70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ "Thủ phạm" là xe máy

hầm bà lằng

Giang hồ mạng 5.0
Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện giao thông hiện nay. Tuy nhiên, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, hơn 70% số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ ở nước ta liên quan đến xe máy. Tại hội thảo nghiên cứu về sở hữu, sử dụng và các giải pháp nâng cao an toàn cho người điều khiển mô-tô, xe máy mới đây, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đã khuyến nghị chính sách của Chính phủ nên tập trung vào quản lý sử dụng hơn là quản lý sở hữu xe máy.
Thứ bảy, ngày 29/11/2014 - 19:50
Xe máy là phương tiện phổ biến của các gia đình từ thành thị đến nông thôn.
[td]
Xe máy là phương tiện phổ biến của các gia đình từ thành thị đến nông thôn.
[/td]
Phương tiện hữu dụng
Bằng những ưu điểm nổi trội, như tính cơ động cao, linh hoạt, có nhiều công năng phù hợp điều kiện đường sá, túi tiền, nhu cầu và sức khỏe của người dân,... số lượng phương tiện xe máy được các gia đình mua sắm tăng vọt trong những năm gần đây và dự báo trong những năm tới, xe máy sẽ vẫn tiếp tục là phương tiện đi lại quan trọng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, xe máy lại là phương tiện đứng đầu bảng về nguy cơ TNGT. Theo thống kê, hiện TNGT đối với người điều khiển xe mô-tô, xe gắn máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn đường bộ. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng đã đưa ra con số so sánh: Năm 2013, TNGT đô thị chiếm tới 42%, nhưng đến thời điểm này chỉ còn 32%. Ðiều đó chứng tỏ, TNGT ngoài đô thị tăng lên, đặc biệt ở khu vực nông thôn và các vụ tai nạn xảy ra chủ yếu do người điều khiển xe gắn máy. Người dân ở khu vực nông thôn ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn kém, người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm (MBH) vẫn còn khá nhiều. Trong khi đó, lực lượng CSGT số lượng ít, chỉ tập trung xử phạt mà chưa chú trọng công tác tuyên truyền đến người dân. Theo đánh giá của ông S. Ða-vít, Trưởng đoàn nghiên cứu của WB, các chuyên gia của WB đã phỏng vấn gần 6.000 người dân ở Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng sở hữu và sử dụng xe máy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân Hà Nội có đặc tính sở hữu, sử dụng xe máy rất bền vững, ít chịu thay đổi thói quen đi lại mặc dù lo ngại về an toàn và các điều kiện môi trường. Chính phủ Việt Nam đã dành khá nhiều nguồn lực để đầu tư hệ thống giao thông công cộng tại các thành phố lớn và thứ hai, cách người dân đi lại trên đường có thể được cải thiện nhiều hơn, tốt hơn cho mọi người. Nhiều người dân muốn chuyển sang phương tiện vận tải công cộng nếu như thuận tiện hơn, còn cứ như hiện nay sẽ rất khó khuyến khích họ từ bỏ xe máy. Các chuyên gia của WB cho biết, mặc dù 95% số người đi xe máy đội MBH được hỏi đánh giá sự an toàn là vấn đề quan trọng, nhưng chỉ có 26% số trẻ em dưới 16 tuổi đội MBH. Ðây là điều rất nghiêm trọng và cần có giải pháp mạnh mẽ để khuyến khích đội MBH.
Nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, Ủy ban ATGT Quốc gia đã làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) có chương trình phát MBH cho khách hàng mới mua xe; phát động nhà sản xuất tuyên truyền, tập huấn nâng cao an toàn; hình thành quỹ nghiên cứu xe máy và đẩy mạnh nghiên cứu xe máy an toàn, thân thiện. Theo Phó Chủ tịch Khuất Việt Hùng, trong thời gian qua, T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiến hành đào tạo sơ cứu cho các lái xe, người dân sinh sống dọc tuyến quốc lộ, tăng khả năng sơ cứu tại các trạm y tế cấp xã, huấn luyện kỹ năng sơ cứu cho các nhóm du lịch,... Năm 2015, công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ cứu người bị TNGT tại địa bàn nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban ATGT Quốc gia.
Cần tập trung quản lý sử dụng
Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội phát triển là điều kiện để thị trường xe gắn máy bùng nổ. Cùng đó, hệ thống đường giao thông vùng nông thôn được nâng cấp thành đường bê-tông và trải nhựa nhưng hầu hết không có biển báo, lại có nhiều khúc cua gấp, tầm nhìn hạn chế, người điều khiển thiếu ý thức dẫn đến TNGT tăng. Mới đây, khi giải trình trước Ủy ban Pháp luật QH, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Ðinh La Thăng cũng đã nêu một loạt nguyên nhân khiến vi phạm luật lệ giao thông đường bộ luôn là vấn đề bức xúc, trong đó "thủ phạm" chính là xe máy. Vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn. Các vi phạm phổ biến là đi sai phần đường, không đội mũ bảo hiểm, lái xe khi đã uống rượu bia, lấn chiếm lòng lề đường, chở quá tải trọng,... Theo Bộ trưởng GTVT, nguyên nhân chính dẫn đến mức độ vi phạm nêu trên là lỗi chủ quan do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông, thể hiện ở phần lớn trường hợp là vi phạm quy tắc giao thông. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập như chế tài xử phạt thấp, thẩm quyền chồng chéo; phổ biến, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả; đùn đẩy trách nhiệm,...
Qua nghiên cứu của các chuyên gia WB, việc sử dụng ô-tô, xe máy tăng thêm mới gây ra vấn đề giao thông ở Hà Nội, chứ không phải do sự gia tăng sở hữu phương tiện. Nếu số xe máy trong hộ gia đình giảm đi, các xe còn lại sẽ được sử dụng nhiều hơn. Chính vì thế, WB đưa ra khuyến nghị cần tập trung vào việc quản lý sử dụng hơn là quản lý sở hữu. Không hạn chế sở hữu phương tiện nhưng phải tạo điều kiện khuyến khích người dân tìm đến những phương thức vận tải phù hợp đối với từng chuyến đi. Nghiên cứu của WB cũng cho thấy, có nhiều công cụ để quản lý tốt hơn việc sử dụng phương tiện cá nhân và cần một chiến lược dài hạn để tối đa hóa vai trò của vận tải hành khách công cộng.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, năm 2015, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban là giảm số nạn nhân bị thương, tử vong vì TNGT. Ðể thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, cần có những giải pháp về mặt tâm lý thông qua giáo dục và truyền thông, thay vì tập trung vào các giải pháp khác. Bởi, việc kỳ vọng người tham gia giao thông bằng xe máy nói riêng và người tham gia giao thông thay đổi thói quen phải kiên trì và bền vững. Vấn đề khó khăn là việc quản lý xe như thế nào cho phù hợp, vừa phát huy được ưu điểm, khắc phục những yếu điểm về an toàn và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, vào cuộc của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế, xây dựng chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn đến thiết kế hạ tầng, quản lý tổ chức giao thông, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật phương tiện.
 
Thì xe máy chiếm đa số, chứ có gì là lạ. Ở Mỹ, 97% người di chuyển bằng ô tô, Theo thống kê của Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) năm 2022, khoảng 80-85% vụ tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong liên quan đến ô tô (bao gồm xe hơi, xe tải)
 
tao để ý ở những khu công nhiệp, tầng lớp công nhân chạy những chiếc xe wate, dream của tàu cách đây hơn 20 năm rách nát vẫn còn dùng rất nhiều, nghĩa là tầng lơp2ws nghèo rất đông, lấy gì mà không chạy xe máy ? phải tới 80 đến 90% dân số xứ này có thu nhập trung bình đến thấp, tiền đâu mà sắm xe hơi mà chúng nó lên bài này ?
 
Quan trọng là phát triển giao thông công cộng thì đéo làm
Cứ đi bàn tới bàn lui rồi đòi cấm này nọ
Đcm cấm rồi dân lấy Lồn gì mà đi
Tao mới đi thử cái metro thấy ngon quá trời, mà có 1 tuyến đéo bõ bèn j. Nếu mà từ sớm phủ metro thì cần đéo gì phi xe máy ra đươnf cho nắng bụi
 
Số lượng nhiều hơn thì % tỷ lệ lỗi cao hơn là đúng r.
Mà lái ô tô mới thấy đa số xe máy ngu và đéo biết luật lệ mẹ gì, vượt ẩu tạt đầu lần làn đủ kiểu
 
tao để ý ở những khu công nhiệp, tầng lớp công nhân chạy những chiếc xe wate, dream của tàu cách đây hơn 20 năm rách nát vẫn còn dùng rất nhiều, nghĩa là tầng lơp2ws nghèo rất đông, lấy gì mà không chạy xe máy ? phải tới 80 đến 90% dân số xứ này có thu nhập trung bình đến thấp, tiền đâu mà sắm xe hơi mà chúng nó lên bài này ?
Cho dù có tiền sắm xe hơi, nhưng địt mẹ cơ sở hạ tầng có đáp ứng được đâu :vozvn (53):
 

Có thể bạn quan tâm

Top