Ignatz
Cái nồi có lắp
SỰ SAI LỆCH VỀ THÔNG TIN LỊCH SỬ KHI TẠO ẢNH BẰNG AI
Đây là 1 hình ảnh “Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4”. Hình ảnh này được tạo ra bằng Ai và có vẻ nó đã xử lý 1 số thông tin không đúng theo dữ liệu lịch sử, hoặc người tạo ra hình ảnh không tìm hiểu kỹ.
Mình không phản đối việc tạo ra hình ảnh bằng Ai, nhưng nếu dùng nó không kỹ, không kiểm tra và đối chiếu lại, sẽ dần xảy ra sự sai lệch về thông tin. Và đối với những gì thuộc về lịch sử, truyền tải không đúng thông tin là 1 vấn đề đáng lo ngại.

Trong hình này mình sẽ đưa ra 3 điểm chính mình thấy Ai đang xử lý sai (bỏ qua những điểm nhỏ nhặt khác)
1. Người cầm cờ: trong hình ảnh ta thấy 1 chiến sỹ bộ đội mũ cối, cầm lá cờ nhỏ ở tay phải trông như đang xung phong. Liệu có đúng bộ đội giải phóng đã cầm cờ như vậy khi tiến vào Dinh Độc Lập không? Theo những dữ liệu mình đã xem thì không thấy ai cầm cờ ở 1 tay bên phải ở tư thế đang xung phong như vậy.
Theo hình ảnh lịch sử chúng ta thấy, nhóm đầu tiên mang cờ giải phóng tiến vào dinh độc lập là nhóm xe tăng, người đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập đại tá Bùi Quang Thận của Lữ đoàn 203 tăng thiết giáp. Trên hình ảnh chính là người lính đội mũ xe tăng.
Tốp thứ 2 tiến vào Dinh, ra ban công phất cờ, làm tín hiệu cho bộ đội tiếp tục tiến vào Dinh Độc Lập đó là Đại đội trưởng Phạm Duy Đô đại đội trưởng đơn vị đặc công. Lá cờ này là lá cờ lớn hơn, phải cầm bằng 2 tay.

Cả 2 trường hợp trên, không có trường hợp nào là người lính bộ đội đội mũ cối, cầm lá cờ nhỏ trên tay phải cả.
Ở phía cuối ta thấy có 1 hình gần giống nhất, là 1 người bộ đội đang đi ra, tay phải giữ khẩu súng và tay trái cầm lá cờ. Vậy là dù bộ đội thuộc nhóm bộ binh, 1 tay cầm cờ thì tay kia vẫn phải giữ vũ khí mới đúng.
Vậy nên hình ảnh “người cầm cờ” này có vẻ không sát thực tế. Thôi cho là tranh cổ động thì du di 1 chút đi. Chuyển qua vấn đề 2.
2. Hình ảnh “Dinh Độc Lập” phía sau KHÔNG PHẢI là Dinh Độc Lập. Ai đã tạo ra 1 hình ảnh toà nhà khác.
Dễ thấy nhất là mặt ngoài của Dinh Độc Lập được trang trí cách điệu các đốt mành trúc, còn hình Ai làm thì thẳng đuột, sai lệch hoàn toàn.
3. Cuối cùng, 2 chiếc xe tăng trong hình minh hoạ có kiểu dáng khá giống với mẫu xe tăng T-34. Còn tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng loại T-54B mang số hiệu "843" và T-59 mang số hiệu "390". Và trên thân tank 843 sơn cờ hiệu ngôi sao nền nửa xanh nửa đỏ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, không phải ngôi sao vàng như hình Ai làm.
Nếu có ai đam mê vũ khí họ sẽ nhận ra được sự sai lệch, họ nghĩ Việt Nam dùng tank T-34 tiến vào Dinh Độc Lập là sai rồi.
Chốt lại: không phản đối Ai, nhưng dùng Ai nên có sự kiểm chứng lại kỹ về thông tin, đặc biệt đối với các vấn đề liên quan tới lịch sử.
Xài hàng hàng Free ChatGPT đéo đóng 500k mua bản Pro rồi.
Đây là 1 hình ảnh “Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4”. Hình ảnh này được tạo ra bằng Ai và có vẻ nó đã xử lý 1 số thông tin không đúng theo dữ liệu lịch sử, hoặc người tạo ra hình ảnh không tìm hiểu kỹ.
Mình không phản đối việc tạo ra hình ảnh bằng Ai, nhưng nếu dùng nó không kỹ, không kiểm tra và đối chiếu lại, sẽ dần xảy ra sự sai lệch về thông tin. Và đối với những gì thuộc về lịch sử, truyền tải không đúng thông tin là 1 vấn đề đáng lo ngại.

Trong hình này mình sẽ đưa ra 3 điểm chính mình thấy Ai đang xử lý sai (bỏ qua những điểm nhỏ nhặt khác)
1. Người cầm cờ: trong hình ảnh ta thấy 1 chiến sỹ bộ đội mũ cối, cầm lá cờ nhỏ ở tay phải trông như đang xung phong. Liệu có đúng bộ đội giải phóng đã cầm cờ như vậy khi tiến vào Dinh Độc Lập không? Theo những dữ liệu mình đã xem thì không thấy ai cầm cờ ở 1 tay bên phải ở tư thế đang xung phong như vậy.
Theo hình ảnh lịch sử chúng ta thấy, nhóm đầu tiên mang cờ giải phóng tiến vào dinh độc lập là nhóm xe tăng, người đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập đại tá Bùi Quang Thận của Lữ đoàn 203 tăng thiết giáp. Trên hình ảnh chính là người lính đội mũ xe tăng.
Tốp thứ 2 tiến vào Dinh, ra ban công phất cờ, làm tín hiệu cho bộ đội tiếp tục tiến vào Dinh Độc Lập đó là Đại đội trưởng Phạm Duy Đô đại đội trưởng đơn vị đặc công. Lá cờ này là lá cờ lớn hơn, phải cầm bằng 2 tay.

Cả 2 trường hợp trên, không có trường hợp nào là người lính bộ đội đội mũ cối, cầm lá cờ nhỏ trên tay phải cả.
Ở phía cuối ta thấy có 1 hình gần giống nhất, là 1 người bộ đội đang đi ra, tay phải giữ khẩu súng và tay trái cầm lá cờ. Vậy là dù bộ đội thuộc nhóm bộ binh, 1 tay cầm cờ thì tay kia vẫn phải giữ vũ khí mới đúng.
Vậy nên hình ảnh “người cầm cờ” này có vẻ không sát thực tế. Thôi cho là tranh cổ động thì du di 1 chút đi. Chuyển qua vấn đề 2.
2. Hình ảnh “Dinh Độc Lập” phía sau KHÔNG PHẢI là Dinh Độc Lập. Ai đã tạo ra 1 hình ảnh toà nhà khác.
Dễ thấy nhất là mặt ngoài của Dinh Độc Lập được trang trí cách điệu các đốt mành trúc, còn hình Ai làm thì thẳng đuột, sai lệch hoàn toàn.
3. Cuối cùng, 2 chiếc xe tăng trong hình minh hoạ có kiểu dáng khá giống với mẫu xe tăng T-34. Còn tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng loại T-54B mang số hiệu "843" và T-59 mang số hiệu "390". Và trên thân tank 843 sơn cờ hiệu ngôi sao nền nửa xanh nửa đỏ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, không phải ngôi sao vàng như hình Ai làm.
Nếu có ai đam mê vũ khí họ sẽ nhận ra được sự sai lệch, họ nghĩ Việt Nam dùng tank T-34 tiến vào Dinh Độc Lập là sai rồi.
Chốt lại: không phản đối Ai, nhưng dùng Ai nên có sự kiểm chứng lại kỹ về thông tin, đặc biệt đối với các vấn đề liên quan tới lịch sử.
Xài hàng hàng Free ChatGPT đéo đóng 500k mua bản Pro rồi.