Cảnh Thịnh, thằng con bất tài của Nguyễn Huệ báo hại Bùi Thị Xuân sắp giết được Nguyễn Ánh

Năm 1792, Nguyễn Huệ đột ngột từ trần trong lúc đang chuẩn bị kế hoạch chi tiết để diệt Nguyễn Ánh ở Gia Định. Khi Nguyễn Huệ chết thì truyền ngôi lại cho con là Quang Toản.

Năm Quý Sửu (1793) Quang Toản chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, sai Ngô Thì Nhậm sang nhà Thanh báo tang và xin sắc phong. Vua Thanh vốn đã sắc phong cho Quang Toản làm Thái tử khi vua Quang Trung còn sống nên lập tức xuống chỉ phong Toản làm An Nam Quốc vương. Án sát Quảng Tây được lệnh làm sứ thần đến Bắc Thành, Quang Toản cũng sai người đóng giả nhận thay. Sứ thần nhà Thanh có biết việc ấy song không có phản ứng gì.
Quang Toản lên ngôi lúc tuổi còn nhỏ nên không đủ năng lực và uy tín để điều hành công việc quốc gia. Mọi việc đều được quyết định bởi Bùi Đắc Tuyên. Từ đó Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền, trong ngoài đều oán hận. Đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau, Quang Toản không ngăn được đành chỉ khóc lóc mà thôi. Giữa lúc đó lại có cận thần gièm pha rằng, oai quyền của Trần Quang Diệu quá lớn, mưu đồ cướp ngôi. Quang Toản tin là thật, liều rút hết binh quyền của Trần Quang Diệu. Trần Quang Diệu gửi mật thư vào Quy Nhơn hẹn với Lê Văn Trung đem quân ra phế hạ Quang Toản, lập Quang Thiệu lên ngôi. Việc không thành, Quang Thiệu bị giết còn Lê Văn Trung bị chém. Con rể Lê Văn Trung là Lê Chất sợ hãi, bỏ Tây Sơn sang đầu hàng Nguyễn Ánh
Ở phía Nam Nguyễn Ánh nhờ người Pháp giúp đỡ nên đem quân đánh ra Quy Nhơn. Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn và đổi tên thành Bình Định. Từ đó Nguyễn Ánh bắt đầu dành được thế áp đảo. Nguyễn Quang Toản non yếu, nội bộ lục đục không chống nổi nên bị Nguyễn Ánh tiêu diệt. Tháng 6/1801, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân. Cảnh Thịnh giữ không được Phú Xuân, chúa Ánh đánh úp chúa lấy lại được thành của tiên tổ.

Do-doc-Tay-Son-Nguyen-Van-Tuyet-Ke-hoach-dong-troi-nham-vao-chua-Nguyen_4.jpg

Phú Xuân bị mất, Bùi Thị Xuân dẫn 5.000 quân hộ giá vua Cảnh Thịnh đi chiếm lại. Biết đã bị dồn đến bước đường cùng, Bùi Thị Xuân tự tay thúc trống trận dồn dập rồi liều chết cưỡi voi xông vào chiến lũy Trấn Ninh. Vốn đã từng nếm mùi thua trận trước vị nữ tướng oai phong lẫm liệt, quân Nguyễn sợ hãi xô nhau chạy. Chúa Nguyễn đem một cánh quân vượt sông Linh Giang tìm đường rút Bùi Thị Xuân dí theo sắp bắt được Nguyễn Ánh, nếu bắt được xem như vận nhà Nguyễn kết thúc. Nhưng "báo thủ" Vua Cảnh Thịnh thấy quân Nguyễn chạy đông, sợ bị phục kích nên bỏ chạy.

hon_non_nuoc_vietso_124anh_2_XGTL.png

Khi thấy Quang Toản quay ngựa bỏ chạy thì Bùi Thị Xuân nắm lấy cương ngựa rồi nói: “sắp chiến thắng rồi, bệ hạ đi đâu vậy?”. Quang Toản gạt tay Bùi Thị Xuân ra và nói:“để Trẫm về lấy thêm quân, sau đó sẽ tiếp tục đánh giặc Ánh”.

Bùi Thị Xuân níu áo lại không được. Như rắn mất đầu, quân Tây Sơn vỡ trận. Đó là trận đánh oanh liệt cuối cùng của vị nữ tướng anh hùng.
Ngay lúc đó, Bùi Thị Xuân cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng. Biết được tin này, quân Nguyễn Ánh cố đánh để thắng nên làm quân Tây Sơn chồn chân. Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân Tây Sơn bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy. Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của Bùi Thị Xuân nhằm cứu vãn tình thế. Nhưng ngờ đâu nhà Tây Sơn, sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa. Quang Toản thua trận, chạy ra Bắc Hà. Tháng 6/1802, Nguyễn Ánh huy động toàn bộ quân thủy bộ đồng loạt tiến ra Bắc. Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Giang rồi bị bắt. Triều đại nhà Tây Sơn chấm dứt từ đấy. Triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại 25 năm với ba đời vua là Thái Đức (1778 – 1793), Quang Trung (1789 – 1792) và Cảnh Thịnh (1793 – 1802).
 
Nhiều cháu không hiểu gì để minh họa cho dễ hiểu:
1. Ông bà các thanh niên đến một khu đất khai hoang, đem theo rất nhiều người làm vườn;
2. Đến đời các thanh niên, thì người làm công đứng lên đánh đuổi các thanh niên ra khỏi đất và nhà mình vì lý do thanh niên chỉ lo chịch gái không quan tâm đến họ, người làm công bị bóc lột, bị đàn áp.....
3. Thanh niên bị đuổi người làm công đuổi giết như chó dại, sau đó sang hàng xóm nhờ người ta giúp đỡ để lấy lại vườn nhà mình => cũng bị đánh cho tan nát
4. Thanh niên cố gắng đòi lại đất nhà mình và đòi được, đập chết lũ làm công =>.... sau này hậu thế lại bảo thanh niên làm vậy là sai.

Nói như vậy để cho nhiều thanh niên hiểu vấn đề, chứ thực ra thế giới này là mạnh được yếu thua, người thắng viết lịch sử. Tôi không phê phán hay bênh ai đâu.
 
trận Trấn Ninh:
bối cảnh lực lượng Tây sơn:
lúc này tình hình Tây sơn tuy mất Phú Xuân nhưng vẫn làm chủ bắc hà, vùng đất này do Quang Thùy làm chủ đóng tại Thăng Long đã nhiều năm. Thùy là kẻ có tài cầm quân lại rất trầm tĩnh, Quang Toản và Bùi Thị Xuân sau khi mất Phú Xuân đã chạy ra Thăng Long quyết xây dựng lực lượng chuẩn bị báo thù tái chiếm Phú Xuân, đặc biệt khi nghe tin mộ Huệ và vợ bị Ánh đào lên phanh thây thì lòng căm thù còn gấp bội, trong đó người quyết tâm đánh Phú Xuân nhất là Bùi Thị Xuân khi mà chồng thì bị cầm chân ở Bình Đinh, mẹ và con gái thì bị Ánh bắt, mộ chủ nhân là Huệ thì bị đào.
Lúc này Quang Toản đã cho phát hịch triệu tập binh mã được 30.000 quân. Toản cùng với Thùy để 2 em là quang Thiệu và Quang Khanh ở lại giữ Thăng Long còn mình thì đích thân chỉ huy số quân này nam tiến. Chưa kể có sự bổ sung 5000 quan bản bộ của Bùi Thị Xuân, ngoài ra còn có 100 chiến thuyền của tụi cướp biển Tàu ô do đô đốc Lực và Đặng văn tất chỉ huy. đội quân này xuất phát từ Nghệ an ở tháng 11 Tân Dậu ra đi mà tới 1-1 Nhâm Tuất (1802) mới xảy ra trận đánh luỹ Trấn Ninh, thật quá xa thời Quang Trung tung quân.
Bối cảnh và sự chuẩn bị của Nguyễn Ánh:
Ở mặt Bắc, tháng 12/1801 (tháng 11 ÂL.) Nguyễn Văn Trương đóng ở Động Hải [tức Trấn Ninh, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình] được thám tử báo tin đại binh Tây Sơn từ Thăng Long sắp vào, bèn dâng sớ xin thêm quân.Tư lệ Đinh Công Tuyết làm tiên phong, đụng độ với quân Đặng Trần Thường ở Hoành Sơn. 200 binh Nguyễn đầu hàng, Đặng Trần Thường rút về bảo Thanh Hà [huyện Bố Trạch, Quảng Bình].
Đinh Công Tuyết tiến đóng đồn Bụt Sơn, Thiếu tế Nguyên đóng đồn ở Pháp Kê, Tổng quản Siêu đóng đồn ở Ba Đồn. Đặng Trần Thường lại lui quân về Ngoã Dinh (Dinh Ngói) [huyện Bố Trạch, Quảng Bình].

Nguyễn Vương quyết định thân chinh, để quốc thúc (chú vua) Tôn Thất Thăng giữ Phú Xuân, cùng Nguyễn Văn Khiêm quản quân ngự lâm và các đội Thần sách. Nguyễn Công Hà và Nguyễn Hữu Chính giữ cửa Thận An.

Nguyễn Vương đến đóng ở Động Hải (Trấn Ninh).
Tháng 1/1802 (tháng 12/ Tân Dậu), Vương triệu Phạm Văn Nhân (đang giữ cửa Thận An) đến hành tại (chỗ vua đóng quân).
Tây Sơn đánh Ngõa Dinh, Đặng Trần Thường lui về Động Hải. Tình hình quân Nguyễn khá khẩn cấp.
Vừa lúc đó, binh thuyền Tống Phước Lương đến cửa Nhật Lệ.
Tây Sơn tiến đến luỹ Trấn Ninh.
Lúc đó mặt trận Bình Định cũng đang găng, Nguyễn Văn Thành dâng mật sớ nói Trần Quang Diệu liều chết giữ thành không thể đánh được, mà lương quân ở Thị Nại đã gần hết. Vua bèn sai Nguyễn Hữu Chính chở 25.000 phương gạo ở kinh ra giúp.
Tháng 2/1802 (tháng 1/Nhâm Tuất) Nguyễn Vương đang đóng ở Trấn Ninh. Cảnh Thịnh sai Nguyễn Quang Thùy và tổng quản Siêu đem bộ binh đánh Trấn Ninh. Còn Tư lệ Đinh Công Tuyết, Đô đốc Nguyễn Văn Đằng, Đô đốc Lực, kết hợp với hơn trăm thuyền của Tề Ngôi bày thủy trận ở cửa Nhật Lệ. Nguyễn Vương sai Nguyễn Văn Trương điều bát thuỷ binh ra biển tham chiến. Phạm Văn Nhơn và Đặng Trần Thường chống giữ mặt bộ.
Trong đó thành hay bại của Nguyễn Ánh ở trận này đặt hết lên vai của đạo thủy binh vô địch của Nguyễn Văn Trương, viên hàng tướng tây sơn đi theo Ánh từ hơn 15 năm trước là người lập nhiều chiến công và khiến Ánh tự hào nhất trong số các tướng.

Diễn biến trận Trấn Ninh:
Trận ác chiến cuối cùng của Tây sơn và Nguyễn Ánh

Để tấn công ba căn cứ quân sự rất trọng yếu ở địa đầu trấn Thuận Hóa, quân thủy bộ Tây Sơn phân thành ba mũi như sau:
Một đạo bộ binh do Nguyễn Quang Thùy và Tổng Quản Siêu chỉ huy sẽ đánh vào lũy Trấn Ninh
Một đạo bộ binh do Nguyễn Văn Kiên và Tư Lệ Tiết chỉ huy sẽ đánh núi Ðâu Mâu. Nơi mà Ánh thân chinh chỉ huy
Một đạo thủy quân gồm trăm thuyền chiến do Ðặng Văn Tất và Ðô Ðốc Lực chỉ huy sẽ chặn ngang cửa sông Gianh.
ngày 3-2 năm 1802 nhằm tháng giêng năm nhâm tuất Trận Trấn Ninh mở màn Quân Tây Sơn tấn công Trấn Ninh. Bám sát như kiến bò lên. Quân Nguyễn từ trên núi thả đá xuống, Tây Sơn chết rất nhiều. Quang Toản muốn rút quân. Bùi Thị Xuân nắm cương ngựa giữ lại. Bà cưỡi voi xuất trận, cảm tử thúc quân đánh từ sáng đến trưa, không lui quân hai bên ác chiến rất khốc liệt.
Bùi thị xuân cầm trống thúc quân đánh liên hồi tình hình chưa biết thắng lợi sẽ về tay ai thì Thủy quân của Nguyễn Văn Trương đã đánh tan hơn trăm chiến thuyền của Đặng Văn Tất và Đô đốc Lực, bắt được 20 thuyền và kéo thủy quân bọc hậu sông Gianh chặn đường rút của Quang Toản và Quang Thùy.
Nghe tin thủy binh thua bộ binh Tây sơn chợt rối loạn. Nguyễn văn Kiên dẫn 700 quân bản bộ tiến sát thành Trấn Ninh đột nhiên hàng, trước tình hình trên Quang Toản và Quang Thùy vội chạy về Bố Trạch Bùi thị xuân rút theo sau
Biết thuyền lương Tây Sơn còn đậu 50 chiếc ở sông Gianh, Tống Phước Lương và Nguyễn Văn Vân [con Nguyễn Văn Trương] đón đánh, bắt được hết cả thuyền lương và 700 quân. Quân Tây Sơn tan vỡ. Thượng thư Nguyễn Thế Trực, đô đốc Trần Văn Mô, tham đốc Bùi Văn Ngoạn, thiếu tể Nguyên đều bị bắt.
Đại thắng, Nguyễn Vương bàn rút quân về Phú Xuân. Các tướng đều muốn thừa thắng tiến ra Bắc, Nguyễn Vương nói: “Trong bọn giặc chỉ có Trần Quang Diệu là ghê nhất”. Diệu chưa trừ xong không nên khinh tiến” (Thực Lục, I, t. 480). Ngày 15/2/1802 (ngày Ất Dậu 13/1/Nhâm Tuất) Nguyễn Vương về tới Phú Xuân.
kết thúc trận Trấn Ninh quân Nguyễn Ánh toàn thắng đánh dấu chấm dứt sự phản kháng cuối cùng của quân tây sơn. Từ đây Quân tấy sơn trở nên rệu rã mất ý chí chiến đấu chưa đánh đã hàng và bị quân Ánh bẻ gãy như bẻ đuã từng chiếc một
 
Đọc đoạn bà này với con gái bị xử tử rất đáng thương
 
Bài viết hơi quá, trận này bọn Nhà Nguyễn nhỉnh hơn vì thế thủ, thêm nữa thủy quân nhà Nguyễn hơn hẳn bọn Tây sơn nên thắng đúng thôi.
 

Có thể bạn quan tâm

Top