
Năm nay, ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng tín dụng 16%, tương đương với 2,5 triệu tỷ đồng sẽ được “bơm” ra nền kinh tế. Trường hợp đạt tăng trưởng kinh tế là 10% thì tín dụng tăng 20%, tương ứng với hơn 3 - 3,2 triệu tỷ đồng. Giới phân tích cho rằng, cần đưa vốn đến doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Điều chỉnh dòng vốn đúng hướng
Để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất đạt 8% mà Chính phủ đã đặt ra, năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16%. Nếu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng này, hệ thống ngân hàng sẽ "bơm" thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế, nâng tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống có thể đạt khoảng 18,1 triệu tỷ đồng vào cuối năm nay.
Hạ lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. (Trong ảnh: Công ty TNHH May Tinh Lợi, Khu CN Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương).
Điều này có cơ sở khi tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng khả quan ngay từ những tháng đầu năm. Tính đến ngày 3/2/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 0,19% so với năm 2024, trái ngược hoàn toàn với đà sụt giảm đầu năm 2024 (giảm 0,6%). Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, dòng vốn giá rẻ từ ngân hàng đang phát huy hiệu quả, góp phần giúp các doanh nghiệp (DN) thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực trọng điểm.
Theo TS Trần Du Lịch, tăng trưởng năm nay phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn tín dụng. NHNN dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Lượng tiền này bơm vào nền kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn cho tổng cầu. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính là rất lớn.
Điều chỉnh dòng vốn đúng hướng
Để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất đạt 8% mà Chính phủ đã đặt ra, năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16%. Nếu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng này, hệ thống ngân hàng sẽ "bơm" thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế, nâng tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống có thể đạt khoảng 18,1 triệu tỷ đồng vào cuối năm nay.
.jpg)
Hạ lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. (Trong ảnh: Công ty TNHH May Tinh Lợi, Khu CN Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương).
Điều này có cơ sở khi tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng khả quan ngay từ những tháng đầu năm. Tính đến ngày 3/2/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 0,19% so với năm 2024, trái ngược hoàn toàn với đà sụt giảm đầu năm 2024 (giảm 0,6%). Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, dòng vốn giá rẻ từ ngân hàng đang phát huy hiệu quả, góp phần giúp các doanh nghiệp (DN) thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực trọng điểm.
Theo TS Trần Du Lịch, tăng trưởng năm nay phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn tín dụng. NHNN dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Lượng tiền này bơm vào nền kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn cho tổng cầu. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính là rất lớn.