Chậm, hủy chuyến bay ở Tân Sơn Nhất: Khách thiệt đơn thiệt kép, đòi bồi thường bằng tiền mặt

ruataito

Giang hồ mạng 5.0
Cái tội tham mà ngu. PTV kéo thêm mấy hãng khác vào để đỡ thẹn ah
Chị Tuyết Mai (quận Phú Nhuận, TP.HCM), có chuyến bay Vietjet VJ1380 khởi hành đi Quy Nhơn lúc 6h sáng 23-4, cho biết khi thấy tràn ngập hình ảnh người bị delay cả 8 - 10 tiếng ở sân bay khiến chị thấp thỏm cả đêm trước chuyến đi. May mắn là chuyến của chị không bị delay quá lâu.

Không phải ai cũng có được may mắn như chị Mai. Hành khách Thanh Hằng phản ảnh mình bị delay từ 16h đến 23h trên chuyến bay Vietjet, trong suốt thời gian đó không hề nhận được thông báo chính thức nào từ hãng.

Cứ mỗi hai tiếng, hãng lại báo hoãn thêm khiến hành khách liên tục chờ đợi trong mòn mỏi. Đến lúc lên được máy bay, lại tiếp tục trễ gần một tiếng do phải tìm và dỡ hành lý của những người bỏ bay.

Sau khi hạ cánh tại Tân Sơn Nhất lúc 1h30 sáng, hành khách tiếp tục chờ đợi gần một tiếng để nhận hành lý vì đồ bị chia thành nhiều đợt trên băng tải, mỗi đợt cách nhau... 30 phút.

"Tôi về đến nhà lúc gần 4h sáng, gần 12 tiếng sau giờ dự kiến. Mệt mỏi vô cùng nhưng tôi vẫn thấy mình còn may mắn vì nhiều người khác còn không được bay, bị hủy luôn chuyến" - chị Hằng bức xúc.

Việc hàng loạt chuyến bay đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất bị delay, hủy chuyến bất thường đã lan ra như hiệu ứng domino trên toàn hệ thống hàng không nội địa. Tại nhiều sân bay khác, tình trạng trễ chuyến dây chuyền xảy ra, khi máy bay chưa quay đầu kịp.

Đặc biệt hành khách quốc tế nối chuyến cũng bị ảnh hưởng lịch trình, gây thiệt hại đáng kể về thời gian và chi phí cơ hội.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, một trong những nguyên nhân sự cố lần này là quy trình cung cấp dịch vụ mặt đất của Vietjet tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ ngày 19-4, Vietjet ngưng hợp tác với Công ty CP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) và chính thức tự vận hành toàn bộ hệ thống dịch vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất - bao gồm check-in, bốc xếp hành lý, vận chuyển hành khách... từ rạng sáng 20-4.
 
Cái gì thê này?
Một chuyên gia hàng không (đề nghị không nêu tên) chia sẻ với Tuổi Trẻ về thực tế tại sân bay Tân Sơn Nhất những ngày qua cho thấy cần cải thiện.

Thực tế nhiều hành khách bị lỡ chuyến vì không đến kịp ga T3 Tân Sơn Nhất do thiếu hướng dẫn, tài xế không biết đường, biển báo không rõ ràng. Điều này không thể chấp nhận trong một cảng hàng không quốc tế.

"Đó không còn là lỗi kỹ thuật mà là vấn đề trong tư duy quản trị và phục vụ" - vị này nói và cho rằng việc mở rộng hạ tầng với nhà ga T3 là yếu tố quan trọng để giảm tải.

Tuy nhiên, nếu chỉ xây thêm nhà ga mà không đầu tư tương ứng cho đội ngũ nhân sự, hệ thống quản trị và truyền thông điều phối thì nguy cơ "kẹt cứng trong cái mới" là hoàn toàn có thể xảy ra.

Cũng theo vị này, việc một hãng bay lớn như Vietjet chủ động tự vận hành mặt đất là xu hướng đáng ghi nhận.

Tuy nhiên để làm được điều đó một cách hiệu quả, cần sự chuẩn bị kỹ càng từ nhân sự, công nghệ đến khả năng phản ứng sự cố.

Với sự cố hàng loạt chuyến bay tại sân bay này bị delay là lời cảnh tỉnh rõ nét nhất cho bài toán tự chủ dịch vụ trong điều kiện hạ tầng giới hạn và nhu cầu tăng cao.

"Với vị thế cửa ngõ hàng không lớn nhất cả nước, sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ gánh vai trò vận chuyển mà còn đại diện cho hình ảnh quốc gia. Mỗi trục trặc xảy ra không chỉ gây thiệt hại kinh tế, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và cảm nhận của hàng triệu hành khách trong và ngoài nước", vị này khuyến cáo.
 

Có thể bạn quan tâm

Top