(NLĐO) - Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện rà soát việc nhân viên tư vấn, giới thiệu, bán sữa, đặc biệt các sản phẩm bị phát hiện là sữa giả.
Ngày 20-4, Bộ Y tế có văn bản gửi giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành, yêu cầu kiểm tra, rà soát ngay việc kê đơn, chỉ định thuốc và tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Hình ảnh quảng cáo sản phẩm sữa của công ty sản xuất sữa giả. Ảnh chụp màn hình
Yêu cầu trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra sau khi cơ quan chức năng phát hiện tình trạng nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu sữa do các đơn vị sản xuất, phân phối nhưng bị điều tra là sữa giả. Một số vụ liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc giả cũng đã được phát hiện.
Ông Thuấn cũng yêu cầu các bệnh viện kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám chữa bệnh...
Đồng thời, tăng cường giám sát, xử lý nghiêm nếu có hành vi kê đơn không đúng quy định, chỉ định dịch vụ vì mục đích trục lợi, hoặc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm vượt quá phạm vi chuyên môn. Xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm.
Người hành nghề bị cấm bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp đặc biệt như người hành nghề y học cổ truyền, người có bài thuốc gia truyền đã được đăng ký theo quy định.
Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị triển khai đồng bộ giải pháp giám sát kê đơn, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng tình trạng bệnh, tăng cường hoạt động dược lâm sàng và giám sát phản ứng có hại của thuốc.
Người dân phản ánh từng mua và sử dụng sữa giả cho người thân sau ca phẫu thuật ở bệnh viện
Riêng với hoạt động dinh dưỡng, bệnh viện phải thực hiện đúng quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định hiện hành.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện báo cáo kết quả thực hiện và xử lý vi phạm (nếu có) trước ngày 24-4.
Trước đó, Bộ Công an thông tin triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai... Số lượng lớn sữa giả được bán công khai trong 4 năm qua.
Những ngày qua, một số bệnh viện thông báo dừng tư vấn và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, Hapomil sau khi phát hiện các nhãn sữa này thuộc công ty nằm trong đường dây sản xuất sữa giả. Các sản phẩm này được đưa vào bệnh viện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi.
Các sản phẩm sữa giả có cả sản phẩm sữa dành cho trẻ em, người bệnh tiểu đường, sau phẫu thuật - Ảnh minh họa: TTO
Nhân viên y tế tham gia quảng cáo cho công ty sản xuất sữa giả đang bị điều tra - Ảnh: TTO
nld.com.vn
tuoitre.vn
Ngày 20-4, Bộ Y tế có văn bản gửi giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành, yêu cầu kiểm tra, rà soát ngay việc kê đơn, chỉ định thuốc và tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Hình ảnh quảng cáo sản phẩm sữa của công ty sản xuất sữa giả. Ảnh chụp màn hình
Ông Thuấn cũng yêu cầu các bệnh viện kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám chữa bệnh...
Đồng thời, tăng cường giám sát, xử lý nghiêm nếu có hành vi kê đơn không đúng quy định, chỉ định dịch vụ vì mục đích trục lợi, hoặc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm vượt quá phạm vi chuyên môn. Xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm.
Người hành nghề bị cấm bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp đặc biệt như người hành nghề y học cổ truyền, người có bài thuốc gia truyền đã được đăng ký theo quy định.
Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị triển khai đồng bộ giải pháp giám sát kê đơn, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng tình trạng bệnh, tăng cường hoạt động dược lâm sàng và giám sát phản ứng có hại của thuốc.

Người dân phản ánh từng mua và sử dụng sữa giả cho người thân sau ca phẫu thuật ở bệnh viện
Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện báo cáo kết quả thực hiện và xử lý vi phạm (nếu có) trước ngày 24-4.
Trước đó, Bộ Công an thông tin triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai... Số lượng lớn sữa giả được bán công khai trong 4 năm qua.
Những ngày qua, một số bệnh viện thông báo dừng tư vấn và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, Hapomil sau khi phát hiện các nhãn sữa này thuộc công ty nằm trong đường dây sản xuất sữa giả. Các sản phẩm này được đưa vào bệnh viện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi.

Các sản phẩm sữa giả có cả sản phẩm sữa dành cho trẻ em, người bệnh tiểu đường, sau phẫu thuật - Ảnh minh họa: TTO

Nhân viên y tế tham gia quảng cáo cho công ty sản xuất sữa giả đang bị điều tra - Ảnh: TTO

Chỉ đạo khẩn của Bộ Y tế sau vụ sữa giả quy mô lớn
(NLĐO) - Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện rà soát việc nhân viên tư vấn, giới thiệu, bán sữa, đặc biệt các sản phẩm bị phát hiện là sữa giả.


Sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế đề nghị rà soát việc kê đơn, tư vấn và quảng cáo của nhân viên y tế
Sáng 20-4, Bộ Y tế có văn bản đề nghị bệnh viện, sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.