Cảng biển hưởng lợi nhờ thuế quan Trump

newboi

Con chim biết nói
Ngô Linh Thứ bảy, 24/05/2025 - 13:35
Bức tranh tích cực của ngành cảng biển có thể được duy trì ít nhất là đến hết quý II/2025, nhờ hưởng lợi từ việc các nhà nhập khẩu tại Mỹ tăng tốc trữ hàng tồn kho.

114130img_7647-1140.jpeg
Doanh nghiệp ngành cảng biển vẫn đặt mục tiêu kinh doanh lạc quan, bất chấp khó khăn từ thuế đối ứng Mỹ. Ảnh: Hoàng Anh.

Tăng tốc trước thềm “chốt” thuế đối ứng​

Quý I/2025 đánh dấu sự bứt phá của nhóm doanh nghiệp ngành cảng biển. Đơn cử, Công ty CP Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship) ghi nhận doanh thu thuần quý I/2025 đạt 682 tỷ đồng, tăng 16%, lãi trước thuế đạt hơn 135 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam Mục tiêu thận trọng

Với kết quả kinh doanh khả quan, Viconship tiếp tục triển khai kế hoạch thâu tóm doanh nghiệp cùng ngành, cho thấy niềm tin vào triển vọng tăng trưởng dài hạn đối với ngành cảng biển.


Một số phiên giao dịch gần đây, Viconship đang không ngừng mua vào cổ phiếu HAH của Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An, nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm Viconship tại Hải An lên hơn 11,6%.

Hải An được biết đến là đơn vị sở hữu hệ sinh thái vận tải biển bao gồm Cảng Hải An tại TP. Hải Phòng và đội tàu biển, cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025. Trong đó, doanh thu của Hải An tăng 66% lên 1.169 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng gấp gần ba lần lên 233 tỷ đồng.

Còn Công ty CP Gemadept, đơn vị sở hữu 75% vốn tại cảng nước sâu Gemalink, ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 27% so với cùng kỳ, đạt 1.277 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 528 tỷ đồng, đánh dầu mức lợi nhuận từ mảng kinh doanh cốt lõi cao nhất lịch sử nếu không tính những quý có phát sinh doanh thu và lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng tài sản, cổ phần.
Cổ phiếu GMD của Gemadept tiến về đáy 1 năm

Quý II/2025, Gemadept tiếp tục triển khai dự án cảng nước sâu Gemalink giai đoạn hai, trong bối cảnh khoản đầu tư vào Gemalink đang đem lại lợi nhuận khổng lồ.

Công ty Chứng khoán Mirae Asset nhận định, bức tranh tích cực của ngành cảng biển có thể được duy trì ít nhất là đến hết quý II/2025, nhờ hưởng lợi từ việc các nhà nhập khẩu tại Mỹ tăng tốc trữ hàng tồn kho, tận dụng giai đoạn thuế đối ứng của Mỹ được hoãn trong 90 ngày.
Chứng khoán Mirae Asset có chi nhánh thứ hai tại Hà Nội - Nhịp sống kinh tế  Việt Nam & Thế giới


Bên cạnh đó, việc Mỹ nhắm vào đối thủ chính trong thương chiến là Trung Quốc cũng sẽ khiến quốc gia tỷ dân dần đánh mất đi vị thuế “công xưởng của thế giới” và thúc đẩy làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.


Về dài hạn, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ làn sóng dịch chuyển này, qua đó nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu. Đây cũng là yếu tố đem lại lợi ích về dài hạn cho nhóm doanh nghiệp ngành cảng biển.

Tác động khó đoán của thuế đối ứng lên ngành cảng biển​

Tuy nhiên, Mirae Asset chỉ đưa ra khuyến nghị trung tính cho ngành cảng biển Việt Nam, bởi tiềm năng tăng trưởng của ngành có thể bị lu mờ dưới sức ép của chính sách thuế đối ứng.

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Mỹ với những đối tác thương mại chưa dẫn đến kết quả cuối cùng, ngoại trừ Vương quốc Anh đã đạt thỏa thuận sơ bộ với thuế cơ bản 10% cộng thêm một vài hạn ngạch bổ sung.

Tín hiệu tích cực có xuất hiện như khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan 115% trong 90 ngày nhưng động thái này chỉ mang tính “giải lao”, trừ khi dẫn đến một thỏa thuận thực sự, theo Mirae Asset.

Đối với Việt Nam, Mirae Asset dự báo rằng mức thuế giữ ở ngưỡng 10% là điều khó có thể thương lượng, do thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ ở mức cao, lên đến 123 tỷ USD trong năm 2024.

Trong khi đó, các căng thẳng địa chính trị vẫn diễn ra gay gắt và nhiều cuộc triển khai quân sự đang nổ ra, tiếp tục tạo ra tình trạng chia cắt, ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế.

Những căng thẳng thương mại, địa chính trị đẩy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ cũng như một số thị trường lớn xuống mức thấp, cũng là nguyên nhân có thể gây suy giảm giao thương xuyên biên giới.


Về lâu dài, kết quả đàm phán sẽ là dữ liệu chính để đánh giá triển vọng của ngành cảng biển. Triển vọng kinh tế tăng toàn cầu tăng trưởng thấp và sự suy giảm niềm tin tiêu dùng sẽ gây áp lực tới các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, qua đó khiến ngành cảng biến gặp khó, trừ khi có đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan.

Trước đó, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), trong báo cáo đánh giá tác động từ thuế đối ứng của Mỹ, xếp cảng biển vào nhóm ngành bị tác động tiêu cực.
Cổ phiếu BSI lên đỉnh lịch sử, Chứng khoán BIDV muốn tranh thủ bán hết cổ  phiếu quỹ

Cụ thể, BSC chỉ ra, thị trường Mỹ chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu và 30% thông lượng hàng hóa qua các cảng của Việt Nam, do đó sản lượng hàng container năm 2025 sẽ tụt giảm nghiêm trọng với chính sách thuế đối ứng.

Trong đó, nhóm các cảng nước sâu sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất do có khả năng đón các tàu lớn, có chuyến hải trình dài nên tỷ lệ hàng xuất Mỹ cao hơn.

Bên cạnh thách thức từ thuế đối ứng, ngành cảng biển còn phải đối diện với tình trạng dư thừa công suất, đặc biệt tại khu vực Hải Phòng do gia tăng công suất thiết kế, trong khi nguồn cung hàng hóa chưa có chuyển biến tích cực trong năm 2025, theo Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS).
Chứng khoán An Bình (ABS) tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng


Mặt khác, giá dịch vụ cảng biển đã chứng kiến mức tăng từ 8 – 10% trong năm 2024 và được dự báo sẽ không còn nhiều dư địa để tăng trong năm 2025, cũng là yếu tố tác động đến triển vọng kinh doanh của nhóm doanh nghiệp cảng biển.


Tuy vậy, các doanh nghiệp cảng biển vẫn đưa ra mục tiêu kinh doanh tham vọng trong năm 2025. Trong đó, Viconship muốn tăng vốn lên 3.744 tỷ đồng, tiếp tục kế hoạch mở rộng và đặt mục tiêu doanh thu 2.790 tỷ đồng, ngang bằng với doanh thu khi công ty ghi nhận thêm 189 tỷ đồng nhờ đánh giá lại khoản đầu tư.

Kế hoạch đầu tư kinh doanh năm 2025 của Viconship dựa trên niềm tin rằng ngành cảng biển sẽ tiếp đà phục hồi từ sau giai đoạn Covid-19, cộng với làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng cảng biển.
Viconship tiếp tục tăng sở hữu tại HAH

Còn Gemadept vẫn kiên định với mục tiêu mảng kinh doanh cốt lõi sẽ mang về lợi nhuân trước thuế 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2024. Gemadept cũng đang thực hiện giải pháp đa dạng hóa các tuyến hải trình tại cảng Gemalink, khai thác thêm khu vực châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ.
 
Chứng khoán là anh A cố lừa anh B cái này hưởng lợi để lao vào ôm giá cao

ừ chắc cũng có lợi nhưng biết đâu lợi chỉ có bé tí, và sau quý 2/2025 thì sẽ về đâu ??? ngồi chơi à
 
Top