Captain Rogers
Bò lái xe
"Nguồn cội & Khoa học lịch sử về nguồn gốc người Việt" của Lương Ngọc Linh.
(Tóm lại là Lược Sử Việt Tộc.)
-------------
Được người quen share cho cuốn này. Photo ra gần 500k, dày hơn 500 trang. Biết là người này thì không trông cậy được gì nhiều rồi. Nhưng thôi có rảnh cũng bỏ thời gian đọc sơ sơ.
Có thể nói người viết bài rất tâm huyết khi huy động đến 50 trang tài liệu tham khảo. Nhưng tài liệu nhiều mà cách dùng có hợp lí không là chuyện khác.
-------------
Tôi thì mới đọc phần 5.4 và 5.5 về nguồn gốc Tết và bàn chân Giao Chỉ. Nhận xét như sau:
5.4. Nguồn gốc Tết:
Điểm sáng duy nhất là sách thừa nhận cái giai thoại "Khổng Tử không biết Tết" hoàn toàn là fakenews bịa đặt.
Nhưng ngoài điều đó ra, thì do tác giả vốn đang muốn chứng minh "người Việt ăn Tết từ thời Hùng Vương, thậm chí có thể sớm hơn", nên dẫn đến mắc lỗi nghiêm trọng về sử dụng tài liệu.
Cụ thể, do không gom được đủ tài liệu của tuần tự các thời đại ghi chép về Tết, nên tác giả sử dụng sách đời...Tống. Và logic lập luận muôn thủa là theo kiểu "nếu có 1 cuốn sách viết năm 2025 bảo rằng thời Hùng Vương chế ra súng AK. Thì đó tất là bằng chứng thời Hùng Vương có súng AK.". Bởi vậy, không có gì lạ khi tác giả lấy truyện Bánh Chưng trong Lĩnh Nam Chích Quái ra để khẳng định thời Hùng Vương có Tết (thật ra trong truyện này cũng không nhắc đến Tết).
Tiếp đó, tác giả chứng minh sự tồn tại của "Tết" bằng hiện vật, mà thực chất là những hiện vật rời rạc theo kiểu. "Tìm được hạt gạo nếp ở di chỉ A. Tìm được cái nồi ở di chỉ B. Suy ra chắc chắn cái nồi ấy sẽ dùng nấu bánh làm bằng gạo nếp.".
Tác giả còn nhập nhằng giữa "Tết" và "lễ hội", dù là để hướng tới 1 lập luận có tính trung dung hơn kiểu: Tết là 1 phong tục xuất hiện ở mọi dân tộc trên thế giới.
Kỳ thực, khi nghiên cứu về quá trình hình thành của Tết, chúng ta phải theo trình tự như sau:
- Định nghĩa thế nào là Tết: Tết phải bao gồm những đặc điểm và hoạt động nào?
- Từ bao giờ lễ hội nào đó trong quá khứ (ở cả VN lẫn TQ) đã thỏa mãn toàn bộ các điều kiện trên để được gọi là Tết?
- Trước khi có Tết theo định nghĩa ngày nay, cái lễ hội tiền thân ấy trông như thế nào? Thay đổi thế nào qua thời gian (ở TQ và VN, theo các ghi chép cổ).
Chứ cứ nhập nhằng lễ hội = Tết. Thì lễ Noel có gọi là Tết không? Lễ Vu Lan có gọi là Tết không? Thời đồ đá, đốt đống củi, nhảy múa vài vòng, có gọi là Tết không?
----------------
5.5. Bàn chân Giao Chỉ:
Mục này viết tạm ổn khi tác giả phủ định sự tồn tại của thuyết "gọi là Giao Chỉ do dân xứ đó có ngón chân đan nhau."
Để chứng minh, tác giả liệt kê nhiều bằng chứng ảnh chụp, khảo sát và bài viết của người khác cho thấy hiện tượng "bàn chân Giao Chỉ" này là 1 hiện tượng xuất hiện ở nhiều quốc gia từ TQ, VN đến Thái, Malay, Phillipines, chứ chẳng liên quan gì đến di truyền dân tộc cả.
Bên cạnh đó, tác giả cũng dẫn 1 tài liệu cho rằng Giao Chỉ thật ra chỉ là phiên âm của 1 cái tên địa phương thời đó mà thôi (Ví dụ Tàu đọc Medea là Mỹ Địch Á, thuần kí âm, chứ không phải "nàng man di xinh đẹp xứ Á Đông" gì hết). Chuyện này thì cũng không có gì lạ nếu đúng là thật.
Thiếu sót ở đây là tác giả không nhận ra rằng, khi phủ nhận những tài liệu thời Lương, thời Đường định nghĩa bừa bãi "Giao Chỉ = ngón chân giao nhau", chẳng phải tác giả cũng phải xem lại tính đáng ngờ của việc lấy sách đời Đường, Tống để suy luận chuyện thời Hùng Vương hay sao.
Huống hồ Hậu Hán Thư viết mới vào thế kỷ 5, trước thời Lương 1 thế kỷ, lại định nghĩa:
"Tục đất ấy, trai gái cùng tắm chung trên sông, nên gọi là "Giao Chỉ"".
Điều đó cho thấy, cùng 1 khái niệm, mà mỗi người thời đó phán mỗi kiểu, phần nhiều là hóng chuyện hoặc chém gió do thiên kiến, chứ chắc gì họ đã đến tận nơi xem mà viết vào sách.
Cre: Phach Ho Nguyen
(Tóm lại là Lược Sử Việt Tộc.)
-------------
Được người quen share cho cuốn này. Photo ra gần 500k, dày hơn 500 trang. Biết là người này thì không trông cậy được gì nhiều rồi. Nhưng thôi có rảnh cũng bỏ thời gian đọc sơ sơ.
Có thể nói người viết bài rất tâm huyết khi huy động đến 50 trang tài liệu tham khảo. Nhưng tài liệu nhiều mà cách dùng có hợp lí không là chuyện khác.
-------------
Tôi thì mới đọc phần 5.4 và 5.5 về nguồn gốc Tết và bàn chân Giao Chỉ. Nhận xét như sau:
5.4. Nguồn gốc Tết:
Điểm sáng duy nhất là sách thừa nhận cái giai thoại "Khổng Tử không biết Tết" hoàn toàn là fakenews bịa đặt.
Nhưng ngoài điều đó ra, thì do tác giả vốn đang muốn chứng minh "người Việt ăn Tết từ thời Hùng Vương, thậm chí có thể sớm hơn", nên dẫn đến mắc lỗi nghiêm trọng về sử dụng tài liệu.
Cụ thể, do không gom được đủ tài liệu của tuần tự các thời đại ghi chép về Tết, nên tác giả sử dụng sách đời...Tống. Và logic lập luận muôn thủa là theo kiểu "nếu có 1 cuốn sách viết năm 2025 bảo rằng thời Hùng Vương chế ra súng AK. Thì đó tất là bằng chứng thời Hùng Vương có súng AK.". Bởi vậy, không có gì lạ khi tác giả lấy truyện Bánh Chưng trong Lĩnh Nam Chích Quái ra để khẳng định thời Hùng Vương có Tết (thật ra trong truyện này cũng không nhắc đến Tết).
Tiếp đó, tác giả chứng minh sự tồn tại của "Tết" bằng hiện vật, mà thực chất là những hiện vật rời rạc theo kiểu. "Tìm được hạt gạo nếp ở di chỉ A. Tìm được cái nồi ở di chỉ B. Suy ra chắc chắn cái nồi ấy sẽ dùng nấu bánh làm bằng gạo nếp.".
Tác giả còn nhập nhằng giữa "Tết" và "lễ hội", dù là để hướng tới 1 lập luận có tính trung dung hơn kiểu: Tết là 1 phong tục xuất hiện ở mọi dân tộc trên thế giới.
Kỳ thực, khi nghiên cứu về quá trình hình thành của Tết, chúng ta phải theo trình tự như sau:
- Định nghĩa thế nào là Tết: Tết phải bao gồm những đặc điểm và hoạt động nào?
- Từ bao giờ lễ hội nào đó trong quá khứ (ở cả VN lẫn TQ) đã thỏa mãn toàn bộ các điều kiện trên để được gọi là Tết?
- Trước khi có Tết theo định nghĩa ngày nay, cái lễ hội tiền thân ấy trông như thế nào? Thay đổi thế nào qua thời gian (ở TQ và VN, theo các ghi chép cổ).
Chứ cứ nhập nhằng lễ hội = Tết. Thì lễ Noel có gọi là Tết không? Lễ Vu Lan có gọi là Tết không? Thời đồ đá, đốt đống củi, nhảy múa vài vòng, có gọi là Tết không?
----------------
5.5. Bàn chân Giao Chỉ:
Mục này viết tạm ổn khi tác giả phủ định sự tồn tại của thuyết "gọi là Giao Chỉ do dân xứ đó có ngón chân đan nhau."
Để chứng minh, tác giả liệt kê nhiều bằng chứng ảnh chụp, khảo sát và bài viết của người khác cho thấy hiện tượng "bàn chân Giao Chỉ" này là 1 hiện tượng xuất hiện ở nhiều quốc gia từ TQ, VN đến Thái, Malay, Phillipines, chứ chẳng liên quan gì đến di truyền dân tộc cả.
Bên cạnh đó, tác giả cũng dẫn 1 tài liệu cho rằng Giao Chỉ thật ra chỉ là phiên âm của 1 cái tên địa phương thời đó mà thôi (Ví dụ Tàu đọc Medea là Mỹ Địch Á, thuần kí âm, chứ không phải "nàng man di xinh đẹp xứ Á Đông" gì hết). Chuyện này thì cũng không có gì lạ nếu đúng là thật.
Thiếu sót ở đây là tác giả không nhận ra rằng, khi phủ nhận những tài liệu thời Lương, thời Đường định nghĩa bừa bãi "Giao Chỉ = ngón chân giao nhau", chẳng phải tác giả cũng phải xem lại tính đáng ngờ của việc lấy sách đời Đường, Tống để suy luận chuyện thời Hùng Vương hay sao.
Huống hồ Hậu Hán Thư viết mới vào thế kỷ 5, trước thời Lương 1 thế kỷ, lại định nghĩa:
"Tục đất ấy, trai gái cùng tắm chung trên sông, nên gọi là "Giao Chỉ"".
Điều đó cho thấy, cùng 1 khái niệm, mà mỗi người thời đó phán mỗi kiểu, phần nhiều là hóng chuyện hoặc chém gió do thiên kiến, chứ chắc gì họ đã đến tận nơi xem mà viết vào sách.
Cre: Phach Ho Nguyen