Đạo lý Câu chuyện người đốn củi và kẻ chăn cừu

chuyen-nguoi-don-cui-va-ke-chan-cuu.jpg


1. Cách nói chuyện của người thông minh​

Bạn là người đốn củi, hắn là kẻ chăn cừu. Bạn cùng hắn hàn huyên tâm sự hết một ngày, cừu của hắn ăn no rồi, còn củi của bạn ở đâu?

Kỳ thực, đốn củi không cùng mục tiêu với chăn cừu. Vậy nên, đừng lãng phí thời gian với những người không có hiệu quả giao tiếp.

2. Luôn có những vị thầy bên cạnh bạn​

Bạn là người đốn củi, hắn là kẻ chăn cừu. Bạn cùng hắn hàn huyên tâm sự hết một ngày, bạn học được kỹ năng chăn cừu của hắn, còn hắn lại học được kỹ năng đốn củi của bạn.

Vậy mới nói, trong ba người đi cùng, tất có người là thầy của bạn.

3. Mỗi người sinh ra đều hữu dụng​

Bạn là người đốn củi, hắn là kẻ chăn cừu. Bạn cùng hắn hàn huyên tâm sự hết một ngày, hắn quyết định đem cừu của hắn trao đổi với củi của bạn. Thế là bạn đã có cừu, hắn đã có củi. Trao đổi công bằng, cả hai cùng có lợi, mỗi thứ đều có cái giá của nó.

Ở đời, đừng khinh thường bất cứ ai, trời sinh ra tất hữu dụng.

4. Nghĩ cho người, kỳ thực là nghĩ cho mình​

Bạn là người đốn củi, hắn là kẻ chăn cừu. Bạn cùng hắn hàn huyên tâm sự hết một ngày, hắn đưa khách mua củi giới thiệu cho bạn, bạn đem khách mua cừu giới thiệu cho hắn, thế là hai người đều làm ăn thuận lợi, càng làm càng lớn.

5. Hợp tác tạo nên sự hoàn hảo​

Bạn là người đốn củi, hắn là kẻ chăn cừu. Bạn cùng hắn hàn huyên tâm sự hết một ngày, hai người quyết định hợp tác, cùng mở một tiệm cừu nướng. Củi của bạn nướng cừu tạo hương vị rất ngon, cừu của hắn vốn chăn thả tự nhiên, nên vị ngon ngọt tinh khiết. Vài năm sau, công ty của hai người nổi tiếng khắp thế giới. Không có cá nhân hoàn hảo, chỉ có tập thể hoàn hảo.

Kỳ thực, khi đối mặt với cùng một sự việc, tâm tính khác nhau, sẽ dẫn đến kết quả hoàn toàn khác nhau!
 
Hay,nên có nhiều bài như này
Thay vì lập 3 cái thớt ngớ ngẩn về bệnh tật của mày ...

Ba lời khuyên trong đời​

Một lần, một người đi săn bắt được một con chim biết nói bảy mươi thứ tiếng.
- Hãy thả tôi ra! – Con chim nói – tôi sẽ cho người ba lời khuyên nhủ có giá trị.
- Hãy nói trước đi! – Người thợ săn đáp – ta thề là ta sẽ thả mi ra!
- Lời khuyên chân thành thứ nhất là – Con chim nói – làm việc gì xong thì đừng nên hối hận. Lời khuyên chân thành thứ hai là có người nào đó nói với người một việc gì mà người cho là không thể có được, thì đừng có tin. Lời khuyên chân thành thứ ba là: Nơi mà người cho rằng không thể leo lên được, thì chớ có leo lên làm gì cho tốn sức.

Sau đó, con chim lại nói với người đi săn: “Giờ thì thả tôi ra được rồi chứ?”. Người đi săn giữ lời hứa, thả chim ra.

Sau khi bay lên rồi, con chim đậu xuống một ngọn cây, rồi hét to lên với người thợ săn: “Anh ngốc lắm, anh thả tôi ra rồi mà anh không hề biết trong miệng tôi đang ngậm một viên ngọc quý vô giá. Chính viên ngọc ấy đã khiến tôi khôn ngoan thông minh như thế đấy!”

Người thợ săn rất muốn bắt lại con chim mà mình vừa mới thả ra. Anh ta chạy đến chỗ gốc cây và bắt đầu leo cây. Nhưng khi anh leo lên được một nửa, trượt tay rơi xuống và gãy cả hai chân.

Con chim giễu cợt anh và kêu toáng lên: “Ngốc ơi là ngốc, lời tôi vừa khuyên, anh đã quên mất rồi sao? Tôi bảo anh rằng, khi đã làm việc gì thì đừng có ân hận, vậy mà thả tôi ra xong, anh đã ân hận ngay rồi. Tôi bảo anh có ai nói với anh điều mà anh cho là không thể có được, thì chớ nên tin. Vậy mà anh lại có thể tin ngay một con chim nhỏ như tôi, trong miệng lại có viên ngọc rất lớn. Tôi bảo anh nếu thấy không thể leo lên cao, thì đừng cố leo. Vậy mà anh lại đi săn đuổi tôi và còn muốn leo cả lên ngọn cây này, nên mới rơi xuống để đến nỗi gẫy cả chân”.

Câu châm ngôn này là dành cho anh: “Với một người khôn ngoan, một bài học đường đời còn sâu sắc hơn một thằng ngốc bị đánh một trăm roi”. Vì chỉ có xảy ra những kết cục đau như vừa bị đánh trăm roi mới làm cho người ta trở nên khôn ngoan hơn, hướng đến thực hiện theo những lời khuyên chân thành, sâu sắc.

Nói xong, con chim vỗ cánh bay đi.

(cốp bi bêt)
 
Hay,sâu sắc lắm ...
nhờ m chuyển bài học nài cho lãnh đạo

ĐẠO TRỊ DÂN

Năm xưa thuở núi rừng; mưu chí lớn bình thiên hạ. Có người thuộc hạ hỏi tiên đế sau này nếu dựng được nghiệp thì trị dân thế nào?
Tiên đế mới sai người đó vào rừng bắt sống một con khỉ. Bảo người ấy nhốt trong lồng, lúc đầu cho ăn hoa trái đầy đủ, càng ngày cho càng ít đi đến lúc mỗi ngày con khỉ chỉ ăn được một quả chuối, con khỉ vẫn vui vẻ vô tư. Sau đó tiên đế sai ngươi ấy đem cái lồng khỉ vào rừng. Mỗi ngày cho ăn vẫn chỉ một quả chuối.

Được chục ngày thì con khỉ trong lồng nhăn răng ra mà chết. Người đó về tâu với tiên đế chuyện khỉ chết, tiên đế cười khà khà bảo:
– Ta nghĩ nó sống được đến 5-6 ngày thôi, ai ngờ lâu thế!

Người kia mới hỏi tại sao khỉ mang vào rừng cho ăn vẫn thế mà chết. Tiên đế zuốt chòm râu bảo:
– Tại vì khi trước nó ăn như thế, nó nghĩ rằng cả loài khỉ cũng chỉ ăn thế. Khi bị đưa vào rừng nó thấy ko phải vậy, các con khỉ khác tự do kiếm ăn, ăn uống tha hồ thoải mái, nó ko được ăn thế, nó buồn rầu, tức tối rồi ko làm gì thoát được cảnh đó sinh bệnh mà chết. Ấy là lẽ tự nhiên, con người cũng vậy mà thôi, nếu họ khổ mà ko có gì so sánh thì tất họ nghĩ đó là lẽ đương nhiên của đất trời, số mệnh, họ hài lòng sống. Nhưng nếu họ có gì để so sánh thì tất lòng dạ sẽ sinh nghi, mầm họa từ đó sẽ mà ra. Đạo trị dân chỉ đơn giản có vậy…
 
nhờ m chuyển bài học nài cho lãnh đạo

ĐẠO TRỊ DÂN

Năm xưa thuở núi rừng; mưu chí lớn bình thiên hạ. Có người thuộc hạ hỏi tiên đế sau này nếu dựng được nghiệp thì trị dân thế nào?
Tiên đế mới sai người đó vào rừng bắt sống một con khỉ. Bảo người ấy nhốt trong lồng, lúc đầu cho ăn hoa trái đầy đủ, càng ngày cho càng ít đi đến lúc mỗi ngày con khỉ chỉ ăn được một quả chuối, con khỉ vẫn vui vẻ vô tư. Sau đó tiên đế sai ngươi ấy đem cái lồng khỉ vào rừng. Mỗi ngày cho ăn vẫn chỉ một quả chuối.

Được chục ngày thì con khỉ trong lồng nhăn răng ra mà chết. Người đó về tâu với tiên đế chuyện khỉ chết, tiên đế cười khà khà bảo:
– Ta nghĩ nó sống được đến 5-6 ngày thôi, ai ngờ lâu thế!

Người kia mới hỏi tại sao khỉ mang vào rừng cho ăn vẫn thế mà chết. Tiên đế zuốt chòm râu bảo:
– Tại vì khi trước nó ăn như thế, nó nghĩ rằng cả loài khỉ cũng chỉ ăn thế. Khi bị đưa vào rừng nó thấy ko phải vậy, các con khỉ khác tự do kiếm ăn, ăn uống tha hồ thoải mái, nó ko được ăn thế, nó buồn rầu, tức tối rồi ko làm gì thoát được cảnh đó sinh bệnh mà chết. Ấy là lẽ tự nhiên, con người cũng vậy mà thôi, nếu họ khổ mà ko có gì so sánh thì tất họ nghĩ đó là lẽ đương nhiên của đất trời, số mệnh, họ hài lòng sống. Nhưng nếu họ có gì để so sánh thì tất lòng dạ sẽ sinh nghi, mầm họa từ đó sẽ mà ra. Đạo trị dân chỉ đơn giản có vậy…
Thế mày muốn nhắn nhủ gì ?
Lãnh đạo làm tốt quá tốt rồi mày còn muốn gì nữa
Chánh sách ngu rân dễ cai chị ...
 

Có thể bạn quan tâm

Top