Ân Oán Thích Minh Hiền và điệp vụ VH20 phần 7
Khi máy bay hạ cánh, tốp an ninh ngỡ ngàng thấy khung cảnh là sân bay ở Trung Quốc chứ không phải Tân Sơn Nhất như lộ trình họ được thông báo.
Chiếc máy bay không phải của hàng không Việt Nam, đó là máy bay của hãng nước ngoài chỉ chở duy nhất tốp bà Thoa và các chiến sĩ an ninh Việt Nam.
Như đã nói ở bài trước, trong cơn thịnh nộ của nhà tài phiệt vì mâu thuẫn nội bộ vì tốp bà Thoa đã chạy vào cơ sở của một lãnh sự nước ngoài tại Paris, có thể họ dự định sẽ làm đơn tị nạn. Phía an ninh Việt Nam đã đổ lửa thêm dầu, khích động cơn giận của nhà tài phiệt nên đến đỉnh điểm. Một cuộc mặc cả ngầm giữa nhà tài phiệt với phía Việt Nam là tìm cách lừa đưa cả tốp bà Thoa về Việt Nam.
Lúc đầu thì nhà tài phiệt không biết nhiều về bà Thoa, nhưng do chuyến đi tình cờ vì một việc khác mà họ bị an ninh Việt Nam bắt cùng nhau, nhà tài phiệt cảm thấy thương xót cho người phụ nữ lớn tuổi một thân một mình bị một thế lực hùng hậu săn đuổi, dùng mọi biện pháp mạnh nhất để truy bắt, những điều ấy tận mắt anh ta chứng kiến và trải qua cùng bà.
Khi bà Thoa được thả về sau lần bắt cóc, nhà tài phiệt luôn để bà ở cùng mình trong căn hộ lớn tại Paris, căn hộ lớn đến mức nó chiếm trọn cả một con phố ngắn.
Phía an ninh Việt Nam gần như công khai lảng vảng bên ngoài, mỗi khi nhà tài phiệt và bà Thoa ra ngoài, họ theo bám và cản trở bằng những vụ va chạm giao thông. Việc này là một sai lầm lớn, nó đụng chạm vào sự tự ái của nhà tài phiệt, càng gây cho nhà tài phiệt tức giận mà quyết tâm bảo vệ bà Thoa nhiều hơn.
Bà Thoa trong những ngày tháng sống đầy sợ hãi ở Paris, bà có tâm sự với nhà tài phiệt, bà có một người em tên là Hiếu ở Berlin, bà muốn được sang sống với nó. Bà nói đứa em xã hội của bà là một tay giang hồ từng trải, ở đó bà sẽ được an toàn.
Điều bà Thoa nói vô tình càng làm cho nhà tài phiệt tự ái hơn, chả lẽ anh ta không đủ sức để bảo vệ bà an toàn, chả lẽ một người có thể khuynh đảo một góc trời như anh ta lại không giang tay bảo vệ một người phụ nữ già yếu đuối, đến nỗi họ phải chạy đi tìm nơi khác.
Trở lại với lúc trước cửa cơ sở của một cơ quan ngoại giao nước ngoài, nhà tài phiệt đã thuyết phục tốp bà Thoa nếu không tin anh ta có thể bảo vệ được họ, hãy để anh ta tận tay đưa tốp bà Thoa sang Đức đưa giao tận tay cho em bà nhận. Nhóm bà Thoa tin lời anh ta đã ra ngoài, nào ngờ anh ta đã sắp sẵn hết, có lực lượng an ninh Việt Nam đón sẵn, hộ chiếu Trung Quốc của tốp bà Thoa nhanh chóng đóng dấu visa Việt Nam. Màn hình thông báo trên sân bay hiển thị chuyến bay từ Paris về Việt Nam đã hiển thị. Cơ quan ngoại giao và an ninh Việt Nam đang hỉ hả chia tay nhau với niềm phấn khởi không cần che dấu.
Ngược lại phía nhóm bà Thoa là nước mắt, bà Thoa nét mặt đượm buồn.
Tôi từng tìm hiểu về nhà tài phiệt, anh ta ngoài chuyện kinh doanh còn là một võ sĩ từng đấu thượng đài. Anh ta một mình sẵn sàng đánh nhau với vài tên côn đồ trên đường phố mà không sử dụng bất kỳ sự trợ giúp nào, khi cảnh sát đến hốt cả bọn ẩu đả về bót. Anh ta nói riêng với cảnh sát về thân phận mình, và yêu cầu chỉ xử phạt cả hai bên vì tội ẩu đả nơi công cộng rồi cho cả hai bên bắt tay làm hoà rồi về. Anh ta bỏ thời gian , thuê huấn luyện, tập lái xe để tham gia đua công thức 1. Với những cá tính ngông cuồng như thế, nhưng anh ta lại đầy kiên nhẫn để sửa những chiếc đồng hồ mua vài trăm euro rồi bán lại lời năm ba chục euro. Đó là một con người quái đản chứa đầy tính cách trái ngược nhau. Một con người khó lường được anh ta sẽ làm gì, vì sao anh ta làm vậy.
Một con người thừa thời gian, thừa tiền bạc, thừa quan hệ cũng như ảnh hưởng. Anh ta trải qua hết mọi thứ cảm giác trong đời. Cái mà anh ta thiếu là những ngày tháng tới có gì để làm vui, có thử thách nào khó khăn và lạ lẫm để anh ta tìm cảm giác sống.
An ninh Việt Nam đã đem lại cho anh ta cảm giác ấy, cảm giác có đối thủ đang thi đấu với mình. Phía an ninh Việt Nam càng ra nhiều mưu kế, hành động để bắt bà Thoa, càng kích thích tính phiêu lưu của anh ta nhiều hơn, hăng hái hơn.
Các chiến sĩ an ninh Việt Nam tuổi trẻ , họ có sự kiêu hãnh của tuổi trẻ và nhiệm vụ và còn là tinh thần dân tộc. Đưa họ vào nhiệm vụ đối đầu với một nhà tài phiệt cũng đầy cá tính như vậy liệu có ổn không?
Các bạn đọc có hình dung rằng lỡ như có sự va chạm đụng xe, ẩu đả, bắt cóc giữa đường...xảy ra điều gì đến tính mạng anh ta thì sẽ ra sao? Sẽ thoả thuận bồi thường bằng tiền chăng ?
Người ta sẽ quy kết đó là một vụ ám sát cố tình, có kế hoạch.
Mạng của một thái tử thiên triều bị ám sát không thể đồi bằng tiền, nhất là sự ám sát ấy đã có căn cứ là một kế hoạch qua, bằng chứng bủa vây nhà, đụng xe gây tai nạn vài lần của cơ quan an ninh Việt Nam trên đất Pháp.
Khi ấy sẽ có nhiều người Việt ở nước ngoài, đặc biệt những người có liên quan đến nhà nước Việt Nam được tìm thấy ở bên sông, ngoài bãi rác, trong khu rừng. Có hỏi vì sao họ ở đó, họ cũng không trả lời được. Chưa kể sau đó biên giới và hải đảo sẽ còn có chuyện gì. Hôm qua Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt tay thoả thuận nếu một số khu vực xung quanh Trung Quốc xảy ra chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.
May mắn thay, nhà tài phiệt đã chấm dứt cuộc chơi ấy bằng một kịch bản anh ta tự viết và tự đóng vai chính. Khi chiếc máy bay hạ xuống sân bay Santou, cuộc rượt đuổi đầy nguy cơ gây nên những hậu quả khôn lường đã tạm thời khép lại.
Trần Linh Phan khai đúng những gì anh ta trải qua, xuống đến sân bay xin visa nhập cảnh vào TQ, vì không nhập cảnh thì biết đi đâu, không liên hệ được với cấp trên để xin chỉ đạo. Mỗi người được phân đi một phòng cách ly, sau đó được đưa về khách sạn ở Hải Nam thì gặp lại đồng đội ở đó. Còn tốp bà Thoa đi đâu không rõ.
Ăn uống, đối xử, ở chỗ nào thì đúng như những gì người ta đã đưa trên mạng, cho đến ngày có người đến hỏi và đưa về như bài trước...
Lời khai của Phan đẩy mọi thứ vào thế khó xử, lẽ nào anh ta được về chỉ vì một lý do hoang đường đến vậy.
Phía Việt Nam không nghĩ rằng, 5 người còn lại ngày về đang xa thăm thẳm. Bởi những người kia họ nại lý do rằng, nhóm 5 người này đã từng có động cơ mưu sát họ ở Pháp. Nếu họ về hết, phía Việt Nam sẽ lại tổ chức một cuộc mưu sát khác khi chúng tôi đi làm ăn ở nước khác thì sao. Ai đảm bảo cho tính mạng chúng tôi khi đi làm ăn ở nước ngoài mà quyết định can thiệp thả những người đó về. Phía Việt Nam đâu đã có thể hiện gì rằng họ sẽ không tái diễn việc đó, trái lại các tin tức cho thấy họ còn đang nung nấu thực thi bằng được toan tính của họ.
Vì sao việc này liên quan đến Thích Minh Hiền ?
Đơn giản là vì ông ta là người chi phối cảm xúc của tôi bây giờ, chính ông ta là động lực để tôi viết loạt bài này.
Việc lời khai của Trần Linh Phan được về do người ta nói rằng tôi can thiệp là chính xác, còn tôi thực sự có can thiệp được hay không thì chuyện ấy khó mà tin được. Có lẽ ai đó đã muốn lôi tôi ra nhét vào vụ việc này nên đã nói với Trần Linh Phan vậy.
Nếu tôi mà có khả năng và ảnh hưởng như thế, tôi đã không phải khổ sở để đòi Thích Minh Hiền trả nợ rồi. Không phải cứ mỗi lần viết điêp vụ VH20 lại lôi Thích Minh Hiền vào để gỡ gạc chút sức ép cho việc đòi nợ.
Đúng thế không các bạn ?