BẮC CỤ MÕM: CHUYÊN GIA NÓI : VỤ KHÔNG CẤP CỨU ĐỪNG NHÌN 1 CHIỀU , CLIP 10 S ĐÉO NÓI LÊN ĐƯỢC GÌ?

Bắc cụ Ngụy

Xàm 0 Lít
Vụ cháu bé cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Nam Định: Chuyên gia nói 'đừng chỉ nhìn một chiều'
Ngọc Minh - Đời sống pháp luật , 06/05/2025

Liên quan đến vụ việc cháu bé cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Nam Định đang khiến dư luận bức xúc gần đây, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam Phạm Văn Học đã đưa ra một góc nhìn khác.​


Ông Phạm Văn Học – Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Hệ thống Y tế Hùng Vương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam – chia sẻ: “Về vụ ồn ào ‘đóng tiền mới cứu người’, tôi nghĩ đừng chỉ nhìn một chiều. Tôi không cổ súy cho hành vi thờ ơ hay sách nhiễu bệnh nhân, nhưng mong xã hội hãy công bằng hơn với nhân viên y tế – đặc biệt là đội ngũ ở bệnh viện công”.

Ông Học cho rằng đây là dịp để nhìn nhận thực trạng chung trong ngành y.

Theo ông, trên thực tế, không hiếm trường hợp bệnh nhân sau cấp cứu không thanh toán viện phí. Tôi từng gặp những trường hợp cấp cứu khẩn cấp, người bệnh yêu cầu xử lý ngay. Sau đó, người bệnh hoặc từ chối thanh toán, hoặc lặng lẽ bỏ đi. Nhân viên y tế là người chỉ định làm nên phải chịu trách nhiệm đền bù khoản chi phí đó”.

Vì vậy, ông Học cho biết trong dự thảo nghị định trình Thủ tướng ngày 15/5 về sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tới đây có đề xuất quy định: Nếu bệnh nhân không hoàn tất ký hồ sơ ra viện (thanh toán viện phí), bảo hiểm y tế có thể bị tạm khóa.

nộp đủ tiền mới cấp cứu bé trai bị tai nạn giao thông - Ảnh 1.
Ông Phạm Văn Học.

Nói về clip ngắn gây tranh cãi tại Bệnh viện đa khoa Nam Định, ông Học cho rằng: “10 giây video không đủ để phản ánh toàn bộ sự thật. Lỗi của nhân viên y tế có thể có nhưng cần đánh giá công bằng”.

Ông cũng cho biết tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân cấp cứu không phải đóng tiền trước và bác sĩ vẫn tập trung chuyên môn chữa bệnh. Dù biết có trường hợp trốn viện phí nhưng nếu có thiệt hại nhỏ, bệnh viện cũng không yêu cầu nhân viên y tế đền bù.

“Mọi quy trình đều có camera giám sát. Nếu bệnh nhân hôn mê, sau tỉnh lại không đồng ý thanh toán, video sẽ là bằng chứng chứng minh tính hợp pháp của các chỉ định chuyên môn”, ông nói.

Theo ông Học, còn một vấn đề khác nữa là tình trạng nhân viên y tế bị hành hung, lăng mạ trong bệnh viện xảy ra phổ biến. Dù báo chí và dư luận từng lên tiếng mạnh mẽ nhưng phần lớn rồi cũng rơi vào im lặng.
👇👇👇👇

Cần thay đổi cách nhìn với bác sĩ cấp cứu

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế, Bệnh viện Phương Đông - cũng cho rằng vụ việc đang bị đẩy đi quá xa. Bác sĩ đưa ra 3 vấn đề trong vụ việc này, cụ thể:

- Đoạn clip chỉ vài giây không phản ánh toàn bộ sự việc. Điều này giống như trích một câu nói giữa chừng và có thể làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa.

- Vụ việc bắt nguồn từ người điều khiển xe công nông tự chế gây tai nạn nhưng dư luận lại tập trung chỉ trích nhân viên y tế, trong khi người gây tai nạn dường như đã bị lãng quên.

- Quy trình tại nhiều bệnh viện hiện nay bất hợp lý. Bác sĩ cấp cứu phải nhắc người nhà đóng tiền – điều này lẽ ra nên thuộc về bộ phận kế toán hoặc hành chính.

nộp đủ tiền mới cấp cứu bé trai bị tai nạn giao thông - Ảnh 2.
Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh đang thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh nhấn mạnh: “Tôi không bênh vực những phát ngôn thiếu chuẩn mực vì đó là mồi lửa gây bức xúc. Nếu nhân viên y tế có sai, kể cả trong cách ứng xử, họ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, dư luận và truyền thông mạng xã hội cũng cần giữ sự tỉnh táo, không nên “đuổi cùng giết tận” hay tạo áp lực quá mức, khiến người trong cuộc bị dồn đến bước đường cùng".


"Không nên đẩy vụ việc đi quá xa bằng cách yêu cầu phải công khai danh tính từng cá nhân như: ‘Nhân viên 1, 2, 3 là ai?’, trong khi biên bản đã ghi rõ. Thực tế, cháu bé vẫn được chụp chiếu tại bệnh viện trước khi chuyển viện và gia đình cháu cũng không có ý kiến gì. Ai cũng có thể mắc sai lầm, điều quan trọng là tạo điều kiện để người đó nhận ra, sửa sai và tiếp tục công việc. Việc tạo làn sóng phẫn nộ, kêu gọi “buộc nghỉ việc” như một số ý kiến trên mạng là không cần thiết và có thể gây hậu quả nghiêm trọng”,
bác sĩ Đoàn Dư Mạnh nói thêm.

So sánh với nước ngoài, bác sĩ Mạnh cho biết tại Pháp – nơi bác sĩ từng học – bác sĩ cấp cứu là người có mức thu nhập cao nhất ngành y. Khoa cấp cứu được giao cho những giáo sư giàu kinh nghiệm. Trong khi đó, tại Việt Nam, đây lại là nơi các bác sĩ trẻ mới ra trường được phân công về để “rèn luyện”, với mức lương và phụ cấp thấp do không làm dịch vụ.

“Tôi cho rằng ngành y cần thay đổi cách đối xử với bác sĩ cấp cứu – những người đang gánh vác phần việc nặng nề nhất trong hệ thống y tế”, bác sĩ Mạnh nói
 
- Vụ việc bắt nguồn từ người điều khiển xe công nông tự chế gây tai nạn nhưng dư luận lại tập trung chỉ trích nhân viên y tế, trong khi người gây tai nạn dường như đã bị lãng quên.
Mẹ ơi trước tiên là cứu tánh mạng . Còn chuyện thằng xe gây tai nạn là khác nhé mày.
Thế ý mày là đéo cần cứu , cứ chửi thằng gây tai nạn là cứu được à?
 
Lỗi do quy trình chứ đéo phải lỗi do mấy đứa điều dưỡng. Chúng nó làm thuê thôi, sao dám lạm quyền dùng tài nguyên bệnh viện trong khi chưa biết khả năng chi trả của khách. Giờ nếu săm soi tất cả trường hợp tương tự thì chắc phải đuổi việc sạch nhân viên cấp cứu :vozvn (19):
 
Lỗi do quy trình chứ đéo phải lỗi do mấy đứa điều dưỡng. Chúng nó làm thuê thôi, sao dám lạm quyền dùng tài nguyên bệnh viện trong khi chưa biết khả năng chi trả của khách. Giờ nếu săm soi tất cả trường hợp tương tự thì chắc phải đuổi việc sạch nhân viên cấp cứu :vozvn (19):
Đúng rồi, bọn nó cũng chỉ làm theo chỉ đạo, có vấn đề gì ai chịu trách nghiệm. Có phải xem đứa nào duyệt cái quy định của bệnh viện ý
 
Bọn chóp bu bao giờ chả thế thấy căng là dí tốt
Nhân viên y tế chúng mày nghỉ mẹ việc đồng loạt đi xem nó có sợ ko
 

Có thể bạn quan tâm

Top