Bài viết của Tiểu Cường nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Don Jong Un

Chúa tể đa cấp
United-Nations
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, là một thắng lợi vĩ đại của lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”[1]. Thắng lợi vĩ đại đó đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có những chiến công xuất sắc của lực lượng vũ trang nhân dân, sự hy sinh của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) ghi nhận: “Đại hội tuyên dương cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, suốt mấy chục năm ròng đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, từ gậy tầm vông, súng kíp đã lớn lên thành những binh đoàn hùng mạnh, đánh thắng những kẻ thù hung ác, lập được những chiến công oanh liệt từ trận Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của quân đội ta, cùng với toàn dân viết nên bản anh hùng ca kỳ diệu của chiến tranh cách mạng Việt Nam!”[2]. Để thực hiện thành công những nhiệm vụ chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân phát triển lớn mạnh, làm nòng cốt cùng toàn dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, nổi bật:

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân.


Đây không chỉ là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà còn là nguyên tắc bất di, bất dịch trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, Nhà nước ta. Ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 mở rộng (tháng 3/1957) đã ra Nghị quyết về vấn đề xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Nghị quyết xác định phương châm “tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hóa”[3] và xác định xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, Nghị quyết chỉ rõ: “yếu tố quyết định là cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ”[4]. Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 12, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước, sự đùm bọc, nuôi dưỡng, giúp đỡ của nhân dân, Quân đội ta đã liên tục phát triển, ngày càng lớn mạnh, có đủ các thành phần, lực lượng Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân và các quân đoàn chủ lực; cùng các lực lượng khác và toàn dân tạo nên sức mạnh tổng hợp lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy.

Cùng với lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an nhân dân thành lực lượng chuyên chính tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, liên hệ mật thiết với quần chúng, một lực lượng chiến đấu vững mạnh, có tính chất vũ trang, có tổ chức chặt chẽ, tinh thông về nghiệp vụ và có trình độ khoa học, kỹ thuật; đặt lực lượng Công an nhân dân dưới sự lãnh đạo “trực tiếp, toàn diện và thống nhất về mọi mặt”[5] của Đảng. Đối với lực lượng Dân quân tự vệ, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta chủ trương “lấy củng cố làm chủ yếu, đồng thời phát triển từng bước vững chắc ở khắp mọi nơi, trọng tâm là các vùng xung yếu”, “các xí nghiệp, công, nông trường mới xây dựng đều phải có tổ chức tự vệ, có cán bộ phụ trách chỉ đạo chặt chẽ”[6]; theo đó, lực lượng Dân quân tự vệ được xây dựng, phát triển vững chắc, rộng khắp, vừa bảo đảm lao động sản xuất, vừa bảo đảm nhiệm vụ trị an, tác chiến khi cần thiết.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả của nhiều nhân tố, đó là: Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh, phương pháp cách mạng đúng đắn; là tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta trong suốt 21 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ, hy sinh; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự chi viện to lớn của hậu phương miền Bắc và ý chí quật khởi của tiền tuyến lớn miền Nam; là tình đoàn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, cùng với sự giúp đỡ to lớn, quý báu của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

img-7256_1.jpeg

 

Có thể bạn quan tâm

Top