hợp dữ liệu được định cỡ lại và đo lường thống kê cho thấy mức độ chắc chắn. Một cơ chế kiểm soát chất lượng cũng được đưa vào qui trình. Bao gồm thu thập dữ liệu độc lập và kết quả tính toán của hai nhà nghiên cứu nội bộ và hai nhà nghiên cứu độc lập từ viện nghiên cứu.
    Năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã sử dụng 16 đánh giá và khảo sát từ 12 tổ chức làm cơ sở để đánh giá điểm số cho các quốc gia.

    Để có đủ tiêu chí chấm điểm CPI, một quốc gia phải được đánh giá bởi không dưới ba nguồn. Các nguồn phải ghi lại các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp đo lường của họ. Sau đó Tổ chức Minh bạch Quốc tế sẽ đánh giá chất lượng và tính thỏa đáng của các phương pháp này.

    Nói chung độ chính xác của cái chart này chưa chính xác từng ly từng tí, nhưng nó xứng đáng là 1 nguồn để tham khảo.

  • Ranking:
    Dựa vào cách tính trên, thì tôi có 1 sơ đồ thế này CPI thế này:

    CPI-2019:
    View attachment 653547
    CPI-2020:
    View attachment 653549

    Số liệu thì tôi lấy từ nguồn này, cái chart trên tôi chỉ tổng hợp để anh dễ nhìn hơn thôi.
    Để thuyết phục người khác thì anh nên có dẫn chứng cụ thể.

    Link tham khảo số liệu CPI: 2020 - CPI

    Nice day mọi người.
chính cái link của anh cũng đã phản ánh là nước nào cũng có tham nhũng cả, ít hay nhiều, kín hay không kín mà thôi. nhà nước làm gắt thì sẽ có nhiều cách để mà giấu. cái này để tham khảo, đúng như anh nói, chỉ để tham khảo thôi, không phản ánh chính xác mức độ tham nhũng đâu, dù sao cũng cảm ơn anh vì cách nói chuyện lịch sự hơn phần lớn những người khác
 
Theo góc nhìn của một người ở Đức hơn 10 về tham nhũngvăn hóa từ chức(Các nước khác mình chỉ du lịch chứ không sinh sống hay làm việc nên không dám phát biểu) thì mình xin phép so sánh hơi khập khiễng như thế này.

Đầu tiên về văn hóa từ chức
  1. Khi nào nên từ chức?: Từ chức là khi nhân viên công chức, quản lý, người đảm đương vị trị có yêu cầu trách nhiệm cao không đủ khả năng đảm đương công việc hoặc thù lao của công việc không tương xứng với mong muốn của cá nhân.
  2. Nếu không từ chức thì sao?: Thì uy tín cá nhân có thể bị tổn hại giảm cơ hội có thể nhận được những vị trí tương đương hay cơ hội tương đương trong tương lai. Còn nếu hậu quả đủ lớn thì vẫn có khả năng bị bãi nhiệm xa thải như thường. Xa hơn đối với các vị trí chính trị thì người Đức khá bảo thủ nên những người bị tổn hại uy tín quá nặng có nguy cơ mất luôn sự nghiệp chính trị. Bên canh đó thì Uy tín của Đảng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Còn những người từ chức hợp lý kịp thời sẽ vẫn có khả năng quay lại chính trường. Ví dụ điển hình là khi bộ trưởng bộ giao thông một bang sau khi bị phát hiện chạy xe vượt quá tốc độ quy định quá nhiều đã ngay lập tức xin từ chức (Có lẽ là do cả sức ép của chính đảng của ông và cả các đảng đối lập). Vị trí mà trách nhiệm không cao, mức lương không cao thì yêu cầu về trách nhiệm cũng sẽ ít hơn. Làm các vị trí cấp thấp thì chả ai người ta cần phải nghĩ đến nghỉ việc hay từ chức trừ khi nghỉ việc hay chán không muốn làm.
  3. Uy tín cá nhân quan trong thế nào? Ở vn một người nói dối khi làm giấy tờ hành chính có thể cười trừ lấp liếm còn ở Đức thì có một mẩu giấy chú ý kẹp vào hồ sơ đi theo mình cả đời dẫn đến vô cùng nhiều khó khăn không cần thiết (Như mình hồ so trong sạch không nói dối bao giờ thì nhiều khi chả cần bằng chứng người ta vân tin lời mình mà xử lý thủ tục dễ dàng). Xa hơn trong xã hội đi làm mà dối trá thì sếp mới cũng sẽ luôn đề phòng (Bọn Đức có cái trò là xếp mới sẵn sàng liên lạc với xếp cũ để hỏi về nhân viên cũ). Hay đi học mà quay cóp một lần là cũng sẽ vào hồ sơ theo mình hết đời đi học luôn. Nói chung Uy tín cá nhân ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến và tương lai. Còn đối với ai xác định làm việc gần mức lương tối thiểu hay không đi làm ăn bám xã hội và ít cần quan hệ công việc thì Uy tín cá nhân cũng không quan trọng lắm.
Nếu so sánh với Việt Nam thì cá nhân mình thấy người ta chỉ từ chức khi "buộc phải từ chức" chứ không phải có vặn hóa tự trọng thượng đẳng gì, về mặt bản chất cũng không khác nhau lắm. Chỉ có cái cơ chế quá nhiều đẳng (éo nhớ hết có bn đảng) làm các đảng phải cạnh tranh, không thể vì một GHẾ ở một bang mà ảnh hưởng biết bao nhiêu ghế ở cả nước.

Còn về tham nhũng thì tất nhiên có nhưng ở Đức có những điểm khác (mà tôi biết được chứ càng giỏi thì người ta tham nhũng càng khéo) như sau
  1. Gần như không có tham nhũng vặt: Nhân viên công chức nói chung sẽ được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi (đặc biệt là thuê và các lọa bảo hiểm hưu trí) và hầu như rất khó để bị đuổi việc (Tương lai vững chắc lâu dài). Chỉ cần bị phát hiện ăn hối lộ một lần là coi như mất hết. Nên cái giá phải trả cho việc tham nhũng vặt QUÁ ĐẮT trừ khi số tiền kiếm lợi được đủ nhiều cho người ta an hương tuổi già. Ví dụ như bạn tôi làm việc ngân hàng, một cô người Việt Nam co thiện chi cám ơn sau khi đã được giúp đỡ giải quyết các thủ tục liên quan đến tài khoản để lại phong bì 20€ (nhiều khi chả bằng 1 giờ làm việc của người có bằng cấp). Kết quả là tất cả nhân viên hôm đó phải làm đơn giải trình, họp nội bộ cách kiểu để trả lại số tiền đó. Còn nhân viên dịch vụ công, nhân viên công chứ ở Đức theo như tôi nhớ không lầm là không được nhận món quà nào quá 5€.
  2. Sử dụng tài sản tham nhũng không dễ dàng: Vì tiền chủ yếu được tri trả qua tài khoản. Các khoan thanh toán lớn thường được thực hiện qua ngân hàng nên việc ai đó bỗng dưng có tiền rất dễ bị sở thuế để mắt và thanh tra (Tất nhiên sinh viên làm chui kiếm mấy trăm tiền mặt một tháng thì quá ít để người ta phải quan tâm).
  3. Tài sản tham nhũng cũng có thể được tái đầu tư vào nền kinh tế. Vì Sử dụng tài sản tham nhũng không dễ dàng nên phần lớn tài sản tham nhũng thì đi lòng vòng dưới danh nghĩa công ty tư nhân và sẽ được dùng để đầu mở rộng nghiên cứu hay kinh doanh hay mua thêm tài sản cho doanh nghiệp. (chí ít thì cũng giảm bợt phần nào đó tỷ lệ thất nghiệp).
Theo góc nhìn của tôi thì Việt Nam xữ lý tham nhũng theo kiểu dơ cao đánh khẽ nên ồn ào mà không có tính răn đe (Đến TQ còn có nhiều án tử hình cho tội tham nhũng). Nên khi lợi ích lớn hơn cái giá phải trả thì chả việc không tham nhũng.
cái này thì tôi thấy nước nào cũng nói thế cả, đặc biệt là cái đoạn tài sản tham nhũng có thể được tái đầu tư vào kinh tế. có thể tôi ở chưa đủ lâu để thấy được những cái điều đó, nhưng không có nghĩa là cứ nhắc đến phương tây hoặc châu âu là mặc định văn minh hay chẳng có tham nhũng như vài thành phần chưa qua nổi lũy tre làng nói, cái ngữ ấy thì nó chối lắm
 
Cái đất này đụng đéo đâu chả thối. Chỉ là lộ hay chưa thôi. Sau này tao sẽ cho con cái ra nước ngoài culi cũng đc. Ở cái đất này thì cứ è lưng ra cày cho bọn chó nó đớp thôi
 
Theo góc nhìn của một người ở Đức hơn 10 về tham nhũngvăn hóa từ chức(Các nước khác mình chỉ du lịch chứ không sinh sống hay làm việc nên không dám phát biểu) thì mình xin phép so sánh hơi khập khiễng như thế này.

Đầu tiên về văn hóa từ chức
  1. Khi nào nên từ chức?: Từ chức là khi nhân viên công chức, quản lý, người đảm đương vị trị có yêu cầu trách nhiệm cao không đủ khả năng đảm đương công việc hoặc thù lao của công việc không tương xứng với mong muốn của cá nhân.
  2. Nếu không từ chức thì sao?: Thì uy tín cá nhân có thể bị tổn hại giảm cơ hội có thể nhận được những vị trí tương đương hay cơ hội tương đương trong tương lai. Còn nếu hậu quả đủ lớn thì vẫn có khả năng bị bãi nhiệm xa thải như thường. Xa hơn đối với các vị trí chính trị thì người Đức khá bảo thủ nên những người bị tổn hại uy tín quá nặng có nguy cơ mất luôn sự nghiệp chính trị. Bên canh đó thì Uy tín của Đảng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Còn những người từ chức hợp lý kịp thời sẽ vẫn có khả năng quay lại chính trường. Ví dụ điển hình là khi bộ trưởng bộ giao thông một bang sau khi bị phát hiện chạy xe vượt quá tốc độ quy định quá nhiều đã ngay lập tức xin từ chức (Có lẽ là do cả sức ép của chính đảng của ông và cả các đảng đối lập). Vị trí mà trách nhiệm không cao, mức lương không cao thì yêu cầu về trách nhiệm cũng sẽ ít hơn. Làm các vị trí cấp thấp thì chả ai người ta cần phải nghĩ đến nghỉ việc hay từ chức trừ khi nghỉ việc hay chán không muốn làm.
  3. Uy tín cá nhân quan trong thế nào? Ở vn một người nói dối khi làm giấy tờ hành chính có thể cười trừ lấp liếm còn ở Đức thì có một mẩu giấy chú ý kẹp vào hồ sơ đi theo mình cả đời dẫn đến vô cùng nhiều khó khăn không cần thiết (Như mình hồ so trong sạch không nói dối bao giờ thì nhiều khi chả cần bằng chứng người ta vân tin lời mình mà xử lý thủ tục dễ dàng). Xa hơn trong xã hội đi làm mà dối trá thì sếp mới cũng sẽ luôn đề phòng (Bọn Đức có cái trò là xếp mới sẵn sàng liên lạc với xếp cũ để hỏi về nhân viên cũ). Hay đi học mà quay cóp một lần là cũng sẽ vào hồ sơ theo mình hết đời đi học luôn. Nói chung Uy tín cá nhân ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến và tương lai. Còn đối với ai xác định làm việc gần mức lương tối thiểu hay không đi làm ăn bám xã hội và ít cần quan hệ công việc thì Uy tín cá nhân cũng không quan trọng lắm.
Nếu so sánh với Việt Nam thì cá nhân mình thấy người ta chỉ từ chức khi "buộc phải từ chức" chứ không phải có vặn hóa tự trọng thượng đẳng gì, về mặt bản chất cũng không khác nhau lắm. Chỉ có cái cơ chế quá nhiều đẳng (éo nhớ hết có bn đảng) làm các đảng phải cạnh tranh, không thể vì một GHẾ ở một bang mà ảnh hưởng biết bao nhiêu ghế ở cả nước.

Còn về tham nhũng thì tất nhiên có nhưng ở Đức có những điểm khác (mà tôi biết được chứ càng giỏi thì người ta tham nhũng càng khéo) như sau
  1. Gần như không có tham nhũng vặt: Nhân viên công chức nói chung sẽ được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi (đặc biệt là thuê và các lọa bảo hiểm hưu trí) và hầu như rất khó để bị đuổi việc (Tương lai vững chắc lâu dài). Chỉ cần bị phát hiện ăn hối lộ một lần là coi như mất hết. Nên cái giá phải trả cho việc tham nhũng vặt QUÁ ĐẮT trừ khi số tiền kiếm lợi được đủ nhiều cho người ta an hương tuổi già. Ví dụ như bạn tôi làm việc ngân hàng, một cô người Việt Nam co thiện chi cám ơn sau khi đã được giúp đỡ giải quyết các thủ tục liên quan đến tài khoản để lại phong bì 20€ (nhiều khi chả bằng 1 giờ làm việc của người có bằng cấp). Kết quả là tất cả nhân viên hôm đó phải làm đơn giải trình, họp nội bộ cách kiểu để trả lại số tiền đó. Còn nhân viên dịch vụ công, nhân viên công chứ ở Đức theo như tôi nhớ không lầm là không được nhận món quà nào quá 5€.
  2. Sử dụng tài sản tham nhũng không dễ dàng: Vì tiền chủ yếu được tri trả qua tài khoản. Các khoan thanh toán lớn thường được thực hiện qua ngân hàng nên việc ai đó bỗng dưng có tiền rất dễ bị sở thuế để mắt và thanh tra (Tất nhiên sinh viên làm chui kiếm mấy trăm tiền mặt một tháng thì quá ít để người ta phải quan tâm).
  3. Tài sản tham nhũng cũng có thể được tái đầu tư vào nền kinh tế. Vì Sử dụng tài sản tham nhũng không dễ dàng nên phần lớn tài sản tham nhũng thì đi lòng vòng dưới danh nghĩa công ty tư nhân và sẽ được dùng để đầu mở rộng nghiên cứu hay kinh doanh hay mua thêm tài sản cho doanh nghiệp. (chí ít thì cũng giảm bợt phần nào đó tỷ lệ thất nghiệp).
Theo góc nhìn của tôi thì Việt Nam xữ lý tham nhũng theo kiểu dơ cao đánh khẽ nên ồn ào mà không có tính răn đe (Đến TQ còn có nhiều án tử hình cho tội tham nhũng). Nên khi lợi ích lớn hơn cái giá phải trả thì chả việc không tham nhũng.
Còn với tao thì chống tham nhũng của VN giống như một cách làm để xoa dịu dư luận nhiều hơn là mạng tính phòng ngừa và răn đe. Nhất là các quan chức, họ là những người hiểu luật nhưng cố tình làm sai đáng lẽ cái tính nguy hiểm và tầm cỡ của nó rất đáng chịu một bản án nghiêm khắc (bên hàng xóm là nó bòm lâu rồi) nhưng bên mình thì không hề có. Người dân mà vi phạm hoặc lừa đảo chỉ vài trăm triệu có thể đã phải đi tù mười mấy năm nhưng với lãnh đạo làm thiệt hại rất nhiều tỷ thì hầu như rất nhẹ. Đấy là sự thiếu công bằng của luật pháp nói thẳng ra là vậy, ngay những người một thời được dân tin tưởng như ĐLT, NDC hoá ra lại là những người tham nhũng có bài bản nhất. Các vụ việc khui ra mới thấy rằng việc có chức có quyền rất khó tránh tham nhũng.
 
chính cái link của anh cũng đã phản ánh là nước nào cũng có tham nhũng cả, ít hay nhiều, kín hay không kín mà thôi. nhà nước làm gắt thì sẽ có nhiều cách để mà giấu. cái này để tham khảo, đúng như anh nói, chỉ để tham khảo thôi, không phản ánh chính xác mức độ tham nhũng đâu, dù sao cũng cảm ơn anh vì cách nói chuyện lịch sự hơn phần lớn những người khác
Anh có biết những cái survey này được làm hàng năm hay không, và được làm rất nhiều lần trong 1 năm.
Tôi thì chắc chắn nó y hệt như những cái survey bên trong ngân hàng ấy, nếu anh làm fail là a phải bỏ 2-3 tuần đi học ( mỗi buổi học 4 tiếng), kiểu như họ sẽ train anh vào tâm thức. Với công việc bận rộn thì chắc chắn anh phải thức đêm thức hôm để hoàn thành công việc của anh + học, nên hầu như không ai thích cả.

Tôi thích con số, nếu a thực sự nghiêm túc thì hãy chứng minh bằng con số cho mọi người dễ nhìn.
 
Anh có biết những cái survey này được làm hàng năm hay không, và được làm rất nhiều lần trong 1 năm.
Tôi thì chắc chắn nó y hệt như những cái survey bên trong ngân hàng ấy, nếu anh làm fail là a phải bỏ 2-3 tuần đi học ( mỗi buổi học 4 tiếng), kiểu như họ sẽ train anh vào tâm thức. Với công việc bận rộn thì chắc chắn anh phải thức đêm thức hôm để hoàn thành công việc của anh + học, nên hầu như không ai thích cả.

Tôi thích con số, nếu a thực sự nghiêm túc thì hãy chứng minh bằng con số cho mọi người dễ nhìn.
thế này nhé, quan điểm của tôi rất rõ ràng, tôi nói luôn là nước nào cũng có tham nhũng, bản thân cái link anh đưa cũng đã thể hiện rõ là nước nào cũng có tham nhũng rồi. tôi cũng chả hiểu anh cứ đòi các con số làm gì khi mà anh cũng thấy nước nào cũng tham nhũng rồi. nhưng mà thôi anh muốn thì tôi cũng gửi thêm cho anh, tất nhiên các con số chỉ để tham khảo, và quan điểm của tôi vẫn rất rõ ràng: nước nào cũng có tham nhũng, và các con số đã thể hiện điều đó rất rõ.
Tôi cũng nói thêm là, bản thân chỉ số CPI không đánh giá những thành công và thất bại trong việc chống tham nhũng của một quốc gia, CPI về cơ bản là một cuộc thăm dò ý kiến, một chỉ số tổng hợp kết hợp các thông số, dữ liệu từ một loạt các cuộc điều tra và các đánh giá khác về tham nhũng, giống như anh nói. Dữ liệu không được Transparency International (TI)(cái này là tổ chức mà anh đã gửi link ở trên) thu thập mà do các tổ chức khác thu thập. TI chỉ đơn giản là tập hợp mọi thứ lại với nhau rồi tính điểm cho mỗi quốc gia, do đó bản thân các con số mà TI đưa ra cũng chưa chắc đã chính xác, vì được tổng hợp từ nhiều nguồn
Tham khảo thêm: https://www.washingtonpost.com/news...international-does-its-best-and-thats-useful/
 
thế này nhé, quan điểm của tôi rất rõ ràng, tôi nói luôn là nước nào cũng có tham nhũng, bản thân cái link anh đưa cũng đã thể hiện rõ là nước nào cũng có tham nhũng rồi. tôi cũng chả hiểu anh cứ đòi các con số làm gì khi mà anh cũng thấy nước nào cũng tham nhũng rồi. nhưng mà thôi anh muốn thì tôi cũng gửi thêm cho anh, tất nhiên các con số chỉ để tham khảo, và quan điểm của tôi vẫn rất rõ ràng: nước nào cũng có tham nhũng, và các con số đã thể hiện điều đó rất rõ.
Tôi cũng nói thêm là, bản thân chỉ số CPI không đánh giá những thành công và thất bại trong việc chống tham nhũng của một quốc gia, CPI về cơ bản là một cuộc thăm dò ý kiến, một chỉ số tổng hợp kết hợp các thông số, dữ liệu từ một loạt các cuộc điều tra và các đánh giá khác về tham nhũng, giống như anh nói. Dữ liệu không được Transparency International (TI)(cái này là tổ chức mà anh đã gửi link ở trên) thu thập mà do các tổ chức khác thu thập. TI chỉ đơn giản là tập hợp mọi thứ lại với nhau rồi tính điểm cho mỗi quốc gia, do đó bản thân các con số mà TI đưa ra cũng chưa chắc đã chính xác, vì được tổng hợp từ nhiều nguồn
Tham khảo thêm: https://www.washingtonpost.com/news...international-does-its-best-and-thats-useful/
Tham nhũng? Không ai nói là không có? Nhưng quan trọng là tham nhũng bao nhiêu? Và nó có ảnh hưởng gì đến văn hoá từ chức ở đây.

Tôi chưa bao giờ phản kháng anh là ở nước ngoài không có tham nhũng cả, nhưng quả thật để tham nhũng bên nước ngoài thì cực hơn nhiều so với VN ấy.

Nói chung khoảng thời gian tôi ở Châu Âu chưa bao giờ bị làm tiền hay bị vòi tiền cả.
Tôi muốn anh chứng minh, là các tham quan ở Châu Âu mà anh nói ấy, sau khi bị phát hiện, vòi tiền, đổ thừa, giữ ghế ở đây ấy.

Nếu anh nói là bọn Châu Âu không khác, nên cần anh chứng minh ở đây = con số, tôi không thích nhìn bằng lời nói đâu.

Đây là cách họ tính toán ra con số index trên: ( có tính cả những vụ đại án tham nhũng đã được phát hiện )



Còn nếu anh bảo con số của VN chưa chính xác thì đây:

Towards Transparency - Website: Towards Transparency (TT) – For a Vietnam free of corruption
46 An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Vietnam
 
Sửa lần cuối:
Tham nhũng? Không ai nói là không có? Nhưng quan trọng là tham nhũng bao nhiêu? Và nó có ảnh hưởng gì đến văn hoá từ chức ở đây.

Tôi chưa bao giờ phản kháng anh là ở nước ngoài không có tham nhũng cả, nhưng quả thật để tham nhũng bên nước ngoài thì cực hơn nhiều so với VN ấy.

Nói chung khoảng thời gian tôi ở Châu Âu chưa bao giờ bị làm tiền hay bị vòi tiền cả.
Tôi muốn anh chứng minh, là các tham quan ở Châu Âu mà anh nói ấy, sau khi bị phát hiện, vòi tiền, đổ thừa, giữ ghế ở đây ấy.

Nếu anh nói là bọn Châu Âu không khác, nên cần anh chứng minh ở đây = con số, tôi không thích nhìn bằng lời nói đâu.
gửi anh nhé, đây là phần được thống kê thôi nhé
 
Tham nhũng? Không ai nói là không có? Nhưng quan trọng là tham nhũng bao nhiêu? Và nó có ảnh hưởng gì đến văn hoá từ chức ở đây.

Tôi chưa bao giờ phản kháng anh là ở nước ngoài không có tham nhũng cả, nhưng quả thật để tham nhũng bên nước ngoài thì cực hơn nhiều so với VN ấy.

Nói chung khoảng thời gian tôi ở Châu Âu chưa bao giờ bị làm tiền hay bị vòi tiền cả.
Tôi muốn anh chứng minh, là các tham quan ở Châu Âu mà anh nói ấy, sau khi bị phát hiện, vòi tiền, đổ thừa, giữ ghế ở đây ấy.

Nếu anh nói là bọn Châu Âu không khác, nên cần anh chứng minh ở đây = con số, tôi không thích nhìn bằng lời nói đâu.

Đây là cách họ tính toán ra con số index trên: ( có tính cả những vụ đại án tham nhũng đã được phát hiện )



Còn nếu anh bảo con số của VN chưa chính xác thì đây:

Towards Transparency - Website: Towards Transparency (TT) – For a Vietnam free of corruption
46 An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Vietnam

thêm nhé, 60tr Euro chắc cũng đủ to
 
gửi anh nhé, đây là phần được thống kê thôi nhé
A làm có tâm giúp, tôi ở trên làm có tâm cho anh quá còn gì, dùng ít thời gian tóm tắt lại giúp, và tôi cũng đã đưa cho anh cách người ta tính chỉ số CPI kìa.

Ví dụ, ở Đức, khi vụ tham nhũng được phát hiện, thì nó ảnh hưởng như nào tới đất nước, tới nhân dân hay không?
Chứ còn đưa tôi cái link Wiki thì tôi đi tự tìm cho khoẻ, cần gì nhờ anh.
 
Tôi cũng chưa rõ cái cụm từ các quan tham châu âu ở đây là anh muốn nói về số lượng hay gì, nhưng thôi tôi cứ đưa một số ví dụ điển hình, tôi sẽ lấy ví dụ tại đức. Nếu chưa cảm thấy thỏa mãn yêu cầu anh có thể quote lại.

Tổng quan:

Results - European Union - GCB - Transparency.org

Chi tiết:

Trên đây là các vụ án tại đức mà tôi đã thu thập được, chưa đầy đủ, nhưng cũng nói lên được 1 phần vấn đề. Nếu anh thấy chưa hài lòng với yêu cầu của anh thì quote lại. Nói thật tôi chưa bao giờ bỏ nhiều thời gian ra tranh luận về 1 vấn đề trên mạng cả, có anh rep lịch sự hơn mấy thành phần khác nên tôi không dành thời gian không được.



 
Tôi cũng chưa rõ cái cụm từ các quan tham châu âu ở đây là anh muốn nói về số lượng hay gì, nhưng thôi tôi cứ đưa một số ví dụ điển hình, tôi sẽ lấy ví dụ tại đức. Nếu chưa cảm thấy thỏa mãn yêu cầu anh có thể quote lại.

Tổng quan:

Results - European Union - GCB - Transparency.org

Chi tiết:

Trên đây là các vụ án tại đức mà tôi đã thu thập được, chưa đầy đủ, nhưng cũng nói lên được 1 phần vấn đề. Nếu anh thấy chưa hài lòng với yêu cầu của anh thì quote lại. Nói thật tôi chưa bao giờ bỏ nhiều thời gian ra tranh luận về 1 vấn đề trên mạng cả, có anh rep lịch sự hơn mấy thành phần khác nên tôi không dành thời gian không được.
1/ Vụ 60m$ anh đưa ở vài post trước, chưa ngã ngũ ( vẫn còn đang kiện tụng ), và ông ta cũng đã từ chức để bảo vệ tổ chức của ổng.

Bắt đầu phân tích vào từng vụ nha:

- Vụ Afd Donor Scandal : khi đọc hết bài báo thì bà Weidei đã khẳng định đã trả hết tiền, và số tiền sau khi hoàn trả thấp hơn 8000 € so với tổng số tiền donate cho việc bầu cử. ( Điều này có trong bài báo của anh luôn ấy, nhưng tôi cứ tính tổng cho anh luôn. €132.000 = 3.408.891.763,20 VND
- Vụ Angela Merkel's CDU/CSU : Đã thừa nhận, nhận quyền mua cỗ phiếu 250.000 €, và hỗ trợ chi phí đi lại. €250.000 = 6.451.425.085 VND, đã từ chức.
- Vụ nhận tiền khẩu trang Covid: ông này cũng thuộc vụ thứ 2, và cũng đã từ chức để bảo vệ đảng của họ. €660.000 = 17.027.892.000 VND
- Vụ tham nhũng Tobias Zech từ báo Der Spiegel: cái này cứ cho vận động bầu cử đi, không thấy nhắc số tiền nên không tính. ( Sau khi tham khảo 1 số báo thì bị cáo buộc nhận €50.000 = 1.290.020.000 VND, cũng đã từ chức. )
- Vụ Berlin police officer, có vẻ như anh chưa đọc, €55.000 đó là thu giữ khoảng tài sản của 2 chủ quán bar, và 1 số lượng lớn điện thoại di động, còn anh chàng cảnh sát khi là bán tin cho 2 ông đó, mỗi lần 3000 €, không biết bao nhiêu lần nhưng tôi cũng cho là €55.000 = 1.419.455.350 VND
- Fugitive German Defense Official Arrested for Bribery: vụ này xảy ra vào tầm 199x - 200x ( nhỏ ), nhưng thôi tính cho anh luôn là €2.000.000 = 51.604.463.400
- At Siemens, Bribery Was Just a Line Item - The New York Times : Vụ này thì không giống như nhận hối lộ, mà ông SIEKACZEK trong này đi hối lộ người ta để lấy hợp đồng viễn thông về ở các quốc gia, cho nên tôi tạm thời loại việc này qua 1 bên nha.
- Vụ Helmut Kohl : (199x - 200x ): €2.000.000 = 51.604.463.400, ông này sau đó được thay thế bởi bà Merkel.
- Cuối cùng, thật ra cũng là vụ trên nhưng mà thôi tôi tính cho anh luôn. €2.500.000 = 64.484.910.000 VNĐ

Tổng lại nha: 3.408.891.763 + 6.451.425.085 + 17.027.892.000 + 1.290.020.000 + 1.419.455.350 + 51.604.463.400 + 51.604.463.400 + 64.484.910.000 = 197.291.520.998 ( Quy ra tiền bằng chữ: 197 tỷ hai 291 triệu 521 nghìn VNĐ = 1/20 của VA, 1 vụ duy nhất ).

Sau 1 thời gian tổng kết thì tôi có thể càng tin tưởng chỉ số CPI hơn đó.

Nói chung là tôi thích mở rộng vấn đề, tôi thích con số, nhưng mà thôi, tôi trong diễn đàn này còm đều như vậy, nên anh cứ thoải mái.
 
Sửa lần cuối:
Top