Bóng đá cuối tuần: Serie-A một thời xa vắng

Recoba cũng hay nhưng chưa bao giờ là đầu tàu đâu, trước 1999 thì Ronaldo, sau 1999 thì Vieri, 2002 2003 thì Crespo, Cruz, sau 2006 thì Ibra…, còn trước đó Dennis Berkamp, Roberto Carlos cũng ở Inter nhưng không lâu mà không thể hiện được nhiều
Xin hỏi bạn coi đá banh thời đó hay chém gió đại. Crespo chưa bao giờ thể hiện đc gì trong màu áo inter nếu không phải nói là bản hợp đồng thất vọng. Còn reccoba lúc đó đúng nghĩa là ngôi sao sáng nhất của inter
 
Xin hỏi bạn coi đá banh thời đó hay chém gió đại. Crespo chưa bao giờ thể hiện đc gì trong màu áo inter nếu không phải nói là bản hợp đồng thất vọng. Còn reccoba lúc đó đúng nghĩa là ngôi sao sáng nhất của inter
mình có nhầm chút giữa crespo và adriano, chứ recoba thì cũng ko phải cầu thủ quan trọng nhất như đầu tàu
 
Adriano tới sau reccoba 7 năm. Ngày đó reccoba đc coi là ngôi sao sáng nhất của inter so sánh với del piero và shevchenko của juve và milan
tao tiếc nhất vụ bán cannavaro (chính xác là đổi ngang với thằng thủ môn người uruguay với Juve) và vụ đổi Seadorf lấy Coco với Milan, thêm vụ bán Pirlo cho Milan nữa
 
Adriano tới sau reccoba 7 năm. Ngày đó reccoba đc coi là ngôi sao sáng nhất của inter so sánh với del piero và shevchenko của juve và milan
còn tiền đạo trẻ tiềm năng một thời Nicola Ventola nữa, hồi Vieri chưa tới cũng hay đc vào sân đá cặp với Ronaldo
 
Nói chung seria là khoảng 20 năm trước
giờ giải Ý xuống cấp quá, vô địch C1 gần nhất là Inter 2010, sau đó cũng chỉ có Juve vô chung kết nhưng thua và mùa vừa rồi Inter vô chung kết nhưng thua
 
giờ giải Ý xuống cấp quá, vô địch C1 gần nhất là Inter 2010, sau đó cũng chỉ có Juve vô chung kết nhưng thua và mùa vừa rồi Inter vô chung kết nhưng thua
Mỗi giải mỗi thời. Seria sang laliga rồi epl chứ seria hay laliga nó thống trị thì các giải khacs nó phát triển sao được
 
Serie-A từ thập niên 80 cho đến nửa đầu thập niên 2000 là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh theo đúng nghĩa đen. Quy tụ những ngôi sao hàng đầu thế giới, những sân vận động đầy ắp khán giả, cùng vô số những danh hiệu lớn nhỏ. Sức cạnh tranh và mức độ ảnh hưởng có thể nói là lớn nhất châu Âu suốt 2 thập kỷ, sức hấp dẫn lớn đến nỗi ko có giải đấu nào sau này theo kịp.

-Giai đoạn thập niên 80 gắn liền với những ngôi sao thế hệ 5x, 6x như: Scirea, Gentile, Paolo Rossi, Michel Platini (Juventus) - Baresi, Maldini, Gullit, Rijkard, Van Basten (AC Milan) - Mathaues, Bremer, Klismann, Bergomi (Inter) và cả Diego Maradona thần thánh của Napoli. Ngay cả 1 đội bóng nhà quê như Samdoria cũng có rất nhiều ngôi sao như Roberto Mancini, Vialli, Enrico Chiesa, Pagliuca.

80.png


-Tính từ cột mốc năm 1982 (dấu mốc Italy vô địch World Cup) cho đến 2007 (dấu ấn cuối cùng của Serie-A với chức vô địch C1 của AC Milan) sau 25 mùa giải, có tổng cộng 15 lần các cầu thủ đến từ Serie-A dành quả bóng vàng châu Âu. Đó là:
1982: Paolo Rossi (Juventus)
1983-84-85: Michel Platini (Juventus)
1987: Gullit (AC Milan)
1988-89-92: Van Basten (AC Milan)
1990: Lothar Matthaus (Inter)
1993: Roberto Baggio (Juventus)
1995: George Weah (AC Milan)
1997: Ronaldo (Inter)
1998: Zidane (Juventus)
2003: Nedved (Juventus)
2007: Kaka (AC Milan)
Ngoài ra còn trường hợp giành QBV của Ronaldo (2002) và Cannavaro (2006) cũng có dấu ấn của Serie-A khi nửa mùa giải đầu tiên vẫn chơi cho Inter và Juventus trước khi chuyển sang Real Madrid.

qbv.png


-Bắt đầu từ năm 1991, song song với QBV châu Âu còn xuất hiện 1 danh hiệu cá nhân nữa, đó là Cầu thủ hay nhất năm của FIFA do HLV và đội trưởng các đội tuyển quốc gia bình chọn (FIFA World Player of the year)
Và sau 17 năm (tính từ giai đoạn 1991-2007) cũng có đến 11 lần các ngôi sao đến từ Serie-A nhận danh hiệu này
1991: Lothar Matthaus
1992: Van basten
1993: Baggio
1995: Weah
1996-1997-2002: Ronaldo
1998-2000: Zidane
2006: Cannavaro
2007: Kaka

Có thể coi Serie-A giai đoạn hoàng kim như 1 World Cup thu nhỏ, quy tụ hầu hết những vì tinh tú chói sáng nhất của làng túc cầu. Nhưng ngôi sao lớn trên khắp thế giới đều ước muốn đến nước Ý chơi bóng. Nó ko khác gì việc các ngôi sao thế hệ sau này muốn đến Real Madrid hay Barcelona vậy. Đó là các danh hiệu cá nhân, còn các danh hiệu tập thể cấp châu lục cũng đc các CLB đến từ Serie-A thâu tóm.

Cup C1 châu Âu: European Cup sau này đổi tên thành UEFA Champions League
Giai đoạn này các CLB của Serie-A cũng vô địch đến 7 lần và có 9 lần khác về nhì. Đỉnh cao là chung kết toàn Ý giữa AC Milan - Juventus (2003)
Bảy chức vô địch bao gồm:
1985-1996: Juventus (2 lần)
1989-1990-1994-2003-2007: AC Milan (5 lần)

c1.png


Cup C2: UEFA Cup Winners' Cup
Giải đấu này chỉ tồn tại đến năm 1999 sau đó bị khai tử, trong giai đoạn này Serie-A cũng giành 4 Cup
1984: Juventus
1990: Samdoria
1993: Parma
1999: Lazio
Cùng với đó là 2 lần về nhì của Samdoria (1989) và Parma (1994)

c2.png


Cup C3: UEFA Cup cũng chính là Europa League sau này (được đổi tên)
Giải đấu này, giai đoạn cuối thập niên 80 và thập niên 90 thì Serie-A làm trùm luôn với 8 chức vô địch trong 10 năm (từ 1989-1999)
1989: Napoli
1990-1993: Juventus
1991-1994-1995: Inter
1995-1999: Parma
Cùng với đó là 6 lần khác về nhì của: Fiorentia (90), AS Roma(91), Torino(92), Juventus (95), Inter (97), Lazio (98).
Trong đó có 4 năm: 90,91,95,98 trận chung kết UEFA Cup là cuộc nội chiến của các đại diện đến từ nước Ý.

c3.jpg


-Nên nhớ rằng Cup C3 (UEFA Cup) lúc đó danh giá và có sức ảnh hưởng lớn hơn Europa League bây giờ rất nhiều, thậm chí nếu so ngang với Cup C1 (Champions League) cùng thời điểm, thì vô địch C3 còn khó hơn C1. Vì từ năm 1994 trở về trước, cup C1 chỉ có 8 đội vô địch đại diện cho 8 quốc gia ở châu Âu, đến mùa 1994-1995 trở đi mới nâng lên 16 đội (đại diện cho 16 quốc gia). Tức là khi đó, chỉ mỗi nước chỉ đc cử 1 đội vô địch quốc gia đi đá C1, trong khi các đội xếp thứ 2,3,4 ở các giải VĐQG đc lùa hết xuống Cup C3. Làm cho giải đấu này cớ mức độ cạnh tranh khủng khiếp, có lẽ ko hề kém Champions League ngày nay.

-Cũng bởi vậy, các ngôi sao giành chức vô địch C3 cũng uy tín ko kém vô địch C1 khi đem ra bàn cân bình chọn các giải thưởng cá nhân cuối năm. Như trường hợp của Roberto Baggio đoạt QBV châu Âu (1993) khi vô địch C3 cùng Juve. Hay người ngoài hành tinh Ronaldo dành gianh hiệu cầu thủ hay nhất châu Âu mùa 1997-1998 khi chỉ vô địch C3 với Inter. Và cả Lothar Matthaus, dành gianh hiệu Cầu thủ hay nhất năm của FIFA khi cùng Inter vô địch C3 năm 1991
-Ko như bây giờ, các cầu thủ vô địch Europa League ko có cửa để cạnh tranh danh hiệu cá nhân với cầu thủ vô địch C1
-Gói gọn giai đoạn hoàng kim này các CLB đến từ Serie-A, gần như năm nào cũng có đại diện góp mặt ở chung kết các Cup châu Âu. Đỉnh cao nhất là năm 1990 khi 3 CLB của Ý vô địch 3 Cup châu Âu là: AC Milan (C1) , Samdoria (C2) và Juventus (C3)
kiến thức m hay quá. 1 vk
 
Xin hỏi bạn coi đá banh thời đó hay chém gió đại. Crespo chưa bao giờ thể hiện đc gì trong màu áo inter nếu không phải nói là bản hợp đồng thất vọng. Còn reccoba lúc đó đúng nghĩa là ngôi sao sáng nhất của inter
Thực ra Crespo ko phải bản hợp đồng thất bại. Lúc đến Inter mùa 02-03, Crespo đá C1 rất hay, ghi đc 9 bàn mùa đó, đá cặp với Vieri khá ăn ý. Đc 1 mùa duy nhất thì sang Chelsea, sang đây mới phế vì ko hợp môi trường.
 
tao tiếc nhất vụ bán cannavaro (chính xác là đổi ngang với thằng thủ môn người uruguay với Juve) và vụ đổi Seadorf lấy Coco với Milan, thêm vụ bán Pirlo cho Milan nữa
Tao cũng tiếc Cannavaro , nhưng sang Inter ko hợp lối đá, sang Juve lại đá hay.
Còn Seedorff với Pirlo thì ko tiếc lắm.
Inter thời đó mua bán hơi ngáo, cứ thích là mua, đá ko hợp thì bán, tiền nong ko quan trọng.
 
nó thủ hay tâm lý tốt, cò cưa đến pen là thằng Anh thọt thôi
vs lại HLV của Anh ngu vcl, tung mấy cái máy chạy vào p70 thì đám Ý già thở bằng đít ai xem ơ rô là biết
gặp thằng TBN nó chuyền qua chuyền lại thì đám Ý chỉ có vác rổ ra mà đựng bóng
ăn may thôi gặp thằng Pháp hay TBN là Ý ăn lồn rồi
may là may thế nào
Ý thắng chính thằng TBN mày vừa nói đợt Euro. Lúc đầu Ý định chơi tấn công áp đặt như cách vẫn chơi từ đầu giải, nhưng đá quá nửa hiệp 1 thì thấy ko lại vì bọn TBN cầm bóng tốt hơn. Thế là chủ động giảm nhịp, nhường thế trận và rình rập. Đấy có thể coi là khả năng ứng biến chiến thuật nhanh nhạy & hợp lý.
Trên đường vô địch Ý đập chết Bỉ, TBN, Anh mà bảo là ăn may. Dù có những trận thắng ko áp đảo, thuyết phục nhưng ko thể phủ nhận Ý có tâm lý thi đấu tốt, thay đổi chiến thuật theo thế trận cực tốt.
Còn thằng Anh ngu thì đúng rồi, tâm lý kém, yếu bóng vía, chiến thuật cùn, mặc dù đội hình mạnh hơn...
 
Sửa lần cuối:
may là may thế nào
Ý thắng chính thằng TBN mày vừa nói đợt Euro. Lúc đầu Ý định chơi tấn công áp đặt như cách vẫn chơi từ đầu giải, nhưng đá quá nửa hiệp 1 thì thấy ko lại vì bọn TBN cầm bóng tốt hơn. Thế là chủ động giảm nhịp, nhường thế trận và rình rập. Đấy có thể coi là khả năng ứng biến chiến thuật nhanh nhạy & hợp lý.
Trên đường vô địch Ý vả chết Bỉ, TBN, Anh mà bảo là ăn may. Dù có những trận thắng ko áp đảo, thuyết phục nhưng ko thể phủ nhận Ý có tâm lý thi đấu tốt, thay đổi chiến thuật theo thế trận cực tốt.
Còn thằng Anh ngu thì đúng rồi, tâm lý kém, yếu bóng vía, chiến thuật cùn, mặc dù đội hình mạnh hơn...
thật, cá nhân tao thấy Anh chưa bao giờ là một đội bóng bản lĩnh, lỳ lợm để lầm lũi vô địch, đội tuyển quốc gia Anh hào nhoáng, thu hút truyền thông thì đúng, luôn là đội ồn áo nhất trên truyền thông (từ cầu thủ, ban huấn luyện đến cả người nhà cầu thủ)
 
thật, cá nhân tao thấy Anh chưa bao giờ là một đội bóng bản lĩnh, lỳ lợm để lầm lũi vô địch, đội tuyển quốc gia Anh hào nhoáng, thu hút truyền thông thì đúng, luôn là đội ồn áo nhất trên truyền thông (từ cầu thủ, ban huấn luyện đến cả người nhà cầu thủ)
Anh lợn có thể coi là 1 đội bóng mạnh nhưng ko thể coi là đội bóng lớn
Từ WC 2002 đến nay, hơn 20 năm trải qua 10 giải đấu lớn cứ gặp 1 đội bóng lớn ở WC hoặc Euro là thua, chỉ thắng đc mỗi Đức ở Euro 2020. Đá Pen thì lúc nào cũng run như cầy sấy, chưa đá đã cóng cmnr.
 

Có thể bạn quan tâm

Top