AI dựng hình "bánh vẽ" sông Nhuệ

newboi

Con chim biết nói
Thứ sáu, ngày 18/04/2025 14:34 GMT+7
sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi
1-1253.jpg

sông Nhuệ dài 74 km, trong đó đoạn thuộc TP Hà Nội dài hơn 63 km (nối thông với sông Tô Lịch). Hiện trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (bệnh viện), 586 làng nghề.
3-1253.jpg

Con sông này hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước sông được đánh giá là rất kém, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân trong khu vực. Đã có nhiều nỗ lực và đề xuất các giải pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm của sông Nhuệ, con sông được mệnh danh là “dòng sông chết”.

Cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhìn về viễn cảnh dòng sông Nhuệ chảy qua Hà Nội không còn ô nhiễm, thậm chí thành nơi vui chơi của người dân vào năm 2035.

2-1253.png
Theo cơ quan chức năng, nhiều thời điểm, sông Nhuệ có chất lượng môi trường nước kém nhất trong 5 lưu vực sông ở miền Bắc. Trong ảnh (ảnh trên, ghi nhận tháng 4/2025) nước sông Nhuệ đen kịt và hình ảnh sông Nhuệ sau khi cải tạo vào năm 2035 do AI tạo nên (đoạn chạy qua khu vực nội thành Hà Nội)
4-1253.png
Là nơi hợp lưu giữa 2 dòng sông Tô Lịch và sông Nhuệ, tại khu vực cầu Hữu Hòa (Thanh Trì) nhìn từ trên cao (ảnh trên) có thể thấy rõ màu nước màu đen, ô nhiễm bao quanh bởi khu dân cư đông đúc. Tuy nhiên, AI đã phác hoạ một hình ảnh khác về sông Nhuệ nên thơ với dòng nước trong xanh, nhiều tàu thuyền cỡ nhỏ qua lại.

5-1253.jpg
Đoạn sông Nhuệ chảy qua vùng ven đô Hà Nội khác biệt hoàn toàn qua góc nhìn AI. Có thể thấy các cây cầu được xây mới và vẫn giữ được cảnh quan, cây xanh (ảnh dưới).
6-1253.png

Một đoạn sông Nhuệ tại địa phận Thường Tín. Khác hẳn với hình ảnh khá nhếch nhác, cũ kỹ. Sông Nhuệ vào năm 2025 qua góc nhìn AI (ảnh dưới) là một con sông sạch sẽ, không rác thải.
7-1253.jpg


Xung quanh các toà cao ốc mọc lên san sát, được quy hoạch bài bản.
8-1253.png


9-1253.jpg
Hình ảnh rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp tràn lan hai bên bờ sông (ảnh trên) được AI thay bằng những khu dân cư văn minh và hiện đại.
10-1253.png

Thậm chí, nhiều địa điểm ở hai bên sông còn trở thành khu vui chơi.

11-1253.jpg
Một đoạn sông Nhuệ ở ngoại thành Hà Nội trông nhếch nhác thay bằng hình ảnh thơ mộng, cây xanh bao quanh qua góc nhìn AI (ảnh dưới).
12-1253.png


13-1253.jpg
14-1253.png
"Đoạn sông chết” không thể dùng để tưới tiêu, sinh hoạt biến thành nơi đánh bắt cá của người dân ngoại thành Hà Nội (đoạn gần TP Phủ Lý, Hà Nam).

15-1252.jpg
Tại cống Liên Mạc (Bắc Từ Liêm) thượng nguồn sông Nhuệ, ảnh trên là nước từ các khu công nghiệp chảy vào sông tung bọt ô nhiễm trắng xoá. Tuy nhiên qua hình ảnh trí tuệ nhân tạo AI, khu vực này trở nên văn minh, hiện đại, đường sá được nâng cấp.
16-1253.png

hiện Hà Nội đang thực hiện tổng thể các giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế việc xả nước thải ra sông Nhuệ và tiến tới giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhằm ngăn chặn, hạn chế việc xả nước thải ra sông Nhuệ, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận và các đơn vị, sở, ngành liên quan tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn đến các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thành phố cũng chỉ đạo giao các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp với UBND quận, huyện liên quan triển khai thực hiện các dự án cải tạo chất lượng nước các ao, hồ nội thành tại các tiểu vùng đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ. Bên cạnh đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã phối hợp các sở, ngành thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; tham mưu UBND Thành phố có các tờ trình trình HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án và đã được HĐND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, do nguồn lực hạn chế nên công tác ngăn chặn nguồn ô nhiễm, từng bước xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường tại các đoạn sông, nhánh sông trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy còn nhiều khó khăn, bất cập. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện việc thống kê, kiểm kê, kiểm soát các nguồn thải. Tiếp tục triển khai các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường và đề án đã nêu về bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng các hệ thống thu gom, tách nước mưa và nước thải sinh hoạt để xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các sông nội đô Hà Nội
 
Top