Don Jong Un
Chúa tể đa cấp

Lực lượng Trung Quốc sẽ tham gia diễu binh trong lễ 30/4 tại TP HCM. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam như thế nào và bao nhiêu lính Trung Quốc đã tham chiến thời Chiến tranh Việt Nam?
Lãnh tụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh từng nói: "Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa sẽ bị thất bại thảm hại."
Vào năm 1960, khi sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có một tuyên bố chung với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói rằng hai nước "vui mừng chú ý đến việc phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô vĩ đại đứng đầu lớn mạnh và đoàn kết nhất trí hơn bao giờ hết" và "âm mưu chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa của bọn đế quốc, bọn xét lại hiện đại và bọn phản động các nước đã bị thất bại thảm hại."
Ở thời điểm hiện tại, khi viết về sự hỗ trợ của Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam, báo chí do nhà nước quản lý thường tập trung vào sự giúp đỡ về vũ khí, khí tài, thuốc men, quần áo, lương thực...
Một yếu tố ít được đề cập tới là số lượng binh lính mà Trung Quốc đã đưa sang Việt Nam. Trong số ấy, không ít binh sĩ đã tử trận.
Rốt cuộc, Trung Quốc đã có ảnh hưởng thế nào trong chiến tranh Việt Nam, và lý do người hàng xóm phương Bắc nhúng tay vào cuộc chiến này là gì?
Quan điểm chiến lược của Mao Trạch Đông trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam là duy trì một "chuỗi vùng đệm" (buffer zones) xung quanh biên giới Trung Quốc, trong đó bao gồm Bắc Triều Tiên, miền Bắc Việt Nam và về sau là Campuchia, nhằm giảm thiểu nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tính từ năm 1955 tới năm 1975, tổng khối lượng viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam là 1.594.724 tấn, trong đó có những loại vũ khí như súng bộ binh, súng chống tăng, pháo cao xạ, máy bay chiến đấu, tàu chiến hải quân…
Bộ đội Việt Nam cũng được sang Trung Quốc nhận huấn luyện và đem theo súng đạn khi quay về nước, theo bài viết đăng ngày 1/5/2009 trên báo Quân đội nhân dân.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cung cấp những khoản viện trợ và vay không hoàn lại cho Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam có thể chi trả cho những mặt hàng nhập khẩu chính như sắt thép, nhiên liệu lỏng, phân bón, lương thực…
Tuy nhiên, như đã nói, số lượng binh sĩ Trung Quốc sang Việt Nam thường ít được đề cập tới.
Mới đây, một bài viết đăng ngày 20/4 trên báo Vietnamnet của tác giả là Thiếu tá Lê Minh Nam cho biết Trung Quốc đã cử hơn 300.000 quân trong giai đoạn 1965-1968.
Bài viết cho biết:
"Từ năm 1965-1968, Trung Quốc đã cử 346 chuyên gia cùng 310.011 bộ đội sang Việt Nam, gồm bộ đội cao xạ, xây dựng công trình, làm đường sắt và đường bộ. Bộ đội Trung Quốc tham gia chiến đấu 1.659 trận, bắn rơi 126 máy bay (phía Trung Quốc tổng kết là 1.068 máy bay), hy sinh 771 người, bị thương 1.675 người."
Thống kê này được ông Nam trích dẫn từ sách Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa.
NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh, Khu Chợ Lớn ở Sài Gòn trúng hai quả bom nặng hơn 300k trong cuộc tấn công Mậu Thân năm 1968.
Trong khi đó, theo bài viết ngày 20/4/2022 trên trang web tiếng Việt của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International), tính từ tháng 6/1965 đến tháng 8/1973, Trung Quốc đã điều động tổng cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần,... để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam.
Trong cùng khoảng thời gian này, Trung Quốc có hơn 4.000 binh sĩ bị thương và 1.400 binh sĩ tử trận ở Việt Nam.
Trước đó, Trung Quốc từng phủ nhận việc đưa binh lính sang Việt Nam.
Theo bài viết năm 1989 trên báo The Washington Post, các báo cáo tình báo Mỹ cho biết các đơn vị chiến đấu của Mỹ đã phát hiện những binh sĩ mặc quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu của Trung Quốc, nhưng vào thời điểm đó, Bắc Kinh liên tục bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ hoạt động tại Việt Nam.
Hiện tại, ở Việt Nam có 30 nghĩa trang quân nhân và chuyên gia Trung Quốc trên địa bàn 14 tỉnh, thành phố với 1.460 ngôi mộ, trong đó có 22 nghĩa trang cần tu bổ, tôn tạo với dự toán kinh phí khoảng 61 tỷ đồng, theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang quân nhân và chuyên gia Trung Quốc có công giúp cách mạng Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào ngày 2/4/2025.
Trong một cuộc phỏng vấn với Trung tâm nghiên cứu Wilson (Wilson Center) vào năm 2001, nhà sử học Qiang Zhai nói rằng bằng chứng mới từ Trung Quốc cho thấy Mao Trạch Đông đã "sẵn sàng can thiệp nghiêm túc" vào cuộc chiến ở Việt Nam.
"Đã có một thỏa thuận bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh, theo đó, nếu Mỹ tiến hành một cuộc xâm lược trên bộ vào miền Bắc Việt Nam (vào thời điểm đó, Mỹ mới chỉ giới hạn ở các chiến dịch ném bom), Trung Quốc sẽ đưa bộ đội vượt biên giới vào miền Bắc và kiên quyết không để Mỹ đánh bại Hà Nội. Nếu Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc, Trung Quốc sẽ đáp trả tương xứng bằng cách triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ các thành phố miền Bắc và khôi phục đường sá, cầu cống bị phá hoại."
Ông Qiang Zhai nhận định thêm rằng lý do Việt Nam không nói nhiều tới sự hỗ trợ của Trung Quốc vì muốn nhìn nhận thắng lợi trước Pháp và Mỹ là thành quả từ nỗ lực tự thân.
"Do đó, họ không nhấn mạnh sự giúp đỡ từ Trung Quốc và cả Liên Xô. Việt Nam nhất quyết cho rằng đó là chiến thắng của họ!" ông nói thêm.
Giờ đây, với việc mời Trung Quốc tham gia diễu binh trong lễ kỷ niệm 30/4 sắp tới, cùng với việc báo chí đăng thông tin rộng rãi về sự giúp đỡ của Trung Quốc trong chiến tranh, có thể thấy rằng đã có sự thay đổi về cách tiếp cận từ Hà Nội
Vào tháng 7/1965, Liên Xô đã thành lập Đoàn chuyên gia quân sự và cử sang hỗ trợ Quân đội nhân dân Việt Nam trong 2 lĩnh vực chủ yếu là phòng không và không quân. Thời gian đầu, chuyên gia quân sự Liên Xô vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện vừa trực tiếp tham gia chiến đấu.
Khi Mỹ đánh bom miền Bắc bằng không quân, từ tháng 5/1965 tới năm 1974, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam máy bay MiG-17, MiG-21, 158 tổ hợp tên lửa, 7.658 quả tên lửa phòng không SAM và cử hàng chục ngàn chuyên gia quân sự sang huấn luyện, đào tạo và trực tiếp chiến đấu, theo bài viết đăng vào tháng 10/2021 trên báo Tiền Phong.
Bên cạnh đó, Liên Xô cũng cử lực lượng đặc nhiệm tới Việt Nam. Lực lượng này không chỉ đóng vai trò cố vấn mà còn đích thân tấn công binh lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam và thậm chí ở cả nước ngoài.
Một bài viết đăng vào tháng 7/2014 trên báo Công an Nhân dân cho biết vào năm 1968, một nhóm đặc nhiệm của Liên Xô gồm 9 người đã xâm nhập vào căn cứ không quân bí mật của Mỹ ở Campuchia.
Kết quả của chiến dịch kéo dài nửa giờ là một chiếc máy bay trực thăng đã được đưa về Việt Nam, những chiếc còn lại bị phá hủy, 15 lính Mỹ chết và bị thương.
Một nhóm phi công MiG-17 của Bắc Triều Tiên cũng tới miền Bắc Việt Nam. Những phi công tử trận đã được chôn cất tại nghĩa trang ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
"Khi họ hy sinh, người dân Việt Nam đối xử với họ như những liệt sĩ Việt Nam hy sinh vì đất nước," AP News dẫn lời ông Dương Văn Dậu, người trông coi khu nghĩa trang, trong bài viết ngày 20/2/2019.
Lúc bấy giờ, lực lượng không quân Bắc Triều Tiên được triển khai gần Hà Nội, gồm khoảng 200 đến 400 người, trong đó có khoảng 90 phi công, trong suốt hơn hai năm, AP dẫn các ghi chép của Việt Nam sau chiến tranh.
Vào tháng 9/1966, theo các tài liệu lịch sử Việt Nam do ông Merle Pribbenow, người từng là nhà phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) sau này trở thành học giả, thu thập và dịch lại, Hà Nội đã chấp nhận đề nghị từ Bình Nhưỡng gửi sang ba đại đội phi công để thành lập một trung đoàn, được trang bị tổng cộng 30 máy bay. Các phi công này mặc quân phục của quân đội miền Bắc Việt Nam và phía Việt Nam sẽ cung cấp máy bay, cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Tới cuối năm 1966, nhóm quân Bắc Triều Tiên đầu tiên được điều sang, dự tính để lái máy bay chiến đấu MiG-17 tới căn cứ không quân Kép ở tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía đông bắc, nhằm hỗ trợ huấn luyện và tham gia chiến đấu.
Sau này, Vũ Ngọc Đỉnh, một trong những phi công Việt Nam từng sát cánh chiến đấu cùng với quân đội Bắc Triều Tiên, đã kể lại trong cuốn sách MiG Aces of the Vietnam War (Tạm dịch: Những phi công xuất sắc lái MiG trong Chiến tranh Việt Nam) của ông Istvan Toperczer, một sĩ quan không quân Hungary sau này trở thành nhà sử học, như sau:
"Thỏa thuận đã được ký giữa hai chính phủ, nhưng chúng tôi không biết gì. Tôi chỉ biết rằng Bắc Triều Tiên muốn cử phi công sang Việt Nam để thực hành và tích lũy kinh nghiệm, với mục đích xây dựng lực lượng không quân của họ."
Ông Đỉnh nói thêm rằng dù những binh sĩ này chiến đấu rất dũng cảm trong các trận không chiến, nhưng nhìn chung phản ứng của họ quá chậm và quá máy móc khi xung trận, khiến nhiều máy bay bị Mỹ bắn hạ.
"Họ cũng chẳng bao giờ tuân theo hướng dẫn bay hay các quy định."
www.bbc.com
Lãnh tụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh từng nói: "Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa sẽ bị thất bại thảm hại."
Vào năm 1960, khi sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có một tuyên bố chung với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói rằng hai nước "vui mừng chú ý đến việc phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô vĩ đại đứng đầu lớn mạnh và đoàn kết nhất trí hơn bao giờ hết" và "âm mưu chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa của bọn đế quốc, bọn xét lại hiện đại và bọn phản động các nước đã bị thất bại thảm hại."
Ở thời điểm hiện tại, khi viết về sự hỗ trợ của Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam, báo chí do nhà nước quản lý thường tập trung vào sự giúp đỡ về vũ khí, khí tài, thuốc men, quần áo, lương thực...
Một yếu tố ít được đề cập tới là số lượng binh lính mà Trung Quốc đã đưa sang Việt Nam. Trong số ấy, không ít binh sĩ đã tử trận.
Rốt cuộc, Trung Quốc đã có ảnh hưởng thế nào trong chiến tranh Việt Nam, và lý do người hàng xóm phương Bắc nhúng tay vào cuộc chiến này là gì?
Cả tài lực và nhân lực
Trong cuốn sách China & The Vietnam Wars, 1950-1975 (Tạm dịch: Trung Quốc và những cuộc chiến ở Việt Nam, từ 1950 tới 1975), nhà sử học Qiang Zhai tại Đại học Auburn ở Montgomery (Mỹ) nhận định rằng thời gian thập niên 1950 và 1960, Chủ tịch Mao Trạch Đông coi Mỹ là mối đe dọa chính đối với an ninh của thắng lợi cách mạng mới giành được ở Trung Quốc. Vì vậy, Mao xem việc ủng hộ Hồ Chí Minh là cách tốt để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á.Quan điểm chiến lược của Mao Trạch Đông trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam là duy trì một "chuỗi vùng đệm" (buffer zones) xung quanh biên giới Trung Quốc, trong đó bao gồm Bắc Triều Tiên, miền Bắc Việt Nam và về sau là Campuchia, nhằm giảm thiểu nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tính từ năm 1955 tới năm 1975, tổng khối lượng viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam là 1.594.724 tấn, trong đó có những loại vũ khí như súng bộ binh, súng chống tăng, pháo cao xạ, máy bay chiến đấu, tàu chiến hải quân…
Bộ đội Việt Nam cũng được sang Trung Quốc nhận huấn luyện và đem theo súng đạn khi quay về nước, theo bài viết đăng ngày 1/5/2009 trên báo Quân đội nhân dân.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cung cấp những khoản viện trợ và vay không hoàn lại cho Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam có thể chi trả cho những mặt hàng nhập khẩu chính như sắt thép, nhiên liệu lỏng, phân bón, lương thực…
Tuy nhiên, như đã nói, số lượng binh sĩ Trung Quốc sang Việt Nam thường ít được đề cập tới.
Mới đây, một bài viết đăng ngày 20/4 trên báo Vietnamnet của tác giả là Thiếu tá Lê Minh Nam cho biết Trung Quốc đã cử hơn 300.000 quân trong giai đoạn 1965-1968.
Bài viết cho biết:
"Từ năm 1965-1968, Trung Quốc đã cử 346 chuyên gia cùng 310.011 bộ đội sang Việt Nam, gồm bộ đội cao xạ, xây dựng công trình, làm đường sắt và đường bộ. Bộ đội Trung Quốc tham gia chiến đấu 1.659 trận, bắn rơi 126 máy bay (phía Trung Quốc tổng kết là 1.068 máy bay), hy sinh 771 người, bị thương 1.675 người."
Thống kê này được ông Nam trích dẫn từ sách Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa.

NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh, Khu Chợ Lớn ở Sài Gòn trúng hai quả bom nặng hơn 300k trong cuộc tấn công Mậu Thân năm 1968.
Trong khi đó, theo bài viết ngày 20/4/2022 trên trang web tiếng Việt của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International), tính từ tháng 6/1965 đến tháng 8/1973, Trung Quốc đã điều động tổng cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần,... để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam.
Trong cùng khoảng thời gian này, Trung Quốc có hơn 4.000 binh sĩ bị thương và 1.400 binh sĩ tử trận ở Việt Nam.
Trước đó, Trung Quốc từng phủ nhận việc đưa binh lính sang Việt Nam.
Theo bài viết năm 1989 trên báo The Washington Post, các báo cáo tình báo Mỹ cho biết các đơn vị chiến đấu của Mỹ đã phát hiện những binh sĩ mặc quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu của Trung Quốc, nhưng vào thời điểm đó, Bắc Kinh liên tục bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ hoạt động tại Việt Nam.
Hiện tại, ở Việt Nam có 30 nghĩa trang quân nhân và chuyên gia Trung Quốc trên địa bàn 14 tỉnh, thành phố với 1.460 ngôi mộ, trong đó có 22 nghĩa trang cần tu bổ, tôn tạo với dự toán kinh phí khoảng 61 tỷ đồng, theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang quân nhân và chuyên gia Trung Quốc có công giúp cách mạng Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào ngày 2/4/2025.
Trong một cuộc phỏng vấn với Trung tâm nghiên cứu Wilson (Wilson Center) vào năm 2001, nhà sử học Qiang Zhai nói rằng bằng chứng mới từ Trung Quốc cho thấy Mao Trạch Đông đã "sẵn sàng can thiệp nghiêm túc" vào cuộc chiến ở Việt Nam.
"Đã có một thỏa thuận bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh, theo đó, nếu Mỹ tiến hành một cuộc xâm lược trên bộ vào miền Bắc Việt Nam (vào thời điểm đó, Mỹ mới chỉ giới hạn ở các chiến dịch ném bom), Trung Quốc sẽ đưa bộ đội vượt biên giới vào miền Bắc và kiên quyết không để Mỹ đánh bại Hà Nội. Nếu Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc, Trung Quốc sẽ đáp trả tương xứng bằng cách triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ các thành phố miền Bắc và khôi phục đường sá, cầu cống bị phá hoại."
Ông Qiang Zhai nhận định thêm rằng lý do Việt Nam không nói nhiều tới sự hỗ trợ của Trung Quốc vì muốn nhìn nhận thắng lợi trước Pháp và Mỹ là thành quả từ nỗ lực tự thân.
"Do đó, họ không nhấn mạnh sự giúp đỡ từ Trung Quốc và cả Liên Xô. Việt Nam nhất quyết cho rằng đó là chiến thắng của họ!" ông nói thêm.
Giờ đây, với việc mời Trung Quốc tham gia diễu binh trong lễ kỷ niệm 30/4 sắp tới, cùng với việc báo chí đăng thông tin rộng rãi về sự giúp đỡ của Trung Quốc trong chiến tranh, có thể thấy rằng đã có sự thay đổi về cách tiếp cận từ Hà Nội
Liên Xô và Bắc Triều Tiên
Ngoài Trung Quốc, nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đã giúp đỡ miền Bắc Việt Nam chiến đấu, nổi bật nhất là Liên Xô và CHDCND Triều Tiên.Vào tháng 7/1965, Liên Xô đã thành lập Đoàn chuyên gia quân sự và cử sang hỗ trợ Quân đội nhân dân Việt Nam trong 2 lĩnh vực chủ yếu là phòng không và không quân. Thời gian đầu, chuyên gia quân sự Liên Xô vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện vừa trực tiếp tham gia chiến đấu.
Khi Mỹ đánh bom miền Bắc bằng không quân, từ tháng 5/1965 tới năm 1974, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam máy bay MiG-17, MiG-21, 158 tổ hợp tên lửa, 7.658 quả tên lửa phòng không SAM và cử hàng chục ngàn chuyên gia quân sự sang huấn luyện, đào tạo và trực tiếp chiến đấu, theo bài viết đăng vào tháng 10/2021 trên báo Tiền Phong.
Bên cạnh đó, Liên Xô cũng cử lực lượng đặc nhiệm tới Việt Nam. Lực lượng này không chỉ đóng vai trò cố vấn mà còn đích thân tấn công binh lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam và thậm chí ở cả nước ngoài.
Một bài viết đăng vào tháng 7/2014 trên báo Công an Nhân dân cho biết vào năm 1968, một nhóm đặc nhiệm của Liên Xô gồm 9 người đã xâm nhập vào căn cứ không quân bí mật của Mỹ ở Campuchia.
Kết quả của chiến dịch kéo dài nửa giờ là một chiếc máy bay trực thăng đã được đưa về Việt Nam, những chiếc còn lại bị phá hủy, 15 lính Mỹ chết và bị thương.
Một nhóm phi công MiG-17 của Bắc Triều Tiên cũng tới miền Bắc Việt Nam. Những phi công tử trận đã được chôn cất tại nghĩa trang ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
"Khi họ hy sinh, người dân Việt Nam đối xử với họ như những liệt sĩ Việt Nam hy sinh vì đất nước," AP News dẫn lời ông Dương Văn Dậu, người trông coi khu nghĩa trang, trong bài viết ngày 20/2/2019.
Lúc bấy giờ, lực lượng không quân Bắc Triều Tiên được triển khai gần Hà Nội, gồm khoảng 200 đến 400 người, trong đó có khoảng 90 phi công, trong suốt hơn hai năm, AP dẫn các ghi chép của Việt Nam sau chiến tranh.
Vào tháng 9/1966, theo các tài liệu lịch sử Việt Nam do ông Merle Pribbenow, người từng là nhà phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) sau này trở thành học giả, thu thập và dịch lại, Hà Nội đã chấp nhận đề nghị từ Bình Nhưỡng gửi sang ba đại đội phi công để thành lập một trung đoàn, được trang bị tổng cộng 30 máy bay. Các phi công này mặc quân phục của quân đội miền Bắc Việt Nam và phía Việt Nam sẽ cung cấp máy bay, cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Tới cuối năm 1966, nhóm quân Bắc Triều Tiên đầu tiên được điều sang, dự tính để lái máy bay chiến đấu MiG-17 tới căn cứ không quân Kép ở tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía đông bắc, nhằm hỗ trợ huấn luyện và tham gia chiến đấu.
Sau này, Vũ Ngọc Đỉnh, một trong những phi công Việt Nam từng sát cánh chiến đấu cùng với quân đội Bắc Triều Tiên, đã kể lại trong cuốn sách MiG Aces of the Vietnam War (Tạm dịch: Những phi công xuất sắc lái MiG trong Chiến tranh Việt Nam) của ông Istvan Toperczer, một sĩ quan không quân Hungary sau này trở thành nhà sử học, như sau:
"Thỏa thuận đã được ký giữa hai chính phủ, nhưng chúng tôi không biết gì. Tôi chỉ biết rằng Bắc Triều Tiên muốn cử phi công sang Việt Nam để thực hành và tích lũy kinh nghiệm, với mục đích xây dựng lực lượng không quân của họ."
Ông Đỉnh nói thêm rằng dù những binh sĩ này chiến đấu rất dũng cảm trong các trận không chiến, nhưng nhìn chung phản ứng của họ quá chậm và quá máy móc khi xung trận, khiến nhiều máy bay bị Mỹ bắn hạ.
"Họ cũng chẳng bao giờ tuân theo hướng dẫn bay hay các quy định."

Chiến tranh Việt Nam: Trung Quốc đã làm gì? - BBC News Tiếng Việt
Quan điểm chiến lược của Mao Trạch Đông là duy trì một "chuỗi vùng đệm" xung quanh biên giới Trung Quốc, trong đó bao gồm Bắc Triều Tiên, miền Bắc Việt Nam và về sau là Campuchia, nhằm giảm rủi ro đối đầu với Mỹ.
