Thả Khói Ra Mây
Đừng hỏi anh là ai

Quang Trung Le
Mỗi lần đến kì đại hội thể thao. Chúng ta đều gặp những bài viết chia sẻ hình ảnh đẹp các cổ động viên Nhật ở lại nhặt rác sau mỗi trận đấu. Thậm chí còn bắt gặp các vđv người Nhật dọn dẹp phòng thay đồ sạch sẽ trước khi ra về. Đây không phải lần đầu tiên tôi đọc được những bài viết như thế này.
.
Thế nhưng, trước những hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường công cộng đó. Tôi liên tục bắt gặp những phản ứng cực kì phiến diện của dư luận Việt Nam.
.
Một số kẻ dè bỉu rằng, người Nhật làm màu, thảo mai. Dè bỉu rằng lũ Nhật là lũ giả tạo mà thôi. Sau đó chúng chia sẻ những hình ảnh bãi rác bừa bộn trong nhà của một thanh niên nào đó, hoặc cắt ghép từ những bộ phim Nhật mà chúng hay xem. Rồi hả hê cười đùa rằng Nhật Bản là chúa làm màu, thảo mai và giả tạo
.
Đấy chính là tư duy hạn hẹp, phiến diện, và nghèo nàn. Thậm chí nguy hiểm.
.
Tại sao lại như vậy.
--------------------------------
Khi A thực hiện một hành động đẹp. Khen A.
Ngược lại, khi B thực hiện một hành động xấu, lên án B.
Đó là cách tư duy rất logic và bình thường.
.
.
Thế nhưng, trong tư duy của kẻ tiểu nhân, khi A thực hiện một hành động đẹp. Thay vì khen A, hắn lại tỏ ra dè bỉu, chê bai, nói rằng động cơ hành động của A là xấu. A sinh ra đã là kẻ xấu.
Đây quả thực là vấn đề nghiêm trọng.
"Người chính trực nhìn thấy hành động đẹp, họ khen ngợi và lan tỏa nó. Kẻ tiểu nhân nhìn thấy hành động đẹp thì dè bỉu, chê bai."
---------------------------------------
.
Giờ đặt câu hỏi: Chúng ta sẽ thử đặt mình vào trong trường hợp này.
.
Ví dụ 1: Bạn ra ngoài đường, bạn thấy rác vứt bừa bãi, bạn thực hiện một hành động đẹp, nhặt rác bỏ vào thùng. Thế nhưng thay vì được khen ngợi vì hành động đẹp đó. Những người xung quanh liên tục chê bai, dè bỉu và nói rằng bạn chỉ là kẻ làm màu, thảo mai và giả tạo, cố tình gây sự chú ý mà thôi.
.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào. Liệu lần tới bạn có tiếp tục thực hiện hành động đẹp là nhặt rác bảo vệ môi trường nữa không??
.
Con cái đi cùng bạn, khi thấy bố mẹ chúng bị người ta dè bỉu, chê bai, mặc dù rõ ràng hành động của bạn là vô cùng chính đáng và đáng khen. Liệu chúng sẽ nghĩ gì. Chúng sẽ noi gương bạn nhặt rác, hay chúng sẽ mất niềm tin vào những hành động đẹp.
.
Ví dụ 2: Bạn ra ngoài đường, thấy tai nạn giao thông, bạn giúp đỡ người bị nạn. Nhưng người xung quanh, gia đình nạn nhân thay vì cảm kích vì sự giúp đỡ của bạn, họ lại đổ trách nhiệm lên bạn và yêu cầu bạn bồi thường.
.
Chuyện gì sẽ xảy ra. Liệu lần tới bạn có dám giúp đỡ người gặp tai nạn nữa không??
.
Ví dụ 3: Bạn quyền góp tiền từ thiện đồng bào lũ lụt. Bạn kêu gọi bạn bè, người thân, người xung quanh giúp đỡ đồng bào lũ lụt. Bạn đứng ra sử dụng tên tuổi, danh dự của bạn, để đảm bảo trách nhiệm, thay mặt người khác giúp đỡ đồng bào lũ lụt. Đứng mũi chịu sào, chịu sức ép về trách nhiệm đảm bảo công việc thiện nguyện.
.
Rồi một số kẻ không hề quen biết bạn là ai, chưa từng gặp mặt bạn, chưa từng tiếp xúc với bạn, chưa từng đến tận nơi và tham gia vào quá trình thiện nguyện cùng bạn. Chúng chỉ đọc vài bài viết trên mạng. Rồi chúng lên internet dè bỉu, nói xấu bạn. Nói rằng bạn chỉ đang lừa tiền, ăn chặn tiền quyền góp mà thôi. Chúng yêu cầu bạn kê khai toàn bộ chi tiêu.
.
Rồi bạn cố gắng làm thỏa mãn chúng, bạn làm mọi cách để minh bạch nhất. Bạn lập ra website cộng đồng để mọi người có thể vào kiểm tra, truy dấu thu chi. Bạn nhờ cơ quan chức năng vào cuộc xác nhận. Bạn sử dụng nhân phẩm, tính chính danh của bản thân để đảm bảo rằng bạn ko ăn chặn tiền.
.
Nhưng những kẻ dè bỉu, chê bai và ẩn núp sau màn hình, những kẻ chẳng biết bạn là ai, chưa từng tiếp xúc với bạn, chưa từng tham gia vào quá trình thiện nguyện. Vẫn tiếp tục dè bỉu, chê bai bạn. Gắn cho bạn những danh xưng xấu xí, kẻ ăn chặn tiền, kẻ giả tạo, kẻ làm màu,....
.
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào. Liệu bạn có tiếp tục thực hiện hành động thiện nguyện nữa không. Lan tỏa nó tới những người xung quanh. Hay bạn sẽ ko bao giờ dám làm từ thiện một lần nữa???
--------------------
.
NHững hành động đẹp khi được khen ngợi và lan tỏa, nó truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Và sẽ càng có nhiều người cùng chung tay thực hiện những hành động đẹp hơn. Xã hội dần trở nên văn minh, nhân văn và tiến bộ.
.
Một xã hội mà tại đó những hành động đẹp liên tục bị dè bỉu chê bai, bị nói đểu, nói xấu, bị nghi ngờ về động cơ, bị tẩy chay. Thì một xã hội đó sẽ ngày càng trở nên tiêu cực.
.
Bạn có thể không làm hành động đẹp, nhưng ít nhất khi thấy người khác làm điều tốt, hãy khen ngợi họ, coi hành động của họ như là một điều tốt đẹp và truyền cảm hứng.
.
Đừng dè bỉu, chê bai và nhục mạ.
.
Vì nó tệ lắm.
Mỗi lần đến kì đại hội thể thao. Chúng ta đều gặp những bài viết chia sẻ hình ảnh đẹp các cổ động viên Nhật ở lại nhặt rác sau mỗi trận đấu. Thậm chí còn bắt gặp các vđv người Nhật dọn dẹp phòng thay đồ sạch sẽ trước khi ra về. Đây không phải lần đầu tiên tôi đọc được những bài viết như thế này.
.
Thế nhưng, trước những hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường công cộng đó. Tôi liên tục bắt gặp những phản ứng cực kì phiến diện của dư luận Việt Nam.
.
Một số kẻ dè bỉu rằng, người Nhật làm màu, thảo mai. Dè bỉu rằng lũ Nhật là lũ giả tạo mà thôi. Sau đó chúng chia sẻ những hình ảnh bãi rác bừa bộn trong nhà của một thanh niên nào đó, hoặc cắt ghép từ những bộ phim Nhật mà chúng hay xem. Rồi hả hê cười đùa rằng Nhật Bản là chúa làm màu, thảo mai và giả tạo
.
Đấy chính là tư duy hạn hẹp, phiến diện, và nghèo nàn. Thậm chí nguy hiểm.
.
Tại sao lại như vậy.
--------------------------------
Khi A thực hiện một hành động đẹp. Khen A.
Ngược lại, khi B thực hiện một hành động xấu, lên án B.
Đó là cách tư duy rất logic và bình thường.
.
.
Thế nhưng, trong tư duy của kẻ tiểu nhân, khi A thực hiện một hành động đẹp. Thay vì khen A, hắn lại tỏ ra dè bỉu, chê bai, nói rằng động cơ hành động của A là xấu. A sinh ra đã là kẻ xấu.
Đây quả thực là vấn đề nghiêm trọng.
"Người chính trực nhìn thấy hành động đẹp, họ khen ngợi và lan tỏa nó. Kẻ tiểu nhân nhìn thấy hành động đẹp thì dè bỉu, chê bai."
---------------------------------------
.
Giờ đặt câu hỏi: Chúng ta sẽ thử đặt mình vào trong trường hợp này.
.
Ví dụ 1: Bạn ra ngoài đường, bạn thấy rác vứt bừa bãi, bạn thực hiện một hành động đẹp, nhặt rác bỏ vào thùng. Thế nhưng thay vì được khen ngợi vì hành động đẹp đó. Những người xung quanh liên tục chê bai, dè bỉu và nói rằng bạn chỉ là kẻ làm màu, thảo mai và giả tạo, cố tình gây sự chú ý mà thôi.
.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào. Liệu lần tới bạn có tiếp tục thực hiện hành động đẹp là nhặt rác bảo vệ môi trường nữa không??
.
Con cái đi cùng bạn, khi thấy bố mẹ chúng bị người ta dè bỉu, chê bai, mặc dù rõ ràng hành động của bạn là vô cùng chính đáng và đáng khen. Liệu chúng sẽ nghĩ gì. Chúng sẽ noi gương bạn nhặt rác, hay chúng sẽ mất niềm tin vào những hành động đẹp.
.
Ví dụ 2: Bạn ra ngoài đường, thấy tai nạn giao thông, bạn giúp đỡ người bị nạn. Nhưng người xung quanh, gia đình nạn nhân thay vì cảm kích vì sự giúp đỡ của bạn, họ lại đổ trách nhiệm lên bạn và yêu cầu bạn bồi thường.
.
Chuyện gì sẽ xảy ra. Liệu lần tới bạn có dám giúp đỡ người gặp tai nạn nữa không??
.
Ví dụ 3: Bạn quyền góp tiền từ thiện đồng bào lũ lụt. Bạn kêu gọi bạn bè, người thân, người xung quanh giúp đỡ đồng bào lũ lụt. Bạn đứng ra sử dụng tên tuổi, danh dự của bạn, để đảm bảo trách nhiệm, thay mặt người khác giúp đỡ đồng bào lũ lụt. Đứng mũi chịu sào, chịu sức ép về trách nhiệm đảm bảo công việc thiện nguyện.
.
Rồi một số kẻ không hề quen biết bạn là ai, chưa từng gặp mặt bạn, chưa từng tiếp xúc với bạn, chưa từng đến tận nơi và tham gia vào quá trình thiện nguyện cùng bạn. Chúng chỉ đọc vài bài viết trên mạng. Rồi chúng lên internet dè bỉu, nói xấu bạn. Nói rằng bạn chỉ đang lừa tiền, ăn chặn tiền quyền góp mà thôi. Chúng yêu cầu bạn kê khai toàn bộ chi tiêu.
.
Rồi bạn cố gắng làm thỏa mãn chúng, bạn làm mọi cách để minh bạch nhất. Bạn lập ra website cộng đồng để mọi người có thể vào kiểm tra, truy dấu thu chi. Bạn nhờ cơ quan chức năng vào cuộc xác nhận. Bạn sử dụng nhân phẩm, tính chính danh của bản thân để đảm bảo rằng bạn ko ăn chặn tiền.
.
Nhưng những kẻ dè bỉu, chê bai và ẩn núp sau màn hình, những kẻ chẳng biết bạn là ai, chưa từng tiếp xúc với bạn, chưa từng tham gia vào quá trình thiện nguyện. Vẫn tiếp tục dè bỉu, chê bai bạn. Gắn cho bạn những danh xưng xấu xí, kẻ ăn chặn tiền, kẻ giả tạo, kẻ làm màu,....
.
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào. Liệu bạn có tiếp tục thực hiện hành động thiện nguyện nữa không. Lan tỏa nó tới những người xung quanh. Hay bạn sẽ ko bao giờ dám làm từ thiện một lần nữa???
--------------------
.
NHững hành động đẹp khi được khen ngợi và lan tỏa, nó truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Và sẽ càng có nhiều người cùng chung tay thực hiện những hành động đẹp hơn. Xã hội dần trở nên văn minh, nhân văn và tiến bộ.
.
Một xã hội mà tại đó những hành động đẹp liên tục bị dè bỉu chê bai, bị nói đểu, nói xấu, bị nghi ngờ về động cơ, bị tẩy chay. Thì một xã hội đó sẽ ngày càng trở nên tiêu cực.
.
Bạn có thể không làm hành động đẹp, nhưng ít nhất khi thấy người khác làm điều tốt, hãy khen ngợi họ, coi hành động của họ như là một điều tốt đẹp và truyền cảm hứng.
.
Đừng dè bỉu, chê bai và nhục mạ.
.
Vì nó tệ lắm.










Sửa lần cuối: