Thùy Trang từng có Facebook hơn 260 nghìn người theo dõi, và vào thời điểm đó, mình viết bài về tình hình quốc nội Việt Nam rất nhiều. Thùy Trang chưa từng ca ngợi lãnh đạo ********. Bởi trong mắt Thùy Trang, không có ai thực sự tốt cả. Tuy nhiên, với Nguyễn Tấn Dũng, Thùy Trang có cái nhìn khác. Không phải vì ông hoàn hảo, mà vì trong thời điểm làm Thủ tướng, ông là người duy nhất từng muốn chống lại thế lực Hoa Nam đang ngày đêm âm thầm thôn tính Việt Nam từ bên trong.
Thùy Trang từng viết vài bài về Nguyễn Tấn Dũng và ngay lập tức bị một số người buộc tội là người của "3X". Thật ra không phải vậy. Thùy Trang chỉ thấy rõ một điều, trong thời gian ông làm Thủ tướng, ông biết rõ hiểm họa Trung Quốc, ông hiểu rõ bộ máy chính quyền Việt Nam đã bị tình báo Hoa Nam cắm rễ sâu như thế nào. Chính vì vậy, ông từng muốn thay đổi. Ông từng muốn mượn lòng dân để dọn sạch hậu họa phương Bắc.
Năm 2014, những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bùng nổ tại Bình Dương, hàng nghìn người đổ xuống đường. Nhiều nhà máy của người Hoa bị đốt. Đó không phải là sự kiện tự phát. Ông Dũng đã để cho những biểu tình đó xảy ra. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, người dân Việt Nam được phép biểu tình quy mô lớn mà không bị đàn áp dữ dội. Ông muốn dùng sức dân để cảnh cáo Trung Quốc, đồng thời làm lộ diện các chân rết Hoa Nam.
Tuy nhiên, lịch sử lại rẽ sang một hướng khác. Ông bị Nguyễn Phú Trọng loại khỏi cuộc chơi. Lý do đưa ra là con gái ông lấy chồng có cha là sĩ quan ngụy quân miền Nam, và không thể để “phản động” có ảnh hưởng trong bộ máy chính trị. Nguyễn Phú Trọng sau đó còn ban hành quy định Tổng Bí thư phải là người miền Bắc, có lý luận, nhằm khóa chặt mọi con đường tiến thân của Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng điều mà ít người biết là ông Dũng đã hai lần bị ám sát hụt. Lần đầu vào sáng 27 tháng 4 năm 2002, trong chuyến bay từ Sài Gòn đi Pleiku trên chuyến bay 342. Một sự kiện nghiêm trọng xảy ra với hệ thống hạ bánh máy bay. Phi công đã phải vật lộn để hạ cánh an toàn mà không có bất kỳ phương án cứu hộ nào được triển khai trước. Điều đáng ngờ là chuyến đi đó không hề được công bố trước như thường lệ, và trùng hợp thay, giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất hôm đó lại ra lệnh “chờ chỉ thị mới”, làm trễ các biện pháp cứu hộ cần thiết. Mọi thứ giống hệt một âm mưu thanh trừng nội bộ. Nhiều nguồn tin cho rằng đây là một kế hoạch do phe thân Trung Quốc trong nội bộ Đảng thực hiện để loại bỏ ông Dũng, vì ông từng nhiều lần phớt lờ cảnh báo từ đại sứ quán Trung Quốc.
Lần thứ hai là trong một chuyến đi thăm Dinh Độc Lập cũ tại Sài Gòn. Chi tiết không được công khai rộng rãi, nhưng sau đó, hệ thống bảo vệ của ông Dũng được siết chặt chưa từng có. Từ đó về sau, ông trở nên kín tiếng và thận trọng hơn trong mọi chuyến đi và phát biểu.
Có một thời điểm rất căng thẳng, khi Trung Quốc hăm dọa sẽ sử dụng biện pháp mạnh nếu Việt Nam tiếp tục phản đối các hành động của họ trên Biển Đông. Trước áp lực đó, Nguyễn Tấn Dũng đã từng đưa ra phương án tổng động viên, sẵn sàng phát lệnh huy động toàn quốc để bảo vệ chủ quyền. Nhiều tướng lĩnh trong quân đội đã âm thầm ủng hộ ông. Nhưng cũng chính vì quyết định cứng rắn đó mà ông bị cô lập dần trong nội bộ. Trung Quốc không muốn một người như ông tồn tại lâu trong hệ thống.
Nhiều người tin rằng nếu không có Nguyễn Phú Trọng chặn đứng, Nguyễn Tấn Dũng có thể đã trở thành Tổng Bí thư. Và nếu điều đó xảy ra, Việt Nam hôm nay có lẽ đã khác. Không hoàn hảo, nhưng chắc chắn là bớt lệ thuộc và ít rủi ro hơn trước Trung Quốc.
Hiện nay, Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là đang đi theo hướng "cởi trói" như Nguyễn Tấn Dũng từng muốn, tuy nhiên ông vẫn thận trọng và dè chừng hơn, bởi vết xe đổ của người tiền nhiệm còn nóng hổi. Ông biết rõ nếu đi quá nhanh, nguy cơ ám sát từ các thế lực thân Trung Quốc là có thật. Cuộc chơi trong chính trị Việt Nam không chỉ là đấu đá nội bộ, mà còn là một mặt trận tình báo khốc liệt giữa các thế lực quốc tế.
Bài viết này không phải để ca ngợi một cá nhân, mà để ghi lại một lát cắt lịch sử rằng đã từng có một người đứng trong hệ thống, cố gắng kéo đất nước thoát ra khỏi bàn tay Trung Quốc, dù cuối cùng đã không thành công.