
Năm 1994, một du khách người Anh có dịp tới Việt Nam du lịch. Anh cầm 100 USD đổi sang tiền Việt và nhận về khoảng một triệu đồng. Số tiền này giúp anh chi tiêu thoải mái.
Sau những cải cách vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, khách nước ngoài có thể tự do tới Việt Nam và nơi lưu trú, thay vì ở những nơi được cho phép như trước đó.
Năm 1994, chuyến bay tới TPHCM gây ấn tượng mạnh với anh Simon O'Reilly (du khách người Anh, hiện sinh sống và làm việc tại Hong Kong Trung Quốc). Mới đây, anh đã chia sẻ lại những ký ức này trong một bài viết được lan tỏa.
Suốt chuyến đi này, Simon và bạn đã hỏi một số người Việt Nam về suy nghĩ của họ với người Mỹ.
Câu trả lời cũng khá giống nhau. Nội dung là "Chúng tôi đã chiến đấu với người Pháp trong 60 năm còn người Mỹ cũng chỉ ở Việt Nam thời gian ngắn. Sau đó, chúng tôi cũng tiễn họ về nước".
Thời điểm đó, nếu như ở nhiều nơi trong khu vực như Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản ưa chuộng hình thức giải trí là hát karaoke hay hộp đêm, thì ở Việt Nam lại là khiêu vũ. Anh bắt gặp những khu vực có mái che, mọi người ăn mặc chỉn chu và khiêu vũ trang trọng, vui vẻ.
Trên đường đi, cả hai thấy một chỗ cho thuê võng nên quyết định ngủ ngoài trời dưới những hàng dừa bên bãi biển vắng. Sau một đêm ngủ muốn vẹo cột sống, họ thuê xe tìm đường trở lại Đà Nẵng.
Tới một ngôi làng nhỏ, xe máy đã hết xăng nên cả hai nghĩ rằng phải đi bộ vài giờ. Lúc này, đám trẻ nhỏ trong làng thấy khách Tây nên ùa ra xem. Mỗi bên nói chuyện bằng một ngôn ngữ riêng của mình nhưng vẫn hiểu ý nhau.
Tiếp đó người lớn trong làng xuất hiện. Họ mang một can xăng tới cho vị khách, còn gửi thêm chút nước, vài món ăn nhẹ. Hai vị khách người Anh xin trả tiền, nhưng người làng quyết không nhận.
"Thời đó, người Việt Nam còn khó khăn nhưng họ vẫn thân thiện và hiếu khách đến kỳ lạ. Dù sống trong cảnh nghèo khó do gặp chiến tranh suốt hàng thập kỷ, nhưng họ vẫn sống hào sảng, thật thà, có niềm tự hào sâu sắc", Simon nhận xét.
Suốt hành trình, cả hai thường xuyên được những người lạ mời ăn uống. Khi họ ngỏ ý muốn trả tiền đều bị người dân địa phương từ chối quyết liệt. Tuy nhiên cuối cùng, cả hai không đến được Hà Nội.
"Lúc này thời tiết miền Nam nhường chỗ cho những cơn mưa xối xả. Chúng tôi ở Huế vài ngày rồi lại quay về Đà Nẵng", anh nhớ lại.
dantri.com.vn

Sau những cải cách vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, khách nước ngoài có thể tự do tới Việt Nam và nơi lưu trú, thay vì ở những nơi được cho phép như trước đó.
Năm 1994, chuyến bay tới TPHCM gây ấn tượng mạnh với anh Simon O'Reilly (du khách người Anh, hiện sinh sống và làm việc tại Hong Kong Trung Quốc). Mới đây, anh đã chia sẻ lại những ký ức này trong một bài viết được lan tỏa.
Suốt chuyến đi này, Simon và bạn đã hỏi một số người Việt Nam về suy nghĩ của họ với người Mỹ.
Câu trả lời cũng khá giống nhau. Nội dung là "Chúng tôi đã chiến đấu với người Pháp trong 60 năm còn người Mỹ cũng chỉ ở Việt Nam thời gian ngắn. Sau đó, chúng tôi cũng tiễn họ về nước".
Thời điểm đó, nếu như ở nhiều nơi trong khu vực như Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản ưa chuộng hình thức giải trí là hát karaoke hay hộp đêm, thì ở Việt Nam lại là khiêu vũ. Anh bắt gặp những khu vực có mái che, mọi người ăn mặc chỉn chu và khiêu vũ trang trọng, vui vẻ.
Trên đường đi, cả hai thấy một chỗ cho thuê võng nên quyết định ngủ ngoài trời dưới những hàng dừa bên bãi biển vắng. Sau một đêm ngủ muốn vẹo cột sống, họ thuê xe tìm đường trở lại Đà Nẵng.
Tới một ngôi làng nhỏ, xe máy đã hết xăng nên cả hai nghĩ rằng phải đi bộ vài giờ. Lúc này, đám trẻ nhỏ trong làng thấy khách Tây nên ùa ra xem. Mỗi bên nói chuyện bằng một ngôn ngữ riêng của mình nhưng vẫn hiểu ý nhau.
Tiếp đó người lớn trong làng xuất hiện. Họ mang một can xăng tới cho vị khách, còn gửi thêm chút nước, vài món ăn nhẹ. Hai vị khách người Anh xin trả tiền, nhưng người làng quyết không nhận.
"Thời đó, người Việt Nam còn khó khăn nhưng họ vẫn thân thiện và hiếu khách đến kỳ lạ. Dù sống trong cảnh nghèo khó do gặp chiến tranh suốt hàng thập kỷ, nhưng họ vẫn sống hào sảng, thật thà, có niềm tự hào sâu sắc", Simon nhận xét.

Suốt hành trình, cả hai thường xuyên được những người lạ mời ăn uống. Khi họ ngỏ ý muốn trả tiền đều bị người dân địa phương từ chối quyết liệt. Tuy nhiên cuối cùng, cả hai không đến được Hà Nội.
"Lúc này thời tiết miền Nam nhường chỗ cho những cơn mưa xối xả. Chúng tôi ở Huế vài ngày rồi lại quay về Đà Nẵng", anh nhớ lại.

31 năm trước khách Tây phượt khắp Việt Nam, cầm 1 triệu đồng tiêu xả láng
(Dân trí) - Năm 1994, một du khách người Anh có dịp tới Việt Nam du lịch. Anh cầm 100 USD đổi sang tiền Việt và nhận về khoảng một triệu đồng. Số tiền này giúp anh chi tiêu thoải mái.