Trước khi động đất thì các mảng kiến tạo trượt trên nhau, gây ra tiếng động (thường) tần số thấp hơn ngưỡng nghe của con người, gây ra sóng điện từ ... làm động vật khó chịu. Vỏ trái đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm họa trong khi xây dựng các công trình, tuy nhiên khu vực này không có chồng lấn của các mảng kiến tạo nên không có khả năng động đất do sự va chạm giữa các mảng kiến tạo mà khả năng xảy ra cao hơn sự sụt lún do đứt gãy địa tầng gây ra động đất kích thích hoặc tạo thành các hố sụt (collapse).
Kong collapse Quảng Bình là ví dụ tiêu biểu.
Khu vực này cần kiểm tra lại xem gần đây có đặt tải nặng lên không, do Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp paleozoi hay đới tạo núi Ngũ Hành Sơn với hệ tầng chủ yếu là đá vôi hóa, dễ xuất hiện các hang ngầm chứa nước khổng lồ, khi tải bên trên đủ nặng & dòng nước mang tính acid thấm xuống bào mòn cấu trúc của hang thì poop .... ta có 1 hang sụt mang tên Ngũ Hành Sơn collapse.
Dm tự nhiên nhớ lại bài giảng địa chất hơn 2 chục năm trước, bộ não bắt đầu bước vào chu trình hồi tưởng.
@xmorr