CÁC HÌNH THỨC KIẾM TIỀN TRONG XÃ HỘI PHẦN 2

bọn chó xamvn

Bò lái xe
Hello các mày, hôm trước là phần 1 nói về tiền giấy, hôm nay sẽ là tiền điện tử
Người nào nắm giữ private key (seed phase) là sẽ nắm giữ toàn bộ của cải của nhân loại!
Muốn đi xa, hãy phát triển từ gốc! Hãy xây dựng cái gốc thật sự vững mạnh, thật sự đáng tin tưởng. Đừng phát triển từ ngọn tùm lum như hiện nay.

Chia sẻ 3:
A. Private key! Điểm yếu chí mạng của tiền điện tử.
B. Các cách hạn chế mất tiền khi đầu tư vào tiền điện tử (crypto).

Chia sẻ 1: Tất cả các loại ví lạnh (Hardware wallet, cold wallet) không an toàn như bạn nghĩ đâu!

Chia sẻ 2: Nguyên nhân cốt lõi (nguyên nhân gốc) của việc bị mất toàn bộ tiền trong ví (cả ví nóng lẫn ví lạnh).

===========================================================================
Cảnh báo: Các bài viết mình chia sẻ sẽ đụng chạm đến rất nhiều người và các thế lực ngầm! Do đó, các bài viết của mình có thể bị xoá, bị ẩn trên facebook. Cách tốt nhất là bạn hãy lưu lại các bài viết của mình trên note, trên file word… để dành rảnh mang ra đọc dần dần và đọc thật nhiều lần: hãy đọc thật kỹ, chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ và sau đó thấy hay và bổ ích thì chia sẻ tiếp cho người thân, bạn bè càng nhiều càng tốt để họ cùng biết nha. Bạn không cần ghi nguồn bài viết gì khi chia sẻ cho ai khác đâu vì mình không cần sự nổi tiếng.

Trước khi mình bắt đầu bài viết chia sẻ, mình xin giới thiệu một chút về mình các bạn nha. Hiện tại mình đang sinh sống tại Mỹ, bang Texas. Mình là nhà đầu tư dài hạn vào thị trường chứng khoán, và đương nhiên là cả crypto luôn. Cụ thể mình dùng Robinhood, IBKR, Charles Schwab, Fidelity, Webull để đầu tư vào chứng khoán Mỹ. Còn đối với crypto mình đang dùng Coinbase Pro, Kucoin, Gate, Crypto App, CoinEx, Lbank, Bittrex, Gemini để mua, bán và trữ tiền điện tử. Mình đang và đã và từng dùng các hot wallet nổi tiếng như là: Trust wallet, Metamask, crypto wallet, coinbase wallet, safepal wallet. Cold wallet mình đang dùng: Safepal.

Ok, bắt đầu ha.

===========================================================================
Chia sẻ 3:
Sau một khoảng thời gian đầu tư chứng khoán và crypto. Tự bản thân mình nhận thấy tiền điện tử khi mình bắt đầu đầu tư tới hiện tại mang lại cho mình rất nhiều trải nghiệm thú vị, nó làm được rất nhiều thứ hơn hẳn là khi đầu tư vào chứng khoán. Mình nhận thấy tiền điện tử là công nghệ hướng đến tương lai, tuy nhiên nó có một điểm yếu theo mình là chí mạng, cực kỳ mạo hiểm, rất dễ mất sạch tiền: đó chính là private key mà 2 bài viết trước mình đã chia sẻ với các bạn rồi đó. Bạn nào chưa đọc mình khuyên là nên lưu lại, đọc nhiều lần để chiêm nghiệm, hiểu rõ những ý mình chia sẻ trong bài mình viết. Thà là chậm một nhịp, đa nghi hơn, cẩn thận hơn khi đầu tư nhằm mục đích không bị mất sạch tiền một cách oan uổng nha.

A. Private key! Điểm yếu chí mạng của tiền điện tử.

Tình huống giả định: một sàn exchange có 1 ví nóng chứa khoảng 1000 loại crypto khác nhau, vì một lý do nào đó sàn này bị lấy cắp private key. Ngay tại thời điểm nhân viên, quản lý cấp cao của sàn phát hiện được việc từng loại crypto bắt đầu bị chuyển dần dần sang ví lạ. Họ không thể làm ngăn chặn được sự thâm nhập này vì làm gì sự lựa chọn đổi mật khẩu, hoặc là có bảo mật 2 lớp cho cái private key đó đâu. Việc có thể làm ngay lúc đó mà sàn có thể làm được là giảm thiểu mất mát bằng cách chuyển coin, crypto còn lại sang ví khác, nhanh tay thì còn, chậm tay thì mất sạch. Thời gian vừa qua, các bạn thấy các sàn lớn liên tục bị mất tiền trong ví. Bạn cảm thấy sao? Bảo mật của các sàn lỏng lẻo á. Mình không nghĩ với từng đó con người mà lại để bị hack một cách dễ như vậy đâu. Bạn hãy tự nghĩ và chiêm nghiệm! Câu trả lời mình đã chia sẻ cho bạn rồi đó.

B. Các cách hạn chế mất tiền khi chơi crypto.

Theo hiểu biết của mình hiện không có cách nào bảo đảm 100% là bạn sẽ không bị mất tiền khi đầu tư vào crypto. Do đó mình chỉ dám chia sẻ cách theo mình là tối ưu nhất (60%-70%) để tránh bị mất sạch tiền nhé.

B.1. Nguyên tắc quan trọng: mua, trữ crypto dưới dạng phi tập trung, không đặt hết tiền vào một giỏ mà phải chia nhỏ ra, cụ thể bạn đặt tiền điện tử vào:

+ Ví lạnh (hardware wallet). Tìm hãng nổi tiếng trên thế giới mà mua. Mua trực tiếp tại website của hãng: Ledge, Trezor, Safepal…

Nếu bạn đầu tư ít tiền mua 1 cái ví lạnh. Nếu số tiền bạn đầu tư càng lớn thì mua càng nhiều và bạn nhớ mua ví lạnh mỗi nhãn hàng 1 cái (ví dụ: 1 cái Ledge, 1 cái Trezor, 1 cái Safepal).

Độ an toàn: 6-7 điểm.

Khi bắt đầu đưa ví lạnh vào sử dụng, mình chỉ khuyên bạn ghi cẩn thận Private key gồm toàn bộ 12 hoặc 24 chữ ra mẫu giấy nhỏ, sau khi ghi xong lấy băng keo trong loại lớn dán lên giấy phần chữ bạn đã ghi nhằm mục đích bảo vệ lâu dài. Nếu được thì làm thêm 1 bản copy. Sau cùng, cất 2 mẫu giấy đó vào nơi an toàn nhất, chỉ mình bạn biết.

Điều tuyệt đối không làm: không chia sẻ, không nhập private key vào bất kỳ trang web nào, không một ai được cái quyền biết private key của bạn. Bạn cũng không nên lưu private key trên note của phone hoặc tại máy vi tính nhằm chống lại việc bị spy hoặc hacker nó lấy cắp.

Lưu ý nhỏ: mỗi lần bạn reset lại ví lạnh (factory reset). Khi sử dụng trở lại ví lạnh sẽ có private key khác. Mỗi lần reset mỗi lần khác.

+ Sàn giao dịch uy tín, có tuổi đời lâu năm: tìm, đọc review tại coinmarketcap hoặc coingecko.

Mình chia sẻ luôn cho các bạn nào lười tìm (các sàn dưới đây mình đã test và đều dùng được khi bạn ở Mỹ, nếu bạn ở VN đương nhiên là cũng dùng được luôn nhé).

Binance. com (thay bằng Binance. us nếu bạn sống tại Mỹ): 7 điểm.

coinbase. com, Kucoin. com, Crypto. com: 7 điểm.

CoinEx. com, Lbank. info, bittrex. com, kraken. com: 6 điểm.

Ngay sau khi bạn đăng ký xong, nhớ là phải bật bảo mật 2 lớp lên liền. Logout ứng dụng, sau đó login trở lại nhằm kiểm tra xem bảo mật 2 lớp có hoạt động hay không trước khi bạn chuyển usdt lên sàn để mua crypto.

+ Ví nóng (hotwallet, software wallet): Trust wallet, Metamask, Coin 98 wallet.

Độ an toàn: 4-5 điểm

Bạn nhớ là không nên đặt coin top, coin có giá trị cao vào loại ví này. Hãy cất hết vào ví lạnh hoặc để trên sàn để có độ an toàn cao hơn một chút.

Loại ví nóng này chỉ để meme coin, coin mới chưa list ở sàn nào cả. Mình không khuyên đầu tư dạng này vì rủi ro rất là cao. Nhưng nếu bạn cầm lòng không đậu vì bạn rất thích mua bán crypto thông qua pancake swap, uni swap nên bắt buộc phải dùng nó. Vậy thì, để tăng độ an toàn lên thêm chút xíu mình khuyên bạn nên mua và dùng safepal hardware wallet (ví lạnh) để làm việc này. Mỗi khi tiến hành swap sẽ mất thời gian hơn một chút vì phải nhập thêm mã PIN và scan mã QR code để xác nhận giao dịch.

B.2. Nguyên tắc chốt lãi và rút về tài khoản ngân hàng.

Trong thị trường crypto khắc nghiệt này: khi con crypto bạn đầu tư có lãi x5, x10…x100 hoặc bạn cảm thấy nó đang ở gần đỉnh lắm rồi thì bạn đừng ngần ngại chốt lời đi, rút vốn hoặc rút nhiều hơn vốn về để ở bank (phần còn lại bạn bán hết hoặc quyết định giữ lâu dài cũng được). Bạn tôi ơi hãy nhớ: chốt lời không bao giờ là sai cả. Phần tiền bạn rút về bank bạn có thể giúp đỡ gia đình, người thân yêu, hoặc giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn để tích phước hoặc là đầu tư vào lĩnh vực khác.

B.3. Không nên đầu tư 100% tiền của bạn vào crypto (tối đa 20% tiền bạn có), thay vào đó hãy chọn kênh khác để đầu tư phần tiền còn lại.

Lời cuối: cho tới khi nào các nhà khoa học, developer phát minh ra được một loại private key mới có bảo mật 2 lớp hoặc tương tự thì chúng ta mới an tâm hơn. Còn với công nghệ hiện tại, mình chỉ cho điểm tối đa 70% (30% còn lại phụ thuộc vào yếu tố người vận hành hệ thống rất nhiều). Số 70% này mình cho là đã bỏ vào yếu tố lạc quan, tin tưởng rồi!

Ok, đã xong.

Mình hy vọng các bài mình chia sẻ giúp ích được các bạn trên con đường đầu tư vào tiền điện tử.

===========================================================================
Chia sẻ 1:
Tất cả các loại ví lạnh (Hardware wallet, cold wallet), ví dụ như Ledge, Trezor, Safepal… đều không an toàn như bạn nghĩ đâu!

Các loại ví lạnh thật chất chỉ là công cụ để bạn tạo và lưu private key mà thôi. Nó không khác gì nhiều so với khi bạn dùng ví nóng (hot wallet, ví được tạo từ phần mềm).

Khi bạn mua một cái ví lạnh và bắt đầu đưa vào sử dụng, nó sẽ bắt bạn ghi chép và lưu lại 24 hoặc 18 hoặc 12 từ tiếng anh (ví dụ như là: apple, hot, cold, same, table, tree…). Tiếp theo nó bắt bạn tạo mã PIN sau đó kết nối ví lạnh với phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính thông qua hình thức scan mã QR code, hoặc thông qua usb, hoặc thông qua micro sd card (tuỳ thuộc bạn xài của hãng nào).

Khi bạn tiến hành chuyển (send) một loại crypto nào đó đi thông phần mềm của hãng, nó sẽ bắt bạn dùng ví lạnh confirm các kiểu (nhập mã pin, scan QR code…) trước khi lệnh được thực hiện. Bạn cảm thấy được an toàn khi làm như trên?

Nếu một mai ví một lý do nào đó mà bạn bị mất cái ví lạnh đi, trong khi bạn còn giữ private key, thì bạn chỉ cần mua lại đúng loại ví lạnh mà bạn dùng trước đó là bạn có thể khôi phục lại ví của bạn. ====> Câu trả lời là đúng nhưng không đủ.

Mình ví dụ: bạn có 1 BTC, 4 ETH, 10 SOL được cất an toàn tại ví lạnh của bạn.

Private key mà bạn lưu giữ được tạo từ ví lạnh của bạn ở trên, bạn có thể dùng bất kỳ ví nóng nào (Metamask, Trust, crypto wallet, coinbase wallet,…) để phục hồi. Sau đó bạn có thể chuyển 1 BTC, 4 ETH, 10 SOL chính từ ví nóng đi mà không cần thông qua bước confirm (nhập mã pin, scan QR code…) từ ví lạnh gì cả. Bạn có nhận ra có gì đó sai sai ở đây?

Đúng như mình nói ở đầu bài viết, các loại ví lạnh thật chất chỉ là công cụ để bạn tạo và lưu private key mà thôi.

Vì vậy, nếu mà bạn bị hacker ăn cắp, hoặc bị lộ private key, xem như là bạn mất sạch tiền trong ví (lạnh hay nóng gì đều như nhau mà thôi).

Hẹn các bạn ở bài chia sẻ 2.

===========================================================================
Chia sẻ 2:
Nguyên nhân cốt lõi (nguyên nhân gốc) của việc bị mất toàn bộ tiền trong ví (cả ví nóng “hot wallet” lẫn ví lạnh “cold wallet”).

Có bao giờ bạn tự hỏi, mặc dù private key bạn đã cất cẩn thận (không để lộ cho bất cứ ai, không nhập vào bất cứ trang web fake nào…), bên cạnh đó máy vi tính bạn sử dụng sạch hoàn toàn (có cài phần mềm chống virus, spyware…), cái phone bạn dùng cũng sạch. Thế mà, vào một ngày đẹp trời, crypto bạn cất trong ví (nóng và lạnh) bỗng không cánh mà bay sạch sẽ. Nếu bạn đã từng bị, hoặc là lo sợ giống mình nói thì mình khuyên chân thành là nên đọc những gì mình sắp chia sẻ đây.

Mình thấy nhiều bạn bị mất tiền trong ví một cách oan ức. Nay mình chia sẻ bài viết dưới đây tại rất nhiều group, mục đích là giúp các bạn chơi crypto biết càng nhiều càng tốt khi ở trong thị trường đầy rủi ro này. Bài viết không nhằm mục đích hù doạ bạn ngừng chơi crypto đâu vì mình cũng là tín đồ chơi crypto mà.

1. Ví nóng (hotware wallet) được tạo từ phần mềm, ví dụ: Trust wallet, Metamask, crypto wallet, coinbase wallet, Coin 98 wallet, safepal wallet… Khi bạn bắt đầu tạo một địa chỉ ví, một trong những phần mềm ở trên sẽ cung cấp cho bạn private key để bạn lưu lại, private key phổ biến nhất là loại 12 hoặc 24 chữ bằng tiếng anh (ví dụ: apple, cake, hot, cold, same…), phần mềm trên sẽ lưu và gởi private key đã cung cấp cho bạn về server do họ quản lý. Và đương nhiên, bọn họ biết địa chỉ ví và private key của bạn. Họ sẽ chờ, nuôi bạn lớn rồi thịt!

2. Ví lạnh (Hardware wallet, cold wallet): Ledge, Trezor, Safepal... Khi bạn bắt đầu sử dụng và kết nối ví lạnh của bạn với phần mềm trên phone, hoặc máy vi tính bằng cách scan mã QR code, hoặc thông qua usb, hoặc thông qua micro sd card (tuỳ thuộc bạn xài của hãng nào). Phần mềm của hãng sẽ dịch ngược để có thể biết được private key của bạn thông qua kết nối mình để cập ở trên. Tiếp theo từ phần mềm của hãng, nó sẽ gởi private key và địa chỉ ví của bạn về server do họ quản lý.

Đọc đến đây bạn sẽ hiểu được nguyên nhân cốt lõi khiến bạn bị mất hết crypto rồi?

P/S: Có thể bạn hoài nghi hoặc không tin, nhưng đúng là khả năng cao nhất chính là những gì mình được cung cấp miễn phí mà bạn tin tưởng và dùng hàng ngày.

Bonus: private key được tạo từ ví nóng (Trust wallet) có thể nhập vào bất kỳ phần mềm nào khác (coinbase wallet, Coin 98 wallet…) hoặc là ví lạnh (hardware wallet) và sử dụng một cách bình thường. Và ngược lại: ví lạnh => ví nóng.

Hẹn các bạn ở bài chia sẻ 3.
 
Mình không là dân công nghệ, chẳng phải dân IT nhưng cũng thích Crypto và có tìm hiểu chút ít về nó.
Có một số bạn cho rằng tiền điện tử có giá trị lớn như BTC, ETH, BNB... thì không được lưu nó trong ví nóng vì dễ bị hack mất hết tiền, nên lưu trữ nó trong ví lạnh cho an toàn hơn và bảo quản kỹ chiếc ví để không mất tiền. Vấn đề này, theo tao tìm hiểu, hình như nhiều thằng nghĩ rằng tiền đang giữ trong ví, và nếu vậy thì nó chưa ổn lắm. Không biết tao đúng hay sai, mong mọi người ai hiểu rõ thì thông não giúp.

Tiền polyme trong két sắt của mình thì chỉ mình mình biết, nhưng tiền điện tử thì nó nằm ngay trên Blockchain và ai cũng có thể nhìn thấy chứ nó không nằm trong ví.
Số tiền mình nhìn thấy trong ví thực ra nó là số ảo, con số này có được là do phần mềm ví (ví dụ như Trust Wallet, C98 Wallet...) truy xuất dữ liệu giao dịch trong blockchain để tính toán và hiển thị ra trong ví cho mình xem, thực chất không hề có tiền điện tử nằm trong ví.

Mỗi ví đều có 1 Private key đi kèm và đây là công cụ và là cách duy nhất để truy xuất vào blockchain, từ đó toàn quyền sử dụng tiền trong ví. Do vậy, quên private key thì xem như tiền tan biến không có cách gì phục hồi, người nào đó biết private key thì họ toàn quyền sử dụng tiền trong ví đó.
Trên blockchain cũng không hề lưu giữ số tiền cụ thể của một ví (ví dụ như địa chỉ A có 10 BTC, địa chỉ B có 0,8 BTC...) mà tất cả chỉ là "thông tin giao dịch" mà thôi.

Để biết một địa chỉ ví đang sở hữu bao nhiêu tiền thì "phần mềm ví" sẽ làm nhiệm vụ tra soát trên blockchain các dữ liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các giao dịch đã thực hiện, tính toán tổng đầu vào trừ cho tổng đầu ra sẽ có con số còn lại (dĩ nhiên không thể là con số âm) và con số này được hiện ra trong ví. Vì vậy, về bản chất, tiền đang có trong ví chỉ là kết quả cuả một quá trình tính toán dữ kiện giao dịch thôi, nó không phải là tiền thật sự mà ví đang sở hữu. Và dữ kiện dùng để tính toán nó luôn phơi bày trên blockchain mà ai cũng thấy.
Dữ liệu đầu vào nghĩa là ngay từ lúc một địa chỉ ví được tạo ra cho đến giây phút hiện tại có bao nhiêu giao dịch chuyển tiền thành công đến địa chỉ này. Dữ liệu đầu ra tức là từ địa chỉ này chuyển tiền đi.
Ví dụ tôi vừa tạo xong một địa chỉ ví BTC, bạn ABC chuyển vào ví của tôi 1 BTC. Khi giao dịch này đã được xác thực và nội dung giao dịch này đã được đóng block trên blockchain thì sẽ không thay đổi được nữa (vì nếu thay đổi được thì đó không phải là blockchain). Và lúc này, phần mềm ví sẽ tính toán và thấy rằng tôi đang có 1 BTC giao dịch đầu vào, như vậy sẽ hiển thị trong ví là tôi đang có 1 BTC. Nghĩa là cái phần mềm ví "nhìn thấy" trên blockchain là tôi đang có 1 giao dịch đầu vào là 1BTC nên nó sẽ nói là tôi đang sở hữu 1 BTC trong ví.
Tiếp theo, nếu tôi chuyển cho bạn XYZ số lượng 0,6 BTC, dĩ nhiên là tôi còn lại 0,4 BTC (không nói đến phí giao dịch nhé) và ai cũng hiểu điều này. Nhưng thực tế trên blockchain có lưu trữ là tôi có 0,4 BTC hay không? thật sự là không lưu con số 0,4 BTC này ở bất cứ nơi đâu cả, blockchain chỉ lưu trữ một giao dịch là từ địa chỉ ví của tôi đã chuyển sang địa chỉ ví của bạn XYZ số lượng 0,4 BTC và đây là giao dịch đầu ra của tôi. Chỉ vậy thôi.
Vậy thì phần mềm ví sẽ có nhiệm vụ tính toán đầu vào, đầu ra của địa chỉ ví của tôi và tứ đó biết được tôi có 1 BTC vào và 0,6 BTC ra như vậy tôi còn 0,4 BTC. Đây chỉ là con số "ảo" nằm trong ví chứ không hề có đồng nào nằm trong ví cả, tất cả đều nằm trên blockchain dưới dạng thông tin giao dịch.
Ví nóng hay ví lạnh bản chất của nó cũng chỉ là công cụ cất giữ private key thôi chứ không hề lưu trữ coin.
Còn vấn đề khác là, nếu ví hay sàn có lưu giữ private key của người dùng thì chắc họ cũng phải "băm" ra và lưu giá trị băm thôi chứ ai lại đi lưu trực tiếp pass hay private key làm gì (mình nghĩ vậy, còn đúng sai thì nhờ người hiểu rõ thông não giúp bởi mình cũng chỉ tự tìm hiểu)
Hàm băm là một thuật toán mã hóa được thiết kế để biến giá trị đầu vào thành giá trị đầu ra khác biệt và không thể dò ngược mã nguồn, tức là từ giá trị băm không có cách nào để dò ngược để tìm ra giá trị đầu vào. Tuy nhiên một giá trị đầu vào luôn cho ra một giá trị đầu ra nhất quán.
Hiểu nôm na như: Đưa 1 con gà còn sống vào dây chuyền giết mổ, dây chuyền sẽ tự động giết và xử lý mọi việc để cho ra một con gà thịt thành phẩm sạch sẽ, đóng gói hoàn chỉnh và họ chỉ cần mang ra siêu thị để bán. Ở đây con gà là dữ liệu đầu vào, dây chuyền giết mổ là hàm băm, gà thành phẩm đã đóng gói là kết quả băm.
Và nếu như bán thịt gà không được, sẽ không có cái dây chuyền nào quyền năng để đưa gộp thịt gà thành phẩm vào máy để biến trở lại thành con gà còn sống mang về nuôi để sau này giết mổ lại.
Với hàm băm, khi người dùng tạo mật khẩu, hệ thống sẽ băm mật khẩu để tạo ra giá trị băm và có thể lưu trữ kết quả băm này. Khi người dùng nhập mật khẩu thì hệ thống sẽ băm nó sau đó so sánh kết quả, nếu trùng khớp với giá trị băm đã lưu tức là đã cung cấp mật khẩu chính xác.
Nhỡ khi bị lộ giá trị băm của mật khẩu thì cũng không thể dò ra mật khẩu gốc được.
Mình tìm hiểu và chỉ hiểu được như vậy, đúng sai thì cần được thông não thêm.
 
Khoe thân



ezgif-4-3596502232.gif



ezgif-3-a0bdbc25fd.gif


ezgif-4-301c0cc061.gif
 
V ý tưởng của m là sẽ chuyển private key thành một hàm băm sau đó m sẽ lưu trữ cái hàm băm này?
Nhưng khi m nhập key để connect vào mạng thì bản chất vẫn phải nhập cái private key gốc của nhà sản xuất?
 
Top