Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Hồi sinh cửa hàng cao cấp ở TP HCM tại mặt bằng giá thuê gần 2 tỷ đồng, Starbucks bán các món đồ uống giá tới hơn 200.000 đồng mỗi ly.
Sau gần 8 tháng đóng cửa chi nhánh cao cấp duy nhất ở TP HCM tại căn nhà trên đường Hàn Thuyên quận 1, chuỗi Starbucks vừa "hồi sinh" mô hình này tại Bitexco Financial Tower gần phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Khác với các thông tin được dự đoán trước đó khi Adidas trả mặt bằng diện tích 256 m2, cửa hàng mới của Starbucks gồm 2 tầng, rộng đến hơn 500 m2, là một trong các cửa hàng lớn nhất Việt Nam.
Như vậy, với giá thuê thị trường tại khối đế thương mại của tòa tháp này là khoảng 150 USD mỗi m2 thì chuỗi cà phê Mỹ phải trả đến 75.000 USD, tương đương hơn 1,9 tỷ đồng mỗi tháng - chưa tính chiết khấu cho khách hàng lớn và dài hạn. Chi phí này gấp 3,7 lần giá thuê mặt bằng cũ ở Hàn Thuyên, với diện tích hơn gấp đôi.
Xem toàn màn hình
Quầy pha chế Mixology trong Starbucks Reserve Bitexco ngày 18/4. Ảnh: Kim Ngân
Với mặt bằng đắt đỏ, cửa hàng này không chỉ bán các món đồ uống theo thực đơn tiêu chuẩn và thực đơn cao cấp (Reserve) vốn đắt hơn giá tại cửa hàng khác 10% mà còn bán cả trà và cà phê có cồn giá dao động đến trên 200.000 đồng mỗi món tại quầy cocktails tên gọi Mixology, có bartender biểu diễn.
Trước đó, tại Việt Nam, Starbucks mới chỉ có một cửa hàng Mixology vận hành tại Hà Nội cuối tháng 2. "Việt Nam là thị trường khá nhỏ nhưng sở hữu đến 2 Reserve Mixology, điều không phải thị trường nào cũng có. Ví dụ Thái Lan cũng chỉ có khoảng 3 chi nhánh", đại diện công ty cho biết.
Starbucks vào Việt Nam tháng 2/2013 và hiện sở hữu 126 cửa hàng tại 17 tỉnh thành. Chuỗi này đặt mục tiêu đến tháng 6 mở thêm đến 10 chi nhánh và khai phá 3 thị trường mới là Quy Nhơn, Mỹ Tho và Long Xuyên.
Riêng TP HCM, sau khi hồi sinh cửa hàng cao cấp tại Bitexco, chuỗi tiết lộ sẽ mở thêm cửa hàng cao cấp thứ hai tại khu vực được khẳng định là "rất trung tâm" của quận 1 vào tháng 7 tới. Với giá thuê mặt bằng các trục đường đắc địa như Đồng Khởi lên đến 8 triệu đồng mỗi m2, có khả năng chi nhánh cao cấp tiếp theo của thương hiệu cà phê Mỹ này cũng là mặt bằng tiền tỷ.
"Hiện chúng tôi chưa thể công bố địa điểm chính xác nhưng không định thuê lại mặt bằng đã trả tại Hàn Thuyên", đại diện chuỗi nói thêm.
Starbucks có tín hiệu tăng tốc mở cửa hàng tại Việt Nam, nhất là các vị trí đắc địa và chi nhánh cao cấp trong bối cảnh khu vực dịch vụ trên đà phục hồi quý I và khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục 3 tháng đầu năm nay. Trong đó, TP HCM dẫn đầu, đón hơn 10 triệu lượt khách, thu về gần 56.700 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, góp phẩn đưa doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 14,2%.
Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc hãng dịch vụ bất động sản Avison Young Việt Nam, sự thay ngôi đổi chỗ về mặt bằng của nhiều thương hiệu ăn uống ở trung tâm quận 1 gần đây cho thấy cuộc cạnh tranh khắc nghiệt nhưng đồng thời phản ánh sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ - tiêu dùng Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng.
"Thành phố này có tốc độ đô thị hóa cao, tầng lớp trung lưu và lượng du khách ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về trải nghiệm ẩm thực chất lượng", ông bình luận.
Ngoài chạy đua các mặt bằng đắc địa ở những thành phố lớn với những chuỗi đồ uống như Katinat, Highlands, Phúc Long, Phê La, Amazon, Starbucks thời gian gần đây nỗ lực bản địa hóa bằng các sản phẩm đồ uống quen thuộc với khẩu vị người Việt hơn như cà phê sữa đá, cà phê muối, cà phê dừa.
Sau gần 8 tháng đóng cửa chi nhánh cao cấp duy nhất ở TP HCM tại căn nhà trên đường Hàn Thuyên quận 1, chuỗi Starbucks vừa "hồi sinh" mô hình này tại Bitexco Financial Tower gần phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Khác với các thông tin được dự đoán trước đó khi Adidas trả mặt bằng diện tích 256 m2, cửa hàng mới của Starbucks gồm 2 tầng, rộng đến hơn 500 m2, là một trong các cửa hàng lớn nhất Việt Nam.
Như vậy, với giá thuê thị trường tại khối đế thương mại của tòa tháp này là khoảng 150 USD mỗi m2 thì chuỗi cà phê Mỹ phải trả đến 75.000 USD, tương đương hơn 1,9 tỷ đồng mỗi tháng - chưa tính chiết khấu cho khách hàng lớn và dài hạn. Chi phí này gấp 3,7 lần giá thuê mặt bằng cũ ở Hàn Thuyên, với diện tích hơn gấp đôi.

Quầy pha chế Mixology trong Starbucks Reserve Bitexco ngày 18/4. Ảnh: Kim Ngân
Với mặt bằng đắt đỏ, cửa hàng này không chỉ bán các món đồ uống theo thực đơn tiêu chuẩn và thực đơn cao cấp (Reserve) vốn đắt hơn giá tại cửa hàng khác 10% mà còn bán cả trà và cà phê có cồn giá dao động đến trên 200.000 đồng mỗi món tại quầy cocktails tên gọi Mixology, có bartender biểu diễn.
Trước đó, tại Việt Nam, Starbucks mới chỉ có một cửa hàng Mixology vận hành tại Hà Nội cuối tháng 2. "Việt Nam là thị trường khá nhỏ nhưng sở hữu đến 2 Reserve Mixology, điều không phải thị trường nào cũng có. Ví dụ Thái Lan cũng chỉ có khoảng 3 chi nhánh", đại diện công ty cho biết.
Starbucks vào Việt Nam tháng 2/2013 và hiện sở hữu 126 cửa hàng tại 17 tỉnh thành. Chuỗi này đặt mục tiêu đến tháng 6 mở thêm đến 10 chi nhánh và khai phá 3 thị trường mới là Quy Nhơn, Mỹ Tho và Long Xuyên.
Riêng TP HCM, sau khi hồi sinh cửa hàng cao cấp tại Bitexco, chuỗi tiết lộ sẽ mở thêm cửa hàng cao cấp thứ hai tại khu vực được khẳng định là "rất trung tâm" của quận 1 vào tháng 7 tới. Với giá thuê mặt bằng các trục đường đắc địa như Đồng Khởi lên đến 8 triệu đồng mỗi m2, có khả năng chi nhánh cao cấp tiếp theo của thương hiệu cà phê Mỹ này cũng là mặt bằng tiền tỷ.
"Hiện chúng tôi chưa thể công bố địa điểm chính xác nhưng không định thuê lại mặt bằng đã trả tại Hàn Thuyên", đại diện chuỗi nói thêm.
Starbucks có tín hiệu tăng tốc mở cửa hàng tại Việt Nam, nhất là các vị trí đắc địa và chi nhánh cao cấp trong bối cảnh khu vực dịch vụ trên đà phục hồi quý I và khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục 3 tháng đầu năm nay. Trong đó, TP HCM dẫn đầu, đón hơn 10 triệu lượt khách, thu về gần 56.700 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, góp phẩn đưa doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 14,2%.
Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc hãng dịch vụ bất động sản Avison Young Việt Nam, sự thay ngôi đổi chỗ về mặt bằng của nhiều thương hiệu ăn uống ở trung tâm quận 1 gần đây cho thấy cuộc cạnh tranh khắc nghiệt nhưng đồng thời phản ánh sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ - tiêu dùng Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng.
"Thành phố này có tốc độ đô thị hóa cao, tầng lớp trung lưu và lượng du khách ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về trải nghiệm ẩm thực chất lượng", ông bình luận.
Ngoài chạy đua các mặt bằng đắc địa ở những thành phố lớn với những chuỗi đồ uống như Katinat, Highlands, Phúc Long, Phê La, Amazon, Starbucks thời gian gần đây nỗ lực bản địa hóa bằng các sản phẩm đồ uống quen thuộc với khẩu vị người Việt hơn như cà phê sữa đá, cà phê muối, cà phê dừa.