Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh Đang Giữ Nhiều Bài Tẩy Hơn Trump Tưởng!

Don Jong Un

Chúa tể đa cấp
United-Nations
Tariff Mỹ Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã bước sang giai đoạn mới với những đòn thuế dồn dập và đầy tính toán chiến lược từ cả hai phía. TQ đang tận dụng tình hình để định hình lại cán cân thương mại và địa lý chính trị toàn cầu theo hướng có lợi cho mình
Trong khi phần lớn các quốc gia trên thế giới vừa được chính quyền Donald Trump tạm hoãn áp dụng mức thuế nhập cảng mới trong 90 ngày, Trung Quốc (TQ) lại bị siết chặt hơn. Ngày 9 tháng 4 năm 2025, Trump quyết định nâng mức thuế đối với hàng hóa nhập cảng từ TQ lên đến 125%, với lý do là Bắc Kinh “thiếu tôn trọng các nguyên tắc thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân sâu xa có thể là do Trump cảm thấy cay cú trước sự cứng đầu và sẵn sàng bật lại của TQ với các đòn thuế quan của Hoa Kỳ.

Khác với nhiều nước chọn cách đối thoại để tránh leo thang căng thẳng, Bắc Kinh không ngại ngần đáp trả quyết liệt. Chỉ hai ngày sau đó, vào 11 tháng 4, TQ gọi các biện pháp của Trump là một “trò đùa,” và chính thức áp dụng mức thuế trả đũa nhắm vào hàng hóa Mỹ, lên tới 125%.

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nay bước vào giai đoạn căng thẳng chưa từng có. Và TQ không hề tỏ dấu hiệu sẽ nhượng bộ.

Theo các chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung, trong đó có những nhà quan sát lâu năm, lập trường kiên quyết của TQ không còn là điều bất ngờ. Khác với cuộc chiến thương mại đầu tiên trong nhiệm kỳ đầu của Trump, khi Bắc Kinh chủ động tìm kiếm đối thoại để thương lượng, hiện nay họ đã có trong tay nhiều lá bài tẩy hơn, và tự tin mình đủ khả năng khiến Hoa Kỳ chịu thiệt hại ngang ngửa, nếu không muốn nói là hơn. TQ cũng tin rằng đây là thời điểm có thể mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, trong khi chính sách thuế của Trump lại có nguy cơ cô lập nước Mỹ.

Tình hình nay đã khác xưa


Không thể phủ nhận rằng các biện pháp thuế quan đã giáng đòn mạnh vào các doanh nghiệp TQ sống nhờ xuất cảng – đặc biệt là những cơ sở tại các khu vực ven biển, chuyên sản xuất các mặt hàng như đồ gỗ, quần áo, đồ chơi và thiết bị gia dụng cho thị trường Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, kể từ khi Trump khởi xướng cuộc chiến thuế quan đầu tiên vào năm 2018, nhiều yếu tố cốt lõi trong nền kinh tế đã thay đổi, buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ lại đường đi nước bước của mình.

Một trong những yếu tố quan trọng là vai trò của thị trường Mỹ đối với nền kinh tế TQ đã giảm mạnh trong những năm qua. Năm 2018, xuất cảng sang Mỹ chiếm gần 20% tổng giá trị xuất cảng của TQ. Nhưng đến năm 2023, con số này đã giảm xuống chỉ còn 12.8%.

Mức thuế mới của Trump thậm chí có thể trở thành “chất xúc tác” để TQ tăng tốc thúc đẩy chiến lược “mở rộng nhu cầu nội địa,” khơi dậy sức tiêu dùng trong nước và giảm lệ thuộc vào xuất cảng.

Tuy nền kinh tế TQ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn. Sự ảm đạm của thị trường bất động sản, tình trạng thất thoát vốn và khuynh hướng “giảm bớt phụ thuộc TQ” của phương Tây đã đẩy nền kinh tế nước này vào một giai đoạn suy thoái kéo dài.

Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng chính nghịch cảnh ấy lại khiến TQ làm quen với tình hình khắc nghiệt và ngày càng bền bỉ hơn. Bắc Kinh tin rằng nền kinh tế của họ đang có khả năng chống chịu tốt hơn trước những cú sốc từ bên ngoài, kể cả các đòn thuế quan nặng nề từ Mỹ.

Hơn nữa, chính quyền Tập có thể tận dụng đòn thuế của Trump như một cái cớ để khơi dậy lòng yêu nước, củng cố tinh thần dân tộc, đồng thời đổ lỗi cho “hành động thù địch từ bên ngoài” gây ra tình trạng suy thoái kinh tế.

TQ cũng hiểu rõ rằng Hoa Kỳ không dễ gì cắt đứt được sự lệ thuộc vào hàng hóa của họ, đặc biệt là thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù tỷ trọng hàng hóa Mỹ nhập trực tiếp từ Hoa Lục đã giảm, nhưng nhiều sản phẩm hiện đang được nhập từ các nước thứ ba vẫn phụ thuộc vào linh kiện hoặc nguyên liệu sản xuất tại TQ. Nói cách khác, dù Mỹ có chuyển hướng nhập cảng, thì gốc rễ của chuỗi cung ứng vẫn còn nằm sâu trong nền sản xuất TQ.

Tính đến năm 2022, Hoa Kỳ vẫn còn phụ thuộc vào TQ trong 532 hạng mục sản phẩm quan trọng – gần gấp bốn lần so với năm 2000 – trong khi TQ lại giảm một nửa mức phụ thuộc vào hàng hóa Mỹ.

Ngoài ra, TQ còn cân nhắc đến yếu tố dư luận trong nước tại Hoa Kỳ. Việc tăng thuế nhập cảng chắc chắn sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao, khiến người dân bất mãn – đặc biệt là tầng lớp lao động tay chân, vốn là nhóm cử tri cốt lõi của Trump. Bắc Kinh tin rằng, với tình hình hiện tại, các đòn thuế của Trump có nguy cơ đẩy nền kinh tế Mỹ (vốn đang phục hồi mạnh mẽ) bước vào một cuộc suy thoái mới.

Những quân bài chiến lược


Song song với những thay đổi trong môi trường kinh tế, TQ còn nắm giữ nhiều công cụ chiến lược có thể sử dụng để trả đũa Hoa Kỳ trong xung đột thương mại hiện nay.



Họ đang thống lĩnh chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu – loại nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao như sản xuất chip điện tử, thiết bị quân sự, xe điện, và hệ thống vệ tinh. Theo một số ước tính, TQ hiện cung cấp khoảng 72% lượng đất hiếm mà Hoa Kỳ phải nhập cảng.

Trong tháng 3 và tháng 4, TQ đã đưa tổng cộng 27 công ty Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất cảng. Phần lớn là các tập đoàn quốc phòng và công nghệ cao của Hoa Kỳ, vốn phụ thuộc lớn vào nguồn cung đất hiếm để sản xuất sản phẩm của họ.

Ngoài ra, TQ cũng có thể nhắm mục tiêu vào những ngành nông nghiệp xuất cảng chủ lực của Hoa Kỳ, đặc biệt là gia cầm và đậu nành, vốn lệ thuộc nhiều vào nhu cầu nhập cảng từ TQ và có mặt chủ yếu tại các bang nghiêng về Cộng Hòa. Thị trường Hoa Lục hiện tiêu thụ khoảng 50% tổng lượng đậu nành xuất cảng và gần 10% gia cầm của Mỹ. Ngày 4 tháng 3, Bắc Kinh đã hủy bỏ giấy phép nhập cảng của ba nhà xuất cảng đậu nành hàng đầu từ Hoa Kỳ.

Về lĩnh vực công nghệ, nhiều tập đoàn lớn như Apple hay Tesla vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống sản xuất tại TQ. Nếu bị đánh thuế nặng, lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và đây chính là yếu tố mà Bắc Kinh cho rằng có thể trở thành quân bài chiến lược trong việc đối phó với chính quyền Trump. Đã có thông tin cho thấy chính quyền Tập đang lên kế hoạch trả đũa bằng cách siết chặt quy định đối với các công ty xí nghiệp Mỹ đang làm ăn tại TQ.

Một quân bài khác là Elon Musk, một nhân vật thân cận với Trump. Ông này vừa có lợi ích kinh doanh rất lớn tại TQ, vừa có mâu thuẫn với cố vấn thương mại Peter Navarro về chính sách thuế. Bắc Kinh có thể đánh vào mắt xích này để gây rạn nứt trong nội bộ chính quyền Trump.

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa


Bên cạnh việc trụ vững trước các đòn thuế, Bắc Kinh còn cho rằng các chính sách mậu dịch của Trump đang mở ra một cơ hội hiếm có để làm suy yếu vị thế siêu cường của Hoa Kỳ.

Tại Đông Á, thế cờ địa lý chính trị đang có dấu hiệu dịch chuyển rõ rệt. Sau đợt tăng thuế đầu tiên của Trump, TQ, Nhật Bản và Nam Hàn đã nối lại đối thoại kinh tế lần đầu tiên sau 5 năm, và tuyên bố sẽ thúc đẩy một hiệp ước mậu dịch tự do ba bên. Đây là một cú đánh trực diện vào chiến lược liên minh khu vực của Washington thời Biden, khi Mỹ từng dày công thắt chặt quan hệ với Tokyo và Seoul để đối phó Bắc Kinh.

Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á, vốn cũng bị Trump áp thuế cao, đang có khuynh hướng hòa hoãn với Bắc Kinh. Theo truyền thông nhà nước TQ, từ ngày 14 đến 18 tháng 4, Tập Cận Bình sẽ công du đến Việt Nam, Malaysia và Campuchia để thúc đẩy “hợp tác toàn diện.” Cả ba quốc gia này đều từng bị Mỹ áp dụng chính sách thuế qua lại: 49% cho Campuchia, 46% cho Việt Nam và 24% cho Malaysia.

Tại Âu Châu, chính sách thuế của Trump đã khiến TQ và Liên Âu cân nhắc việc hàn gắn quan hệ thương mại từng rạn nứt. Điều này có thể làm lung lay trục liên minh liên Đại Tây Dương, vốn đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Hoa Lục.

Ngày 8 tháng 4, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu đã điện đàm với Thủ tướng TQ, hai bên cùng lên án chính sách bảo hộ mậu dịch của Washington và kêu gọi thúc đẩy mậu dịch tự do. Và chỉ một ngày sau, TQ vừa nâng thuế lên hàng hóa Mỹ thì EU cũng tuyên bố sẽ áp thuế 25% lên hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ trị giá hơn 20 tỷ euro. Tuy nhiên, phía EU quyết định hoãn thực hiện trong 90 ngày theo đúng thời hạn tạm hoãn của Trump.

Hiện các viên chức EU và TQ đang cùng xem xét việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 để bàn bạc kỹ hơn về hợp tác kinh tế.

Cuối cùng, TQ nhìn thấy trong chính sách thuế của Trump một cơ hội hiếm có để làm suy yếu vị thế toàn cầu của đồng MK. Việc Washington đánh thuế bừa bãi lên hàng hóa từ nhiều quốc gia khác nhau, kể cả các đồng minh thân cận, đã khiến giới đầu tư lo ngại, giảm niềm tin vào kinh tế Mỹ và giá trị của đồng MK.

Từ trước đến nay, đồng MK cùng với trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ vẫn được xem là những tài sản an toàn trong mắt giới đầu tư. Tuy nhiên, những biến động gần đây trên thị trường tài chánh đã khiến niềm tin ấy rạn nứt. Chính sách áp thuế cao làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ cũng như khả năng giữ mức nợ công ổn định. Chính những mối lo này đã khiến giới đầu tư bắt đầu đặt dấu hỏi đối với giá trị của đồng MK và mức tín nhiệm trái phiếu Mỹ.

Dù không thể tránh khỏi tác động tiêu cực từ các mức thuế khắt khe của Trump, nhưng Bắc Kinh đang nắm trong tay những quân bài chiến lược mạnh mẽ – và quan trọng hơn hết, là một cơ hội lịch sử để thay đổi cục diện toàn cầu.
 
Cá nhân tao thấy Mỹ vẫn chưa làm gì mạnh để kéo chuỗi cung ứng ra khỏi Tàu , tao cũng thực sự đéo hiểu được 100 Cam và bộ sậu thực sự muốn gì qua chiêu đánh thuế này .
Liệu nước Mỹ thực sự đã hết thời ,đang tìm cách rút lui an toàn trên toàn lục địa Á Âu , liệu đây có phải là bước đầu cho sự trỗi dậy của TQ bắt đầu đẩy lui và xâm lược nước Mỹ như trong tưởng tượng của tao không ?

Cá nhân tao thấy Mỹ vẫn chưa làm gì mạnh để kéo chuỗi cung ứng ra khỏi Tàu , tao cũng thực sự đéo hiểu được 100 Cam và bộ sậu thực sự muốn gì qua chiêu đánh thuế này .
Liệu nước Mỹ thực sự đã hết thời ,đang tìm cách rút lui an toàn trên toàn lục địa Á Âu , liệu đây có phải là bước đầu cho sự trỗi dậy của TQ bắt đầu đẩy lui và xâm lược nước Mỹ như trong tưởng tượng của tao không ?
 
qua đây thấy bọn Mỹ đã thua cuộc nên bọn đông xưởng 2 xứ lừa mới mời Tập cặn bã hạ cố sang để chỉ bảo
 
Thắc mắc : nếu TQ nắm trong tay nhiều con bài tẩy hơn và còn "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để đạp thằng Mỹ xuống hố như thế thì sao lại xuống nước muốn đàm phán với Mỹ, nó bị ngu chăng :vozvn (21):
 
Cá nhân tao thấy Mỹ vẫn chưa làm gì mạnh để kéo chuỗi cung ứng ra khỏi Tàu , tao cũng thực sự đéo hiểu được 100 Cam và bộ sậu thực sự muốn gì qua chiêu đánh thuế này .
Liệu nước Mỹ thực sự đã hết thời ,đang tìm cách rút lui an toàn trên toàn lục địa Á Âu , liệu đây có phải là bước đầu cho sự trỗi dậy của TQ bắt đầu đẩy lui và xâm lược nước Mỹ như trong tưởng tượng của tao không ?

Cá nhân tao thấy Mỹ vẫn chưa làm gì mạnh để kéo chuỗi cung ứng ra khỏi Tàu , tao cũng thực sự đéo hiểu được 100 Cam và bộ sậu thực sự muốn gì qua chiêu đánh thuế này .
Liệu nước Mỹ thực sự đã hết thời ,đang tìm cách rút lui an toàn trên toàn lục địa Á Âu , liệu đây có phải là bước đầu cho sự trỗi dậy của TQ bắt đầu đẩy lui và xâm lược nước Mỹ như trong tưởng tượng của tao không ?
bọn nó rời bỏ châu á mà, hướng về phương bắc
 
T đéo hiểu , trump nó đánh thuế cho cố tự tay chém dân mỹ , phải lật đật miễn trừ hàng điện tử. Còn TQ nó đánh thuế đáp trả và nó éo phải miễn giảm thứ gì
Chưa kể trump xem tất cả mọi quốc gia đều là đối thủ- kẻ thù trừ thằng nga. Giờ đi solo với thằng TQ là thấy dấu hiệu đuối sức rồi . Tự huỷ
 

Có thể bạn quan tâm

Top