Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Chiến lược thuế của ông Trump có thể chịu ảnh hưởng từ lý thuyết về vai trò đồng USD của Stephen Miran, cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng.
Trong một phiên thảo luận tại Diễn đàn Hill và Valley quy tụ nhiều giám đốc công nghệ, nhà đầu tư và quan chức ở Washington tuần trước, Stephen Miran, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Mỹ (CEA), tuyên bố thuế quan của Nhà Trắng với Trung Quốc sẽ được duy trì. "Tôi không thấy bất cứ thay đổi nào sẽ sớm diễn ra với chính sách thuế này", Miran nói.
Miran là một trong những người ủng hộ kiên định nhất với chính sách áp thuế đối ứng sâu rộng với gần như toàn bộ đối tác thương mại của Mỹ được Tổng thống Donald Trump công bố đầu tháng 4. Giới quan sát cũng chỉ ra chiến lược thuế của Tổng thống Mỹ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các quan điểm kinh tế của Miran, người được coi là "bộ não" trong chính sách áp thuế hiện nay của Mỹ.
Miran có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Harvard. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại Harvard, ông được Martin Feldstein, cựu chủ tịch CEA dưới thời tổng thống Ronald Reagan, hướng dẫn. CEA là cơ quan chịu trách nhiệm cố vấn cho Tổng thống trong công tác xây dựng chính sách kinh tế trong nước và quốc tế.
Sau khi đắc cử nhiệm kỳ hai cuối năm 2024, ông Trump chọn Miran làm lãnh đạo CEA. Cố vấn kinh tế này nhanh chóng nổi lên như một trong những chuyên gia bảo vệ mạnh mẽ nhất cho chính sách thuế của ông Trump, luôn chủ trương sử dụng thuế quan làm đòn bẩy tái định hình hệ thống thương mại toàn cầu.
Trước khi gia nhập chính quyền Trump, ông là chiến lược gia cấp cao của tập đoàn đầu tư đa chiến lược toàn cầu Hudson Bay Capital.
Tháng 11/2024, khi còn làm việc tại Hudson Bay Capital, Miran đã viết bài luận dài 41 trang với tựa đề "Hướng dẫn tái cấu trúc thương mại toàn cầu", phác thảo khuôn khổ điều chỉnh các hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu theo hướng có lợi cho Mỹ.
Trọng tâm bài luận là phân tích về tình trạng thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai của Mỹ, đều ở mức kỷ lục năm 2024, lần lượt là 1.212 tỷ USD và 1.133 tỷ USD.
Theo ông, nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngày càng tăng là do đồng USD liên tục bị định giá quá cao, cùng vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Xem toàn màn hình
Chủ tịch CEA Stephen Miran phát biểu tại sự kiện ở Washington, Mỹ, ngày 27/2. Ảnh: AFP
Miran cho rằng một quốc gia bị thâm hụt thương mại kéo dài sẽ đối mặt với áp lực giảm giá đồng tiền, do dòng ngoại hối chảy ra nhiều hơn chảy vào. Đồng tiền yếu giúp hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn và khiến hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn, từ đó làm giảm thâm hụt theo thời gian.
Ngược lại, quốc gia có thặng dư thương mại sẽ chứng kiến đồng tiền tăng giá do dòng ngoại hối đổ vào lớn. Việc mất dần lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và chi phí nhập khẩu giảm sẽ dần đưa cán cân thương mại về trạng thái cân bằng.
Nhưng cơ chế điều chỉnh tiền tệ để cân bằng thương mại này không hoạt động ở Mỹ, do giá trị đồng USD không phụ thuộc vào quy mô xuất nhập khẩu của nước này. Về cơ bản, USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu, được dùng để định giá và thanh toán phần lớn các giao dịch thương mại và dòng vốn trên thế giới. Kinh tế thế giới càng mở rộng thì nhu cầu về đồng USD để phục vụ thương mại và vay nợ quốc tế càng tăng.
Theo Miran, không nước nào khác sở hữu đồng tiền "đáng tin cậy, có tính thanh khoản cao và dễ chuyển đổi" như USD, nhưng vẫn có thể tự do giao dịch với nhau và phát triển thịnh vượng nhờ vào USD được bảo chứng bằng trái phiếu chính phủ Mỹ.
Không chỉ được dùng trong thương mại, vay nợ, thanh toán, đồng USD còn chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại hối chính thức của tất cả các quốc gia, ông chỉ ra.
Việc phát hành USD và trái phiếu kho bạc để đáp ứng nhu cầu của thế giới khiến Mỹ phải trả giá, Chủ tịch CEA nói. Hậu quả là đồng USD biến động, dẫn đến thâm hụt thương mại không bền vững làm suy yếu ngành sản xuất quốc nội.
"Ngành sản xuất Mỹ phải gánh hậu quả. USD tăng giá ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế vì được coi là tài sản an toàn. Hàng xuất khẩu của Mỹ dần kém cạnh tranh hơn, hàng nhập khẩu rẻ hơn, các nhà máy trong nước đóng cửa", ông giải thích. "Mỹ thâm hụt tài khoản vãng lai nghiêm trọng không phải do nhập khẩu quá nhiều, mà vì buộc phải làm vậy để xuất khẩu trái phiếu kho bạc, qua đó cung cấp tài sản dự trữ, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu".
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các dối tác thương mại tại Nhà Trắng, ngày 2/4. Ảnh: Reuters
Phân tích của ông Miran phản ánh nghịch lý Triffin, được nhà kinh tế học Robert Triffin chỉ ra năm 1960, cảnh báo mâu thuẫn mang tính nền tảng trong chính sách tiền tệ nội địa của quốc gia phát hành đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Theo ông Miran, các quốc gia có thể "chia sẻ gánh nặng" này với Mỹ theo nhiều cách, như nhập khẩu hàng hóa Mỹ nhiều hơn hay đầu tư vào các nhà máy tại Mỹ.
Trong số này, thuế quan là công cụ sẵn có và dễ dàng nhất để giải quyết vấn đề, có thể sử dụng như đòn bẩy trong đàm phán để đảm bảo hàng xuất khẩu của Mỹ có thị phần ở các nước khác, cố vấn kinh tế này lập luận.
Ông gọi đề xuất dùng thuế quan để tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu trong bài luận tháng 11/2024 là một phần của "Hiệp ước Mar-a-Lago", lấy theo tên dinh thự của ông Trump ở Florida.
Theo các điểm trong "hiệp ước" này, các nước sẽ phải tăng giá đồng nội tệ so với USD và chấp nhận các nhượng bộ về kinh tế, thương mại để đổi lấy an ninh tài chính, quân sự do Mỹ đảm bảo.
Kể từ khi vào Nhà Trắng, Miran nhiều lần nhấn mạnh "Hiệp ước Mar-a-Lago" chỉ phản ánh những quan điểm của cá nhân ông trong bài luận, không phải của chính quyền.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Viện Hudson ngày 7/4 và được Nhà Trắng đăng toàn văn, Miran đã lặp lại những quan điểm kinh tế trên khi giải thích về chính sách thuế quan của ông Trump, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ ký lệnh áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại.
"Sự ưu việt về quân đội và tài chính của Mỹ không phải mặc nhiên mà có, và chính quyền Trump quyết tâm duy trì ưu thế này", Miran tuyên bố. "Tổng thống đã nói rõ rằng Mỹ cam kết vẫn là bên cung cấp đồng tiền dự trữ cho thế giới, nhưng cả hệ thống cần phải công bằng hơn".
Giới quan sát đánh giá bài phát biểu của ông Miran là phiên bản giản lược, nhẹ nhàng hơn của bài luận tháng 11/2024.
Ông cho biết chính sách thuế đối ứng của ông Trump nhằm vào các "hoạt động thương mại không công bằng" như thao túng tiền tệ, bán phá giá. Ông lập luận nguồn thu từ việc tăng thuế quan cũng có thể được sử dụng để giảm thuế quốc nội và nâng cao năng lực cạnh tranh của Mỹ.
Chủ tịch CEA Stephen Miran phát biểu tại Viện Hudson ngày 7/4. Ảnh: X/HudsonInstitute
Trong bài luận, ông Miran cho biết các hành động áp thuế đơn phương có thể "dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn như gây biến động thị trường, nhưng mang lại sự linh hoạt để nhanh chóng điều chỉnh chính sách và tăng đòn bẩy đàm phán với các đối tác thương mại".
Ông thừa nhận các giải pháp đa phương sẽ gây ít xáo trộn hơn, song sẽ khiến Mỹ gặp khó khăn trong thuyết phục các đối tác tham gia, làm giảm lợi ích tiềm năng từ việc tái định hình hệ thống.
"Nếu các quốc gia muốn tiếp tục hưởng lợi từ chiếc ô tài chính của Mỹ, họ cần gánh vác, trả phần công bằng", ông Miran tái lập luận quan điểm của bài luận trong bài phát biểu ngày 7/4.
Đức Trung (Theo Economist, Geopolitical Economy, Indian Express)
Trong một phiên thảo luận tại Diễn đàn Hill và Valley quy tụ nhiều giám đốc công nghệ, nhà đầu tư và quan chức ở Washington tuần trước, Stephen Miran, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Mỹ (CEA), tuyên bố thuế quan của Nhà Trắng với Trung Quốc sẽ được duy trì. "Tôi không thấy bất cứ thay đổi nào sẽ sớm diễn ra với chính sách thuế này", Miran nói.
Miran là một trong những người ủng hộ kiên định nhất với chính sách áp thuế đối ứng sâu rộng với gần như toàn bộ đối tác thương mại của Mỹ được Tổng thống Donald Trump công bố đầu tháng 4. Giới quan sát cũng chỉ ra chiến lược thuế của Tổng thống Mỹ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các quan điểm kinh tế của Miran, người được coi là "bộ não" trong chính sách áp thuế hiện nay của Mỹ.
Miran có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Harvard. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại Harvard, ông được Martin Feldstein, cựu chủ tịch CEA dưới thời tổng thống Ronald Reagan, hướng dẫn. CEA là cơ quan chịu trách nhiệm cố vấn cho Tổng thống trong công tác xây dựng chính sách kinh tế trong nước và quốc tế.
Sau khi đắc cử nhiệm kỳ hai cuối năm 2024, ông Trump chọn Miran làm lãnh đạo CEA. Cố vấn kinh tế này nhanh chóng nổi lên như một trong những chuyên gia bảo vệ mạnh mẽ nhất cho chính sách thuế của ông Trump, luôn chủ trương sử dụng thuế quan làm đòn bẩy tái định hình hệ thống thương mại toàn cầu.
Trước khi gia nhập chính quyền Trump, ông là chiến lược gia cấp cao của tập đoàn đầu tư đa chiến lược toàn cầu Hudson Bay Capital.
Tháng 11/2024, khi còn làm việc tại Hudson Bay Capital, Miran đã viết bài luận dài 41 trang với tựa đề "Hướng dẫn tái cấu trúc thương mại toàn cầu", phác thảo khuôn khổ điều chỉnh các hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu theo hướng có lợi cho Mỹ.
Trọng tâm bài luận là phân tích về tình trạng thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai của Mỹ, đều ở mức kỷ lục năm 2024, lần lượt là 1.212 tỷ USD và 1.133 tỷ USD.
Theo ông, nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngày càng tăng là do đồng USD liên tục bị định giá quá cao, cùng vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Chủ tịch CEA Stephen Miran phát biểu tại sự kiện ở Washington, Mỹ, ngày 27/2. Ảnh: AFP
Miran cho rằng một quốc gia bị thâm hụt thương mại kéo dài sẽ đối mặt với áp lực giảm giá đồng tiền, do dòng ngoại hối chảy ra nhiều hơn chảy vào. Đồng tiền yếu giúp hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn và khiến hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn, từ đó làm giảm thâm hụt theo thời gian.
Ngược lại, quốc gia có thặng dư thương mại sẽ chứng kiến đồng tiền tăng giá do dòng ngoại hối đổ vào lớn. Việc mất dần lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và chi phí nhập khẩu giảm sẽ dần đưa cán cân thương mại về trạng thái cân bằng.
Nhưng cơ chế điều chỉnh tiền tệ để cân bằng thương mại này không hoạt động ở Mỹ, do giá trị đồng USD không phụ thuộc vào quy mô xuất nhập khẩu của nước này. Về cơ bản, USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu, được dùng để định giá và thanh toán phần lớn các giao dịch thương mại và dòng vốn trên thế giới. Kinh tế thế giới càng mở rộng thì nhu cầu về đồng USD để phục vụ thương mại và vay nợ quốc tế càng tăng.
Theo Miran, không nước nào khác sở hữu đồng tiền "đáng tin cậy, có tính thanh khoản cao và dễ chuyển đổi" như USD, nhưng vẫn có thể tự do giao dịch với nhau và phát triển thịnh vượng nhờ vào USD được bảo chứng bằng trái phiếu chính phủ Mỹ.
Không chỉ được dùng trong thương mại, vay nợ, thanh toán, đồng USD còn chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại hối chính thức của tất cả các quốc gia, ông chỉ ra.
Việc phát hành USD và trái phiếu kho bạc để đáp ứng nhu cầu của thế giới khiến Mỹ phải trả giá, Chủ tịch CEA nói. Hậu quả là đồng USD biến động, dẫn đến thâm hụt thương mại không bền vững làm suy yếu ngành sản xuất quốc nội.
"Ngành sản xuất Mỹ phải gánh hậu quả. USD tăng giá ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế vì được coi là tài sản an toàn. Hàng xuất khẩu của Mỹ dần kém cạnh tranh hơn, hàng nhập khẩu rẻ hơn, các nhà máy trong nước đóng cửa", ông giải thích. "Mỹ thâm hụt tài khoản vãng lai nghiêm trọng không phải do nhập khẩu quá nhiều, mà vì buộc phải làm vậy để xuất khẩu trái phiếu kho bạc, qua đó cung cấp tài sản dự trữ, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu".

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các dối tác thương mại tại Nhà Trắng, ngày 2/4. Ảnh: Reuters
Phân tích của ông Miran phản ánh nghịch lý Triffin, được nhà kinh tế học Robert Triffin chỉ ra năm 1960, cảnh báo mâu thuẫn mang tính nền tảng trong chính sách tiền tệ nội địa của quốc gia phát hành đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Theo ông Miran, các quốc gia có thể "chia sẻ gánh nặng" này với Mỹ theo nhiều cách, như nhập khẩu hàng hóa Mỹ nhiều hơn hay đầu tư vào các nhà máy tại Mỹ.
Trong số này, thuế quan là công cụ sẵn có và dễ dàng nhất để giải quyết vấn đề, có thể sử dụng như đòn bẩy trong đàm phán để đảm bảo hàng xuất khẩu của Mỹ có thị phần ở các nước khác, cố vấn kinh tế này lập luận.
Ông gọi đề xuất dùng thuế quan để tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu trong bài luận tháng 11/2024 là một phần của "Hiệp ước Mar-a-Lago", lấy theo tên dinh thự của ông Trump ở Florida.
Theo các điểm trong "hiệp ước" này, các nước sẽ phải tăng giá đồng nội tệ so với USD và chấp nhận các nhượng bộ về kinh tế, thương mại để đổi lấy an ninh tài chính, quân sự do Mỹ đảm bảo.
Kể từ khi vào Nhà Trắng, Miran nhiều lần nhấn mạnh "Hiệp ước Mar-a-Lago" chỉ phản ánh những quan điểm của cá nhân ông trong bài luận, không phải của chính quyền.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Viện Hudson ngày 7/4 và được Nhà Trắng đăng toàn văn, Miran đã lặp lại những quan điểm kinh tế trên khi giải thích về chính sách thuế quan của ông Trump, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ ký lệnh áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại.
"Sự ưu việt về quân đội và tài chính của Mỹ không phải mặc nhiên mà có, và chính quyền Trump quyết tâm duy trì ưu thế này", Miran tuyên bố. "Tổng thống đã nói rõ rằng Mỹ cam kết vẫn là bên cung cấp đồng tiền dự trữ cho thế giới, nhưng cả hệ thống cần phải công bằng hơn".
Giới quan sát đánh giá bài phát biểu của ông Miran là phiên bản giản lược, nhẹ nhàng hơn của bài luận tháng 11/2024.
Ông cho biết chính sách thuế đối ứng của ông Trump nhằm vào các "hoạt động thương mại không công bằng" như thao túng tiền tệ, bán phá giá. Ông lập luận nguồn thu từ việc tăng thuế quan cũng có thể được sử dụng để giảm thuế quốc nội và nâng cao năng lực cạnh tranh của Mỹ.

Chủ tịch CEA Stephen Miran phát biểu tại Viện Hudson ngày 7/4. Ảnh: X/HudsonInstitute
Trong bài luận, ông Miran cho biết các hành động áp thuế đơn phương có thể "dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn như gây biến động thị trường, nhưng mang lại sự linh hoạt để nhanh chóng điều chỉnh chính sách và tăng đòn bẩy đàm phán với các đối tác thương mại".
Ông thừa nhận các giải pháp đa phương sẽ gây ít xáo trộn hơn, song sẽ khiến Mỹ gặp khó khăn trong thuyết phục các đối tác tham gia, làm giảm lợi ích tiềm năng từ việc tái định hình hệ thống.
"Nếu các quốc gia muốn tiếp tục hưởng lợi từ chiếc ô tài chính của Mỹ, họ cần gánh vác, trả phần công bằng", ông Miran tái lập luận quan điểm của bài luận trong bài phát biểu ngày 7/4.
Đức Trung (Theo Economist, Geopolitical Economy, Indian Express)