
Khi các dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, tỷ lệ công nhân đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà tại các dự án này còn rất thấp, dẫn đến tình trạng chậm tiêu thụ sản phẩm.
Đỗ Huyền19/04/2025 16:36
Khu nhà cho công nhân tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Là địa phương được đánh giá dẫn đầu cả nước về triển khai chương trình nhà ở xã hội, Bắc Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 77.000 căn hộ trong giai đoạn 2021-2030, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và công nhân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương trên cả nước, việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn; trong đó, nhà ở xã hội dành cho công nhân gần như "bị ế."
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 11 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân đã được phê duyệt và triển khai. Trong số đó có 4 dự án có quyết định chủ trương đầu tư của tỉnh, 7 dự án được lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu và không có quyết định phê duyệt chủ trương của tỉnh.
Các dự án này được đầu tư với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi các dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, tỷ lệ công nhân đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà tại các dự án này còn rất thấp, dẫn đến tình trạng chậm tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hoàn thành dự án.
Khu nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp Yên Phong do Tổng công ty cổ phần Viglacera làm chủ đầu tư có quy mô 2.376 căn hộ, đến nay đã có 512 căn hộ đủ điều kiện để bàn giao. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay mới bán được 135 căn hộ và 157 căn hộ cho thuê.
Tương tự, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành do Công ty cổ phần Tập đoàn bất động sản Lan Hưng làm chủ đầu tư với quy mô 1.396 căn hộ, đến nay cũng mới chỉ bán được 190 căn trên tổng số 650 căn đã hoàn thiện.
Bà Hoàng Thị Khuyên, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Grand Home kiến nghị cần phải mở rộng thêm đối tượng được mua nhà ở xã hội để nhiều người có đủ điều kiện thụ hưởng.
Bà Khuyên cũng dẫn chứng, dự án nhà ở xã hội mà Grand Home đang triển khai trên địa bàn huyện Yên Phong có tổng diện tích trên 6 ha với 2.086 căn hộ. Đến nay, đã hoàn thiện trên 546 căn nhưng từ năm 2023 đến nay mới có 140 hợp đồng đủ điều kiện để mua nhà tại dự án.
Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Thu, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Cát, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội V-city tại thành phố Bắc Ninh cũng cho biết, việc xác nhận đối tượng mua nhà ở xã hội tại các xã, phường hiện nay gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng hồ sơ bị trì hoãn do cán bộ xã phường không nắm được thông tin thu nhập của người dân.
Để khắc phục tình trạng này, cần tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ để họ nắm rõ các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ người dân làm thủ tục thuận lợi hơn.
Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ công nhân đăng ký mua, thuê tại các dự án này thấp do thói quen sinh hoạt của công nhân.
Đa số công nhân ngoài tỉnh với tính chất cư trú không ổn định, thường xuyên di chuyển, thay đổi vị trí việc làm. Bên cạnh đó, nhiều công nhân được công ty đưa đón hoặc thu nhập không ổn định. Đó là những yếu tố khiến phần lớn công nhân không có nhu cầu mua nhà ở xã hội.
Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội khác đủ điều kiện là rất cao nhưng không được mua, thuê tại các dự án này.
Trước thực trạng đó, Sở Xây dựng Bắc Ninh đã có văn bản số 198/SXD-QOLN báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, cho phép các dự án được mở rộng đối tượng được mua, thuê, thuê mua theo quy định tại Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là mục tiêu nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, các đơn vị liên quan cần giải quyết triệt để và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật đối với những vấn đề tồn đọng trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là tình trạng mua nhà rồi cho thuê lại. Ngăn chặn các hành vi “biến tướng” chính sách, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh sẽ nỗ lực tạo môi trường cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp phát triển thuận lợi nhất; trong đó, sẽ phát triển khu lưu trú công nhân nằm trong diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp có số lượng công nhân đông, quy mô đầu tư lớn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cũng đánh giá, Bắc Ninh đang đi đúng hướng trong việc phát triển nhà ở xã hội. Tỉnh đặt mục tiêu trở thành địa phương tiên phong trong việc cung cấp nhà ở, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đóng góp 7,2% vào tổng số lượng nhà ở xã hội và nhà ở công nhân trên toàn quốc. Dự kiến, các dự án đang triển khai sẽ hoàn thành vào năm 2026, cung cấp 49.500 căn hộ, chiếm 68% trong tổng số 72.200 căn hộ theo chỉ tiêu đến năm 2030.
Tỉnh cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bằng cách đẩy nhanh tiến độ các thủ tục hành chính, giải quyết các vướng mắc về pháp lý và hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng cũng khẳng định, Bắc Ninh luôn chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành và lựa chọn các nhà đầu tư trách nhiệm, tâm huyết nên đạt nhiều kết quả trong phát triển nhà ở xã hội.
Hiện nay, trong quá trình điều hành, tỉnh tiếp tục lắng nghe ý kiến các nhà đầu tư, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án. Bắc Ninh quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh phát triển nhà ở xã hội trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030./.
Đỗ Huyền19/04/2025 16:36

ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Là địa phương được đánh giá dẫn đầu cả nước về triển khai chương trình nhà ở xã hội, Bắc Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 77.000 căn hộ trong giai đoạn 2021-2030, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và công nhân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương trên cả nước, việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn; trong đó, nhà ở xã hội dành cho công nhân gần như "bị ế."
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 11 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân đã được phê duyệt và triển khai. Trong số đó có 4 dự án có quyết định chủ trương đầu tư của tỉnh, 7 dự án được lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu và không có quyết định phê duyệt chủ trương của tỉnh.
Các dự án này được đầu tư với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi các dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, tỷ lệ công nhân đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà tại các dự án này còn rất thấp, dẫn đến tình trạng chậm tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hoàn thành dự án.
Khu nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp Yên Phong do Tổng công ty cổ phần Viglacera làm chủ đầu tư có quy mô 2.376 căn hộ, đến nay đã có 512 căn hộ đủ điều kiện để bàn giao. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay mới bán được 135 căn hộ và 157 căn hộ cho thuê.
Tương tự, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành do Công ty cổ phần Tập đoàn bất động sản Lan Hưng làm chủ đầu tư với quy mô 1.396 căn hộ, đến nay cũng mới chỉ bán được 190 căn trên tổng số 650 căn đã hoàn thiện.
Bà Hoàng Thị Khuyên, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Grand Home kiến nghị cần phải mở rộng thêm đối tượng được mua nhà ở xã hội để nhiều người có đủ điều kiện thụ hưởng.
Bà Khuyên cũng dẫn chứng, dự án nhà ở xã hội mà Grand Home đang triển khai trên địa bàn huyện Yên Phong có tổng diện tích trên 6 ha với 2.086 căn hộ. Đến nay, đã hoàn thiện trên 546 căn nhưng từ năm 2023 đến nay mới có 140 hợp đồng đủ điều kiện để mua nhà tại dự án.
Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Thu, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Cát, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội V-city tại thành phố Bắc Ninh cũng cho biết, việc xác nhận đối tượng mua nhà ở xã hội tại các xã, phường hiện nay gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng hồ sơ bị trì hoãn do cán bộ xã phường không nắm được thông tin thu nhập của người dân.
Để khắc phục tình trạng này, cần tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ để họ nắm rõ các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ người dân làm thủ tục thuận lợi hơn.
Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ công nhân đăng ký mua, thuê tại các dự án này thấp do thói quen sinh hoạt của công nhân.
Đa số công nhân ngoài tỉnh với tính chất cư trú không ổn định, thường xuyên di chuyển, thay đổi vị trí việc làm. Bên cạnh đó, nhiều công nhân được công ty đưa đón hoặc thu nhập không ổn định. Đó là những yếu tố khiến phần lớn công nhân không có nhu cầu mua nhà ở xã hội.
Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội khác đủ điều kiện là rất cao nhưng không được mua, thuê tại các dự án này.
Trước thực trạng đó, Sở Xây dựng Bắc Ninh đã có văn bản số 198/SXD-QOLN báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, cho phép các dự án được mở rộng đối tượng được mua, thuê, thuê mua theo quy định tại Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là mục tiêu nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, các đơn vị liên quan cần giải quyết triệt để và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật đối với những vấn đề tồn đọng trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là tình trạng mua nhà rồi cho thuê lại. Ngăn chặn các hành vi “biến tướng” chính sách, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh sẽ nỗ lực tạo môi trường cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp phát triển thuận lợi nhất; trong đó, sẽ phát triển khu lưu trú công nhân nằm trong diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp có số lượng công nhân đông, quy mô đầu tư lớn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cũng đánh giá, Bắc Ninh đang đi đúng hướng trong việc phát triển nhà ở xã hội. Tỉnh đặt mục tiêu trở thành địa phương tiên phong trong việc cung cấp nhà ở, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đóng góp 7,2% vào tổng số lượng nhà ở xã hội và nhà ở công nhân trên toàn quốc. Dự kiến, các dự án đang triển khai sẽ hoàn thành vào năm 2026, cung cấp 49.500 căn hộ, chiếm 68% trong tổng số 72.200 căn hộ theo chỉ tiêu đến năm 2030.
Tỉnh cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bằng cách đẩy nhanh tiến độ các thủ tục hành chính, giải quyết các vướng mắc về pháp lý và hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng cũng khẳng định, Bắc Ninh luôn chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành và lựa chọn các nhà đầu tư trách nhiệm, tâm huyết nên đạt nhiều kết quả trong phát triển nhà ở xã hội.
Hiện nay, trong quá trình điều hành, tỉnh tiếp tục lắng nghe ý kiến các nhà đầu tư, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án. Bắc Ninh quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh phát triển nhà ở xã hội trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030./.