Cáo sa mạc Erwin Rommel: Vị Thống chế Đức Quốc Xã đặc biệt

Tính Giao

Thích phó đà
Khi nói đến Phát-xít Đức, người ta thường liên tưởng đến một đội quân giết chóc tàn bạo. Thế nhưng trong số các tướng lĩnh, vẫn có ít nhất một người đặc biệt, đó là Thống chế Erwin Rommel, người được xem là viên tướng tài ba bậc nhất của Đức với tàì dùng binh, lắm mưu mẹo. Ông là một vị tướng quả cảm, lại có tấm lòng hào hiệp, khoan dung, đối xử rất tốt với binh lính cũng như tù binh. Chính vì lẽ đó Thống chế Erwin Rommel nhận được sự tôn trọng, người Anh bái phục ông, người Mỹ xem ông là một lãnh đạo mẫu mực. Sau thế chiến ông vẫn được sự tôn vinh của người Đức cũng như quân Đồng minh.

https://i.*********/2023/01/27/Rommel-thong-che-phat-xit-02.jpg
Thống chế Erwin Rommel.

Xuất thân
Erwin Rommel sinh năm 1891 tại thị trấn Heidenheim cách Ulm khoảng 50 km, thuộc bang Württemberg. Cha ông là giáo sư, hiệu trưởng một trường trung học, ông nội cũng là nhà giáo, mẹ ông là con gái của quan chức cấp cao.

Rommel có người chị gái rất yêu quý là Helene. Theo lời chị gái thì thuở bé Rommel là cậu bé ốm yếu, không thích chơi bóng, chỉ thích gần nơi thên nhiên và rất hiền lành, ngoan ngoãn. Khi đi học Rommel thích môn toán và kỹ thuật. Năm 14 tuổi ông cùng bạn bè tự chế được một chiếc tàu lượn hoàn thiện, ông cũng có khả năng tháo rời một chiếc xe máy và lắp ráp lại.

Không đủ điểm vào đại học, Rommel dự định đi làm tại một nhà máy khinh khí cầu gần quê nhà. Nhưng cha ông lại mong muốn con trai vào quân ngũ bởi thời kỳ này ngành sĩ quan, quân đội đang rất được ưa chuộng.

Năm 1910, Rommel 19 tuổi gia nhập vào trung đoàn bộ binh số 124 của bang Württemberg. Đầu năm 1911, ông được gửi đến trường Thiếu Sinh Quân tại Danzig và đến tháng 11 thì tốt nghiệp. Đến tháng 1/1912, ông được phong quân hàm trung úy.

Tài năng thiên bẩm
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Rommel tham gia các trận đánh ở Pháp, Rumani và Ý. Ông hăng hái đến nỗi đồng đội thường nói rằng: “Ở đâu có Rommel, ở đó là mặt trận”.

Rommel bị thương 3 lần, được tăng huân chương Iron Cross (Thập tự Sắt) cả hạng 1 và hạng 2. Ông trở thành binh sĩ trẻ nhất nhận được huân chương cao quý của đế chế Đức.

Dù còn rất trẻ nhưng Rommel đã thể hiện được tài năng thiên bẩm của mình. Trong các trận đánh tại dãy núi phía bắc nước Ý, Rommel đã cùng hơn 100 quân tổ chức phòng thủ thành công, đánh lui quân Ý đông đến hơn 7.000 người, giữ vững được ngọn núi Matajur.

Sau kỳ tích không tưởng này Rommel được trao tặng huân chương cao quý nhất của Đức, huân chương quân công (Pour le Mérite). Huân chương này vốn chỉ dành cho các vị tướng của Đức, nhưng nó lại được đặc cách trao cho Rommel.

Giảng dạy bộ binh
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, Rommel có nhiều cơ hội nằm trong Truppenamt (đây là tổ chức thay thế cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức), nhưng ông lại từ chối, mà chỉ nhận làm sĩ quan tuyến đầu trong binh chủng bộ binh. Rommel được nhận chỉ huy một tiểu đoàn.

Do cha và ông nội đều làm nghề giáo, bản thân Rommel có năng lực thuyết giảng rất tốt, nên ông được giảng dạy tại trường bộ binh Dresden từ 1929 đến 1933, và tại Học viện Chiến tranh Potsdam từ 1935 đến 1938.

Năm 1937, Rommel cho xuất bản cuốn sách “Những cuộc Tấn công bằng Bộ binh” của mình. Cuốn sách này được đánh giá rất cao và ngay sau đã trở thành sách giáo khoa quân sự. Cũng chính từ cuốn sách này mà Adolf Hitler để ý hơn đến Rommel và giao cho ông một vị trí trong Bộ Chiến tranh của Đức, nhưng đồng thời ông vẫn tiếp tục giảng dạy ở Học viện Chiến tranh Potsdam. Rommel nhận được nhiều phần thưởng vì thành tích xuất sắc của mình trong thời gian này.

Năn 1938, Đức sáp nhập Áo, Rommel được phong đại tá, chuyển đến làm chỉ huy trường sĩ quan ở Wiener Neustadt, gần Vienna. Tại đây ông viết cuốn sách “Xe tăng trong các cuộc Tấn công”.

Cuối năm 1938, Rommel lại được phong hàm thiếu tướng chỉ huy tiểu đoàn bảo vệ quốc trưởng Hitler.

Năm 1939, Đức tấn công Ba Lan, mở đầu cho chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây cũng chín là lúc mà tài năng của Rommel nở rộ khiến cho các tướng phe Đồng minh chống Phát-xít phải nể phục.

Tiến quân thần tốc khiến bộ chỉ huy không theo kịp
Sau khi có được những thành công vào năm 1939, đầu năm 1940, Erwin Rommel xin Hitler cho được chỉ huy một sư đoàn tăng thiết giáp, dù ông chưa hề trải qua kinh nghiệm thực tế chiến trường chỉ huy tăng thiết giáp. Dù gặp phải sự phản đối, cuối cùng Hitler đã đồng ý để Rommel chỉ huy sư đoàn thiết giáp số 7.

Ngày 10/5/1940, quân đoàn 15 của Đức dưới sự chỉ huy của tướng Hermann Hoth tiến đánh Bỉ, sư đoàn của Rommel tiến rất nhanh, bỏ xa các sư đoàn khác của Đức, thậm chí Bộ tham mưu Đức ở mặt trận này không nhận được bất cứ liên lạc vô tuyến nào từ sư đoàn của Rommel. Họ cho rằng sư đoàn này đã bị tiêu diệt nên ngừng cung cấp nhiên liệu cho cánh quân này. Sau này Rommel buộc tội các sĩ quan quân nhu bất cẩn, còn Bộ tham mưu Đức thì cho rằng Rommel đã tiến quân quá nhanh khiến chỉ huy không theo kịp.

Đánh bại Bỉ, quân Đức nhanh chóng tiến vào Pháp. Ngày 20/5, sư đoàn của Rommel đã tiến đến thành phố Arras. Quân đồng minh Anh-Pháp có mặt ở đây để ngăn quân Đức tiến đến eo biển Anh và bao vây diệt quân chủ lực Đồng Minh trên mạn bắc. Nhưng quân đồng minh nhanh chóng bị đánh bại.

Rommel được tặng thưởng huân chương, trở thành Sư trưởng đầu tiên được tặng thưởng trong chiến dịch này. Đồng thời được giao thêm chỉ huy sư đoàn thiết giáp số 5.

Ngày 28/5, Rommel cho quân tiến đánh vào Lille (một tỉnh lỵ của tỉnh Nord), Rommel cho quân tiến rất nhanh. Sư đoàn thiết giáp số 7 đụng phải một trận pháo kích dữ dội của quân Pháp. Rommel thúc quân bao vây quân đoàn thứ nhất của Pháp không cho rút về Dunkirk (thuộc tỉnh Nord).

https://i.*********/2023/01/27/xe-tang-duc-1.jpg
Xe tăng Panzer II của Đức.

Ngày 6/6, Rommel tiếp tục cho quân đánh chiếm các vùng quanh sông Seine. Trong hai ngày tiến đến 100 km.

Ngày 10/6, Rommel đã đến bờ biển gần Dieppe (là một xã trong vùng hành chính Normandie, thuộc tỉnh Seine-Maritime, quận Dieppe). Nhận thấy quân của mình đã tiến quá nhanh cách xa Bộ chỉ huy, rút kinh nghiệm lần trước, Rommel gửi tin nhắn báo về bộ chỉ huy: “Tôi đang ở bờ biển”.

Ngày 14/6, Paris thất thủ, nước Pháp thất bại toàn diện, Rommel chuyển đến Paris. Lúc này sư đoàn thiết giáp số 7 của Rommel đã nổi tiếng khắp nơi bởi tốc độ tiến quân cực nhanh, gây bất ngờ cho đối phương. Từ đó sư đoàn này còn được gọi là “sư đoàn ma”.

Rommel nhận được nhiều lời tán dương, cũng như nhiều lời mỉa mai cho rằng tiến nhanh như thế là không cần thiết. Tuy nhiên những chiến công của Rommel khiến Hitler cùng chỉ huy cao nhất quân Đức hài lòng.

Tháng 2/1941, Rommel lại được thăng cấp, chỉ huy sư đoàn tia chớp số 5 của quân đội Đức, về sau trở thành Sư đoàn Thiết giáp số 21. Sư đoàn này cùng với Sư đoàn Thiết giáp số 15 tạo nên Quân đoàn châu Phi.

Lối đánh bất ngờ của Erwin Rommel khiến quân đồng minh đại bại
Lúc này ở mặt trận Bắc Phi, quân Ý vất vả đối phó với quân Anh. Bắc Phi có vị trí quan trọng, phe Trục phát-xít muốn chiếm nơi đây nhằm khống chế Địa Trung Hải và kênh đào Suez, rồi tiến lên chiếm nguồn tài nguyên dầu mỏ ở vùng Trung Cận Đông. Quân Ý liên tục thất bại nên Rommel được điều đến đây.

https://i.*********/2023/01/27/ban-do-1.jpg
Bàn đồ mặt trận Bắc phi.

Ban đầu Bộ chỉ huy Trục phát-xít lên kế hoạch nghi binh phòng thủ, sau đó sẽ tổ chức những đợt tấn công nhỏ trong tháng 5 vào Agedabia và Benghazi, và lên kế hoạch giữ vững phòng tuyến ở giữa các thành phố trên.

Romel không đồng ý với kế hoạch và cho rằng tấn công nhỏ lẻ như thế thì vô dụng vì Cyrenaica sẽ bị chiếm. Rommel thực hiện kế hoạch của mình, ban đầu cho quân lập thế trận giữ vững phòng tuyến.

Trong khi quân Anh cho rằng quân Đức đang củng cố thế trận sau những thất bại liên tiếp của quân Ý trước đó, thì bất ngờ Rommel cho quân tiến thần tốc đánh chiếm El Agheila vào ngày 24/3 và Mersa el Brega ngày 31/3. Rồi Rommel liên tiếp tấn công đẩy lùi quân Anh đến tận biên giới Sollum, chiếm lại toàn bộ Lybia (ngoại trừ Tobruk).

https://i.*********/2023/01/27/xe-tang-y-1.jpg
Xe tăng quân Ý tiến qua sa mạc tại chiến trường Bắc phi – tháng 4/1941.

3 viên tướng chỉ huy quân Anh bị bắt sống là trung tướng Philip Neame, tư lệnh chiến trường mới của Tổng hành dinh Bộ chỉ huy Cyrenaica (tên mới đổi của Quân đoàn XIII); Richard O’Connor, mới được điều về để hỗ trợ; thiếu tướng Michael Gambier-Parry, tư lệnh Sư đoàn Thiết giáp số 2 Anh.

Chỉ trong 2 tuần lễ với lối đánh bất ngờ chuyển từ phòng thủ sang tấn công chớp nhoáng, Rommel đã khiến quân Anh phái rút về Ai Cập, khiến những thành quả trước đó của quân Anh bị mất hết.

Thất bại này khiến viên tướng tổng chỉ huy mặt trận trung ương và phía đông của Anh là Archibald Wavell bị cách chức

Trong quá trình đẩy lui quân Anh, Rommel gặp phải sự phản đối dữ dội từ Bộ tổng chỉ huy quân Ý vì họ cảm thấy ông bất tuân thượng lệnh. Sau đó Rommel lại nhận được lệnh từ phía Bộ Chỉ huy Tối cao quân Đức rằng ông không được vượt qua khỏi Maradah. Tuy nhiên cuối cùng Rommel vẫn bỏ ngoài tai và thực hiện kế hoạch của mình.

Dù các tướng lĩnh phe trục phát-xít không bằng lòng bởi cách điều binh bất tuân thượng lệnh của Rommel, nhưng quân đồng minh lại rất khâm phục ông. Danh tiếng Erwin Rommel trở nên lừng lẫy trên chiến trường như một vị tướng tài tình đầy mưu lược, ông được mệnh danh là “Cáo sa mạc”, Hitler quyết định phong quân hàm thượng tướng cho ông.

Sau chiến thắng, Eommel cho quân bao vây nốt thành phố cảng biển còn lại là Tobruk nhằm có đường đến Ai Cập, thành phố này đang được sự bảo vệ bởi 25.000 quân Anh và Úc.

Để tấn công vào đây, Rommel yêu cầu quân Ý cung cấp cho mình sơ đồ bố phòng quân cảng. Tuy nhiên người Ý lấy lý do gấp gáp không làm kịp, cũng có thể do Rommel bất tuân thượng lệnh khiến người Ý không hợp tác. Rommel cũng không nhận được sự hỗ trợ từ Bộ tổng tư lệnh tối cao Đức do ông không tuân lệnh. Vì vậy các đợt tấn công của Rommel bị quân đồng minh đẩy lùi.
 
Quân đồng minh tăng viện, Erwin Rommel trở thành Thống chế
Dù không chiếm được Tobruk nhưng quân Đức bao vây chặt thành phố này.

Quân Anh đưa thêm quân đến mặt trận Bắc Phi, đặt dưới sự chỉ huy của Tham mưu trưởng quân đồng minh là tướng Wavell. Từ tháng 5 đến tháng 6/1941, quân Anh liên tục mở 3 chiến dịch lớn là chiến dịch Brevity, Skorpion, Battleaxe nhằm tiêu diệt bớt quân Đức – Ý và giải vây cho Tobruk.

Kết cục cả 3 chiến dịch này đều bị thất bại thảm hại, tướng chỉ huy quân đồng minh là Wavell bị mất chức, thay thế bằng viên tướng có gốc Ấn Độ là Claude Auchinleck.

Quân đồng minh lại chuẩn bị cho đợt tấn công mới bằng chiến dịch Crusader. Quân Anh chuẩn bị cho chiến dịch này rất kỹ, suốt từ tháng 6 đến tháng 11. Ngày 18/11/1941, quân đồng minh tấn công một lần nữa nhằm mục tiêu giải vây Tobruk và chiếm lại miền đông Cyrenaica.

Đứng trước lực lượng quân đồng minh đông hơn mình rất nhiều, Rommel phải cho quân rút lui dần khỏi những nơi đã chiếm được trước đó từ tháng 3 và tháng 4. Thấy quân Đức rút lui, quân đồng minh thừa thắng đuổi theo.

Đúng lúc này Rommel tung một đòn phản công bất ngờ vào tháng 1/1942, tái chiếm lại Benghazi (thành phố có vị trí quan trọng nằm trên Địa trung hải) và Timimi. Quân đồng minh bị đầy lui về Gazala và phải tổ chức phòng thủ chặt Tobruk.

Tháng 5/1942, Rommel cùng Quân đoàn châu Phi của mình và quân Ý tổ chức tấn công chớp nhoáng quân đồng minh ở Gazala.

Dù quân Đức – Ý ít hơn nhưng Rommel vẫn khiến cho quân đồng minh rơi vào thế yếu và buộc phải rút lui khỏi Gazala. Quân đồng minh thất bại hoàn toàn, phải rút về Tobruk cố thủ.

Những chiến thắng vang dội khi gặp phải đối thủ mạnh hơn đã giúp Erwin Rommel được phong làm Thống chế.

https://i.*********/2023/01/27/rommel-11-1.jpg
Thông chế Rommel.

Rommel cho quân tiến đánh Tobruk nhưng giữa chừng phải dừng lại và rút khỏi Tobruk do việc tiếp ứng hậu cần của quân Đức gặp khó khăn. Quân đồng minh từ Malta chặn đường tiếp tế của quân Đức ngay tại bờ biển.

Quân Mỹ lần đầu gặp quân Đức
Thất bại của quân đồng minh tại Bắc Phi khiến Mỹ phải vào cuộc. Tháng 11/1942 quân Mỹ – Anh tiến đến thủ đô Tunis của Tunisia. Rommel liền đưa quân đến tăng cường cho quân Đức nơi đây.

Tại đèo Kasserine, quân kháng chiến Pháp bị quân Đức tấn công và phải kêu gọi Mỹ chi viện. Quân đoàn 2 của Mỹ tiến đến tấn công quân Đức, đây được xem là cuộc đụng độ quy mô lớn đầu tiên giữa quân Mỹ và quân Đức.

Quân Đức bị tấn công thì rút lui, xe tăng và thiết giáp Mỹ đuổi theo và rơi vào thế trận mai phục mà Rommel đã giăng sẵn. Các pháo chống tăng 88mm của quân Đức bố trí khắp nơi nhả đạn.

Ewin V. Westrate là người trực tiếp tham gia trận đánh mô tả rằng: “Xe tăng Mỹ tiến thẳng vào trận địa pháo 88mm giăng sẵn của Đức. Các xe trúng đạn lần lượt bị nổ tung, bốc cháy hoặc khựng lại vì đứt xích. Những chiếc phía sau cố gắng quay đầu, nhưng dường như quân Đức bố trí các khẩu pháo chống tăng ở khắp nơi.”

Bị rơi vào trận địa pháo chống tăng của Đức, xe tăng và thiết giáp quân Mỹ hầu hết bị tiêu diệt toàn bộ, thất bại này là thảm họa đối với quân Mỹ.

Thừa thắng quân Đức – Ý tấn công và chiếm cả hai bên bên đèo Kasserine, chặn đứng quân đồng minh tại nơi này.

Thất bại tại đèo Kasserine khi lần đầu đối mặt với quân Đức khiến nhiều năm sau người Mỹ vẫn chưa thể nuốt trôi được. Sử gia Martin Blumenson cho rằng: “Đây có thể coi là thảm họa tồi tệ nhất của quân đội Mỹ trong lịch sử. Đối với người Mỹ ở quê nhà, đây là thất bại khó tin, khiến niềm tin của họ bị lung lay, bởi trước đó họ luôn nghĩ rằng sẽ giành chiến thắng dễ dàng trước quân Đức.”

Người Mỹ cách chức tướng chỉ huy Quân đoàn 2 là Fredendall và cử tướng Patton lên thay.

Lúc này việc tiếp tế hậu cần cho mặt trận Bắc Phi của quân Đức vẫn gặp nhiều khó khăn, mặt khác quân Đức ưu tiên quân lực và hậu cần cho chiến trường phía đông Liên Xô.

Rommel không có được sự hỗ trợ hậu cần, đạn dược và nhiên liệu, quân lực lại ít hơn Patton, nên đành phải cho quân rút lui dần khỏi Bắc Phi và trở về nước.

Liên quan đến vụ mưu sát Hitler
Năm 1944, nhận thấy nếu tiếp tục kéo dài chiến tranh sẽ khiến nước Đức bất lợi, Rommel đã cố thuyết phục Hitler đàm phán để có hòa ước với quân đồng minh, nhưng Hitler không muốn có hòa ước. Thậm chí Hitler còn cho rằng nếu không thắng được sẽ cho dân tộc Đức diệt vong luôn cho xứng với tinh thần của một dân tộc vĩ đại.

Rommel được cử đến Pháp, ông tổ chức bố trí phòng thủ dọc theo bãi biển. Ngày 17/7/1944, ông bị trúng bom của quân đồng minh và bị thương nặng, phải trở về Đức.

Lúc này có một nhóm bí mật chống đối Hitler hoạt động tại Đức, trong đó có bạn của Rommel. Họ đến gặp ông và nói rằng sẽ lật đổ Hitler, rồi sẽ mời Rommel làm Quốc Trưởng.

Ngày 20/7/1944, vụ mưu sát Hitler bất thành, những lời khai hướng về Rommel. Nhưng lúc này Rommel rất được lòng dân, những chiến thắng oanh liệt của Rommel đều được đưa tin ở Đức, giúp người Đức nguôi ngoai đi nỗi buồn về những thất bại ở mặt trận phía đông. Dân Đức rất yêu quý Erwin Rommel và xem ông là vị “Thống chế của nhân dân”. Hitler không muốn xử vị “Thống chế của nhân dân” bởi sợ rằng mình sẽ bị mất lòng dân chúng và binh sĩ, nên dự định cho Rommel nghỉ hưu sớm.

Tuy nhiên một số tướng lĩnh ở Bộ tổng chỉ huy không ưa Rommel đã xúi giục Hitler xử tội Erwin Rommel. Cuối cùng Hitler ra điều kiện Rommel tự tử, được xem là chết vì vết thương do chiến tranh, gia đình sẽ không bị liên lụy. Nếu làm trái thì Rommel sẽ bị đưa ra xét xử và liên lụy đến cả gia đình.

Rommel đã chọn cách ra đi nhẹ nhàng bằng một liều cyanide cực độc nhằm bảo vệ gia đình mình. Ông được công bố chết do vết thương chiến tranh, tang lễ được tổ chức theo nghi thức quân đội cấp nhà nước. Mãi sau chiến tranh người ta mới biết nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thống chế Erwin Rommel.

Thế giới xét xử tội ác phát xít, nhưng với Thống chế Erwin Rommel thì không
Chiến tranh kết thúc, thế giới tổ chức xét xử tội ác của quân phát xít, rất nhiều tướng lĩnh cùng sĩ quan quân phát xít bị xét xử dù là đang sống hay đã chết. Thế nhưng trong đó không có Thống chế Erwin Rommel.

Người ta phát hiện rằng đội quân của Rommel không bao giờ lạm sát hay nhũng nhiễu dân chúng, nơi nào đội quân ông đi qua dân chúng nơi ấy bình yên. Nếu như quân đồng minh được xem là “giải phóng người dân khỏi ách phát xít”, thì lạ thay ở châu Phi nhiều người còn xem đội quân của Rommel “giải phóng” vùng Bắc Phi khỏi ách thống trị của thực dân Anh. Điều đó có được cũng là do Rommel ra quân lệnh rất nghiêm, yêu cầu cấp dưới và binh lính tuyệt đối tôn trọng người dân nước sở tại.

Rommel cũng nhận nhiều mệnh lệnh yêu cầu xử tử các tù binh quân đồng minh nhưng ông đã không làm. Ví như ở mặt trận Bắc Phi ông từng nhận được lệnh từ các tướng lĩnh Đức phải hành quyết các lính đặc nhiệm quân đồng minh bị bắt, tuy nhiên Rommel phớt lờ mệnh lệnh này, đối xử tốt với các tù binh đối phương.

https://i.*********/2023/01/27/Erwin-Rommel-tai-Duc-1944.jpg
Thống chế Erwin Rommel tại Đức năm 1944.

Dù lính Đức của Rommel đối xử tốt với dân chúng và tù binh, nhưng quân Ý thì không thế. Có chuyện kể rằng Rommel biết chuyện quân Ý đã lấy đồng hồ đeo tay và đồ đạc của tù binh Anh, ông đã yêu cầu ngay lập tức phải trả lại cho chủ nhân.

Những câu chuyện như thế về Rommel có nhiều, được kể lại và được các nhà sử học và nhà văn ghi chép trong cuốn sách của mình như “Wealth, War and Wisdom” của của John Wiley & Sons, “Patton, Montgomery, Rommel: Masters of War” của Terry Brighton, “Patton and Rommel: Men of War in the Twentieth Century” của Dennis E. Showalter, “The trail of the fox” của David John Cawdell.

Rommel cũng rất coi trọng binh sĩ, dù trong chiến tranh ông nổi tiếng bởi những đợt tấn công thần tốc, lấy ít đánh nhiều, nhưng ông không muốn mất quân một cách vô ích. Khi Quân đoàn châu Phi không còn được tiếp tế hậu cần, thiết giáp xe tăng không còn nhiên liệu để chạy, và Hitler yêu cầu ông phải đánh đến người lính cuối cùng, bắn đến viên đạn cuối cùng thì Rommel đã không tuân theo mệnh lệnh này mà chủ động cho toàn quân rút lui bảo toàn tính mạng binh sĩ.

Nhận được lòng ngưỡng mộ, sự kính phục của đối thủ
Sau thất bại của quân Anh ở Gazala, Thủ tướng Anh Churchill phải thốt lên rằng: “Rommel, Rommel, Rommel – Có vấn đề gì khác ngoài việc đánh bại ông ta?” (Theo Patton, Montgomery, Rommel: Masters of War của Terry Brighton )

Trong một cuộc họp Quốc hội, Thủ tướng Anh Churchill đã nói rằng: “Chúng ta có một đối thủ rất dũng cảm và tài giỏi, và tôi có thể nói rõ hơn là phía bên kia của cuộc chiến tàn phá này là, một vị tướng quân vĩ đại.” (theo “Wealth, War and Wisdom” của John Wiley & Sons).

Các tướng quân đồng minh như Montgomery (Anh) và Patton (Mỹ) cũng hết mực thán phục Rommel. Các sĩ quan và binh lính Anh ngưỡng mộ “Cáo sa mạc” đến mức mỗi khi nói cần làm việc gì cho thật tốt thì thường kèm theo câu: “Hãy làm nên một Rommel” (theo “Patton and Rommel: Men of War in the Twentieth Century” của Dennis E. Showalter).

Một sĩ quan phục vụ cho Rommel nói rằng: “Bất kỳ ai bị rơi vào sức thu hút mạnh mẽ của ông đều trở thành một người lính thực sự. Ông ta dường như biết được kẻ thù của mình ra sao và họ sẽ đánh trả lại như thế nào.” (theo “The trail of the fox” của David John Cawdell)

Ngày nay tên Rommel được đặt cho 2 căn cứ quân sự và vài con phố ở Đức. Ở quê ông có đặt đài tưởng niệm ca ngợi ông “hào hiệp”, “can đảm” và là một “nạn nhân của chế độ chuyên chế”.
 
công nhận ww2 tướng lĩnh Đức giỏi no 2 chắc ko ai tranh no1

Rommel, rồi cái ông gì đánh soviet nữa, 1 o6nng khác trận nước Fap

giỏi vkl
Nói thật lòng thì Rommel tính trong WW2 chắc còn chả được lọt vào top 10 tướng lĩnh giỏi nhất, tính riêng của Đức thì chưa chắc vào top 3. Ngoài việc tính cách hiệp sĩ như trên bài viết thì 1 lý do chính để phương Tây nâng bi Rommel là vì ông ta là bại tướng của họ (đánh bại kẻ thù giỏi -> tướng lĩnh mình giỏi) chứ không phải của Liên Xô. Mặt trận Bắc Phi chỉ là con số lẻ nếu so với mặt trận Đức-Xô, ở đó có đám trùm của Đức như Manstein, Guderian, Kesselring... cầm quân ở mức tập đoàn-phương diện quân. Rommel ở Bắc Phi thì chỉ ở mức sư đoàn, quy mô chiến trận cũng nhỏ hơn nhiều.
 
Nói thật lòng thì Rommel tính trong WW2 chắc còn chả được lọt vào top 10 tướng lĩnh giỏi nhất, tính riêng của Đức thì chưa chắc vào top 3. Ngoài việc tính cách hiệp sĩ như trên bài viết thì 1 lý do chính để phương Tây nâng bi Rommel là vì ông ta là bại tướng của họ (đánh bại kẻ thù giỏi -> tướng lĩnh mình giỏi) chứ không phải của Liên Xô. Mặt trận Bắc Phi chỉ là con số lẻ nếu so với mặt trận Đức-Xô, ở đó có đám trùm của Đức như Manstein, Guderian, Kesselring... cầm quân ở mức tập đoàn-phương diện quân. Rommel ở Bắc Phi thì chỉ ở mức sư đoàn, quy mô chiến trận cũng nhỏ hơn nhiều.
top 10 là ai thím
 
công nhận ww2 tướng lĩnh Đức giỏi no 2 chắc ko ai tranh no1

Rommel, rồi cái ông gì đánh soviet nữa, 1 o6nng khác trận nước Fap

giỏi vkl
chả bù cho mấy thằng phế vật italy mấy thằng phế vật đấy mà bằng 1/2 Đức thì có khi đã đéo thua
 
chả bù cho mấy thằng phế vật italy mấy thằng phế vật đấy mà bằng 1/2 Đức thì có khi đã đéo thua
trong ww2 thì italia là thằng phế vật nhất

đánh bắc phi bị vả sml phải kêu đức vào

đánh hylap với lực lượng x3 cũng bị đập sml phải nhờ đức vào

đến khi đồng minh đánh vào đất Ý cũng chạy tụt quần phải nhờ đức vào

dkm tao thật bọn Ý còn thua anh em Nhật bản
 
vler xe tăng panzer. Trong GTA vice city gõ code này ra là có ngay 1 con tank =)
 
Nói thật lòng thì Rommel tính trong WW2 chắc còn chả được lọt vào top 10 tướng lĩnh giỏi nhất, tính riêng của Đức thì chưa chắc vào top 3. Ngoài việc tính cách hiệp sĩ như trên bài viết thì 1 lý do chính để phương Tây nâng bi Rommel là vì ông ta là bại tướng của họ (đánh bại kẻ thù giỏi -> tướng lĩnh mình giỏi) chứ không phải của Liên Xô. Mặt trận Bắc Phi chỉ là con số lẻ nếu so với mặt trận Đức-Xô, ở đó có đám trùm của Đức như Manstein, Guderian, Kesselring... cầm quân ở mức tập đoàn-phương diện quân. Rommel ở Bắc Phi thì chỉ ở mức sư đoàn, quy mô chiến trận cũng nhỏ hơn nhiều.
Thế mày ko biết tướng chiến dịch và tướng chiến trường khác nhau ntn rồi. Manstein, Guderian cho cầm sư đoàn chắc chắn ko giỏi bằng rommel và ngược lại 2 khía cạnh cần những tài năng khác nhau.
 
Nói thật lòng thì Rommel tính trong WW2 chắc còn chả được lọt vào top 10 tướng lĩnh giỏi nhất, tính riêng của Đức thì chưa chắc vào top 3. Ngoài việc tính cách hiệp sĩ như trên bài viết thì 1 lý do chính để phương Tây nâng bi Rommel là vì ông ta là bại tướng của họ (đánh bại kẻ thù giỏi -> tướng lĩnh mình giỏi) chứ không phải của Liên Xô. Mặt trận Bắc Phi chỉ là con số lẻ nếu so với mặt trận Đức-Xô, ở đó có đám trùm của Đức như Manstein, Guderian, Kesselring... cầm quân ở mức tập đoàn-phương diện quân. Rommel ở Bắc Phi thì chỉ ở mức sư đoàn, quy mô chiến trận cũng nhỏ hơn nhiều.
Tao nghĩ tướng giỏi nhất của đức phải là von mastein
 
T nghĩ là Von Manstein giỏi nhất trong tướng lĩnh Đức, nếu không có Manstein thì Cụm Tập đoàn quân Nam của Đức cùng toàn bộ cánh phía nam đã sụp năm 1943 rồi. Model cũng giỏi nhưng t nghĩ nếu theo chiến lược cụm tập đoàn quân thì Manstein giỏi nhất.
 
T nghĩ là Von Manstein giỏi nhất trong tướng lĩnh Đức, nếu không có Manstein thì Cụm Tập đoàn quân Nam của Đức cùng toàn bộ cánh phía nam đã sụp năm 1943 rồi. Model cũng giỏi nhưng t nghĩ nếu theo chiến lược cụm tập đoàn quân thì Manstein giỏi nhất.
von master giỏi nhất đánh cho zukhop tụt dái chạy sml nhé
ko có ông ấy toàn quân đức đã bị tiêu diệt gọn ở stalin ko còn sống để đầu hàng đâu, trong thế bị truy đuổi áp đảo mà đánh vu hồi khiến zukhop suýt chết đấy
rommel chả qua là tinh thần hiệp sĩ được phương tây buff lên thôi, giỏi thứ 2 là ông tướng xe tăng nghĩ ra cái chiến thuật dùng xe tăng chọc sâu khiến đức bá chủ suốt từ 1939-1943 sau bị kéo dãn nên thua thôi
 
Ông này giỏi nhưng không phải giỏi nhất, mấy ông Thống Chế giỏi nhất Hitler đem qua mặt trận phía Đông thịt Liên Lô hết mẹ rồi
Cuối cùng làm phân bón cho bọn Ivan hết
 

Có thể bạn quan tâm

Top