Cho tao hỏi về Tịnh Độ

tao không hiểu lắm, mỗi người sanh ra có thế giới quan, có suy nghĩ khác nhau về hạnh phúc, về đau khổ, há phải theo 1 ai đó, 1 barem nào đó thế khác nào máy móc, làm thế dc gì, rồi lại sanh ra khổ khi không thực hành đúng thế thật, con người sống có dc niềm vui là khi bản thân nhận thức dc mình tạo dc giá trị cho bản thân, cho người khác, cho đời đến lúc nhắm mặt không còn gì để hối tiếc, về vãng sang, về cực lạc, thoát khỏi luân hồi làm gì khi mỗi con người chỉ có kí ức đời này
M phẩy nhiều quá t đọc hơi khó hiểu.

Nhưng mà như vầy :
- Dù muốn dù không thì ăn vào là phải mắc ỉa đúng k.
- Dù muốn ỉa hay không muốn ỉa thì khi mắc quá cứt nó tự rớt ra đúng k.
- Dù muốn dù không thì gieo hạt có thể nảy mầm + đất + nước + ánh sáng + khí hậu .... = cây sẽ lớn và ra trái.
- Dù muốn dù không thì đút tay vào ổ điện là bị giật, đút đầu vô máy chém là đầu nó văng ra.

Có những cái gọi là "như bản thể của mọi thứ". Hầu hết chúng ta đều muốn hiểu "theo ý mình muốn" chứ không phải "hiểu như nó là" nên xảy ra những cái dị biệt về nhận thức.

Ví dụ như 1 bài thơ 10 thằng đọc thì sẽ có 10 cách hiểu khác nhau nếu. Dù cái cốt lõi giống nhưng cái cành lá, râu ria nó khác. Đó gọi là khuynh hướng tâm lý. Mà cái khuynh hướng tâm lí đó ở đâu. Là do môi trường sống, sinh ra ở đâu ... mà thành.
 
Chân lý của Phật Giáo là mọi chúng sinh trong tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) gồm 6 nẻo luân hồi là cõi trời, cõi người, atula, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục đều chịu khổ đau, để thoát khỏi lục đạo luân hồi này thì cần tu tập Giới - Định - Tuệ để thực chứng được mọi thứ trong vũ trụ là Khổ - Vô thường - Vô ngã. Trên câu từ có thể giải thích 3 từ này, nhưng thông qua tu tập thiền định, thiền tuệ được trải nghiệm trực tiếp 3 đặc tính này trên thân và trên tâm. Thì khi đó là đạt giác ngộ.

Đạt giác ngộ mà chưa chết thì gọi là Niết bàn hữu dư (tức là còn thân xác), sau khi chết thì người giác ngộ nhập Niết bàn vô dư (như Đức Phật và các vị A la hán đã qua đời). Khi đó không còn thân, không còn tâm, không sinh ra, không chết đi. Ở trạng thái nào thì nhập mới biết
Còn Niết Bàn không phải là cõi, Niết Bàn chỉ là trạng thái của tâm khi không còn phiền não khổ đau. Người giác ngộ sau khi chết thì thân và tâm đều tan rã, không còn tái sinh, không còn tồn tại, nhưng ở trạng thái nào thì Đức Phật không có nhắc tới. Chỉ biết chắc chắn là không khổ đau.

Còn nói theo A lại da thức trong nhà Phật là thức tái sinh. Ngay khi tâm tử khởi lên để kết thúc một kiếp sống trước đó, thì tùy theo nhân duyên nghiệp lực, thức tái sinh dẫn dắt khởi đầu một kiếp sống mới. Thức tái sinh chứa toàn bộ nghiệp thiện ác trong vô lượng kiếp mà chúng sinh đó đã gieo tạo. Tùy theo duyên mà kiếp sống này trổ quả nào khiến chúng sinh được sinh ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào, xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu dốt...
A lại da thức là khái niệm của Duy Thức Học nhỉ. Có lẽ bạn cũng tham khảo qua sách của Thầy Tuệ Sĩ rồi.
 
mày càng nói tao càng thấy sai.. ví dụ thức uẩn làm sao diệt được, nhận thức luôn luôn như 1 dòng chảy liền mạch, dừng là dừng thế nào, vậy mày nói ngũ uẩn cũ diệt vậy sau khi nó diệt thì nó đi đâu? có phải trái với định luật bảo toàn năng lượng ko?.. mà có diệt vậy nó sinh ra cái gì
Nếu như nói đến ngũ uẩn, thì nó là một tập hợp, nó không đứng riêng bro, bởi đứng riêng thì nó không còn là ngũ uẩn nữa. Đức Thế Tôn khi nói về ngũ uẩn thì đó là ám chỉ sự sống của các sinh vật và chỉ vậy thôi. Ngũ uẩn tan hoại thì nó không còn là ngũ uẩn nữa.
Sự tan hoại ngũ uẩn đâu có trái với định luật bảo toàn năng lượng bro, năng lượng đâu có chạy đâu mất đâu, nó vẫn ở đó thôi mà.

Cái đoạn khó thừa nhận nhất trong Phật giáo đó là chúng ta chỉ là tập hợp của Ngũ Uẩn, không hơn không kém, tất cả suy nghĩ, tư duy, buồn vui, tất cả những thứ tạo thành chúng ta là một tập hợp của ngũ uẩn.

Vậy xuất hiện một khúc mắc, cái gì làm chất kết dính cho ngũ uẩn, cái gì nhỉ? Chúng ta luôn đòi hỏi phải có một cái gì đó làm nền tạo điều kiện chứ, chúng ta không thể nào chỉ là một tập hợp được. Phải có một cái gì đó đặc biệt ở đây nó làm tiền đề làm nền để tập hợp ngũ uẩn chứ nhỉ? chính vì vậy các trường phái khác nhau đều có cho mình một ý tưởng về cái đó, về cái hiện hữu tiền đề cho cái ban đầu ấy, Như linh hồn, a lại da thức, thân trung ấm,.....

Nhưng vấn đề này Đức Thế Tôn không giải đáp, bởi theo ngài nó không quan trọng, mà cái quan trọng là kết thúc sự tái sinh, thật ra cái đoạn kết thúc sự tái sinh này không chỉ có Đạo Phật mới có đâu. Ấn độ Giáo cũng có sự hoà hợp với Phạm Thiên, từ tiểu ngã trở về cái Đại ngã trường tồn bất biến của Phạm Thiên.

với t thì cái kết thúc sự tái sinh cũng chỉ là một cách nói thôi, bởi tại sao kết thúc sự tái sinh lại là niềm vui là điều hân hoan cho được, điều này nghe thật sự vô cùng "vô lý" , nói tới đoạn này tự nhiên lú luôn, hahaha

Nói cho cùng mọi lý thuyết được giảng từ các bậc thầy dù là Đức Thế Tôn hay chúa jesu hay mohammad nói ra cũng đều là các ý tưởng về khởi nguồn của chính chúng ta.
 
Con người là tập hợp của ngũ uẩn. Tại khoảnh khắc ngũ uẩn tan vỡ hay còn gọi là qua đời mà vẫn còn tham luyến sẽ tạo điều kiện cho 1 ngũ uẩn khác hình thành, sự hình thành và tan vỡ của ngũ uẩn đó là luân hồi.
Ngược lại tại khoảnh khoảnh khắc ngũ uẩn hiện tại tan vỡ, mà lại không có bất cứ một tham luyến nào, hoàn toàn dửng dưng với sự tan vỡ đó thì ngũ uẩn mới không được hình thành, khi ngũ uẩn mới không được hình thành thì sẽ không có đời sống tiếp theo nữa, vì không sinh ra nên sẽ không mất đi, cái chết lúc đó là cái chết cuối cùng, hay còn gọi là Niết Bàn, sự dập tắt hoàn toàn.
Niết Bàn không phải là tan thành hư vô, Niết Bàn giống như là ổ SSD chứa dữ liệu của anh bị đập nát vậy, toàn bộ năng lượng cũng như vật chất của thế giới không thay đổi, nhưng thông tin anh lưu trong đó hoàn toàn mất đi và không thể khôi phục lại được.
khi chết thể tứ đại tan giã, ngũ uẩn chỉ còn lại duy nhất thức uẩn. Thức chứa toàn bộ ký ức, ý niệm và mang nghiệp quả của toàn bộ các kiếp sống để đi tái sinh vào bào thai có chỉ số nghiệp tương ứng. Không có chuyện ngũ uẩn tan giã rồi lại tạo ra cái mới.
 
khi chết thể tứ đại tan giã, ngũ uẩn chỉ còn lại duy nhất thức uẩn. Thức chứa toàn bộ ký ức, ý niệm và mang nghiệp quả của toàn bộ các kiếp sống để đi tái sinh vào bào thai có chỉ số nghiệp tương ứng. Không có chuyện ngũ uẩn tan giã rồi lại tạo ra cái mới.
Sao bro lại khẳng định được ngũ uẩn tan rã thứ còn lại chỉ là thức uẩn??? Hay chỉ là suy đoán của các vị thầy đã chết???
 
Nếu như nói đến ngũ uẩn, thì nó là một tập hợp, nó không đứng riêng bro, bởi đứng riêng thì nó không còn là ngũ uẩn nữa. Đức Thế Tôn khi nói về ngũ uẩn thì đó là ám chỉ sự sống của các sinh vật và chỉ vậy thôi. Ngũ uẩn tan hoại thì nó không còn là ngũ uẩn nữa.
Sự tan hoại ngũ uẩn đâu có trái với định luật bảo toàn năng lượng bro, năng lượng đâu có chạy đâu mất đâu, nó vẫn ở đó thôi mà.

Cái đoạn khó thừa nhận nhất trong Phật giáo đó là chúng ta chỉ là tập hợp của Ngũ Uẩn, không hơn không kém, tất cả suy nghĩ, tư duy, buồn vui, tất cả những thứ tạo thành chúng ta là một tập hợp của ngũ uẩn.

Vậy xuất hiện một khúc mắc, cái gì làm chất kết dính cho ngũ uẩn, cái gì nhỉ? Chúng ta luôn đòi hỏi phải có một cái gì đó làm nền tạo điều kiện chứ, chúng ta không thể nào chỉ là một tập hợp được. Phải có một cái gì đó đặc biệt ở đây nó làm tiền đề làm nền để tập hợp ngũ uẩn chứ nhỉ? chính vì vậy các trường phái khác nhau đều có cho mình một ý tưởng về cái đó, về cái hiện hữu tiền đề cho cái ban đầu ấy, Như linh hồn, a lại da thức, thân trung ấm,.....

Nhưng vấn đề này Đức Thế Tôn không giải đáp, bởi theo ngài nó không quan trọng, mà cái quan trọng là kết thúc sự tái sinh, thật ra cái đoạn kết thúc sự tái sinh này không chỉ có Đạo Phật mới có đâu. Ấn độ Giáo cũng có sự hoà hợp với Phạm Thiên, từ tiểu ngã trở về cái Đại ngã trường tồn bất biến của Phạm Thiên.

với t thì cái kết thúc sự tái sinh cũng chỉ là một cách nói thôi, bởi tại sao kết thúc sự tái sinh lại là niềm vui là điều hân hoan cho được, điều này nghe thật sự vô cùng "vô lý" , nói tới đoạn này tự nhiên lú luôn, hahaha

Nói cho cùng mọi lý thuyết được giảng từ các bậc thầy dù là Đức Thế Tôn hay chúa jesu hay mohammad nói ra cũng đều là các ý tưởng về khởi nguồn của chính chúng ta.
Mỗi giây phút thì các hành(sankhara) luôn tạo nhân và luôn có quả trong tương lai.
Tương lai có thể là mai, năm sau, chục năm sau, kiếp sau, nhiều nhiều kiếp sau ...

Cũng vậy các phước nghiệp,
Ðón chào người làm lành,
Ðời này đến đời kia.
Như thân nhân, đón chào.
 
Đúng rồi bạn Duy Thức Tông 1 trong 2 nhánh chính của Đại Thừa. Chỉ là tìm hiểu sơ thôi à.
Mình cũng đọc sơ qua, khái niệm A Lại Da Thức nó tương đương như một cách lý luận về mặt logic về khái niệm các nghiệp thiện - ác ở đâu khi con người tái sinh.

Còn về Thân Trung Ấm thì nó lại đi hơi xa so với giáo lý của Phật giáo Sơ Kì (Early Buddhism).
 
Mỗi giây phút thì các hành(sankhara) luôn tạo nhân và luôn có quả trong tương lai.
Tương lai có thể là mai, năm sau, chục năm sau, kiếp sau, nhiều nhiều kiếp sau ...

Cũng vậy các phước nghiệp,
Ðón chào người làm lành,
Ðời này đến đời kia.
Như thân nhân, đón chào.
bro cho mình hỏi điều này:
Những câu bro ghi ra là niềm tin của bro đúng chứ
Bro có thể khẳng định chắc chắn các hành luôn tạo nhân và luôn có quả đây là dựa trên suy đoán, hay là thực chứng. Hay là một kiểu giống câu nói: " rồi nó cũng sẽ bị quả báo, có thể là kiếp này, kiếp sau và kiếp sau nữa" đây là suy đoán đúng chứ.

Sorry bro, t không quen kiểu khẳng định mà không có dựa trên một điều gì làm căn cứ xác đáng cả.
Đức thế tôn dạy về ngũ uẩn, bởi thực sự ngũ uẩn này có thể cảm nhận và thực chứng được và quả thật tìm kiếm một cái gì ngoài ngũ uẩn tạo dựng lên chúng ta là không thể hoặc không thể đối với người ở cái vũ trụ này.
 
mày càng nói tao càng thấy sai.. ví dụ thức uẩn làm sao diệt được, nhận thức luôn luôn như 1 dòng chảy liền mạch, dừng là dừng thế nào, vậy mày nói ngũ uẩn cũ diệt vậy sau khi nó diệt thì nó đi đâu? có phải trái với định luật bảo toàn năng lượng ko?.. mà có diệt vậy nó sinh ra cái gì
Cái mày đang nói gọi là thân kiến, quan điểm cho rằng có 1 cái gì đó là cốt lõi, chân linh, vĩnh hằng. Thực tế là chẳng có gì là vĩnh hằng cả, chỉ có vô hạn các duyên không ngừng tụ và tan thôi, với tham ái là duyên sẽ khiến hành hình thành, hành hình thành dẫn đến thức, thức dẫn đến danh sắc. Mày thấy sai nên nó mới đáng để mày suy ngẫm chứ mày thấy đúng thì tao mới phải là thằng suy ngẫm lại quan điểm này.
 
Sao bro lại khẳng định được ngũ uẩn tan rã thứ còn lại chỉ là thức uẩn??? Hay chỉ là suy đoán của các vị thầy đã chết???
không cùng tư tưởng thì không tranh luận tốn thời gian. Ông bạn nói về đạo Phật nhưng lại tin vào cả chúa với thánh alah gì gì thì là tư tưởng 3 phải không có chính kiến rồi. Nên nhớ, đức Phật đã thuyết vạn pháp do duyên mà thành. Không có bàn tay của đấng sáng tạo nào tạo nên. Người tin Phật thì không thể tin vào đấng sáng tạo như chúa.
 
khi chết thể tứ đại tan giã, ngũ uẩn chỉ còn lại duy nhất thức uẩn. Thức chứa toàn bộ ký ức, ý niệm và mang nghiệp quả của toàn bộ các kiếp sống để đi tái sinh vào bào thai có chỉ số nghiệp tương ứng. Không có chuyện ngũ uẩn tan giã rồi lại tạo ra cái mới.
Cái thức đời này nó cũng biến mất luôn. Khi cận tử sẽ có 1 tâm tử cắt đứt Mạng quyền và 1 tâm đầu thai nối tiếp.
Tâm đầu thai là do 1 quả quá khứ nào đó do các điều kiện mà trổ ngay lúc đó.

Lược đồ dễ hình dung :

Ví dụ về 1 lộ trình tâm ( tâm lộ) đưa chúng ta xuống cõi đọa khi cận tử.
Lúc tâm tử xuất hiện thì ngũ uẩn quá khứ diệt và nhờ tâm đầu thai(quả của ngũ uẩn cũ) hình thành 1 ngũ uẩn mới.

May be an image of text that says '12 tâm đổng lực bất thiện tham 2 sân si Quả bình nhật biết cảnh xấu Lộ trình tâm (bình nhật) nhãn nhĩ quan sát tiếp thâu thiệt thân thức 7 tâm quả vô nhân bất thiện Lộ trình tâm tử tục sinh Quả tục sinh = sanh về 4 cõi đọa 1. Địa ngục 2. Bàng sanh Ngạ quý A-tu-la'


Nghiệp lực thì giống như con bò mạnh nhất trong đàn bò. Vào thời điểm đó điều kiện của nghiệp lực nào thuận lợi nhất thì trổ ra quả đó.


May be an image of text
 

không cùng tư tưởng thì không tranh luận tốn thời gian. Ông bạn nói về đạo Phật nhưng lại tin vào cả chúa với thánh alah gì gì thì là tư tưởng 3 phải không có chính kiến rồi. Nên nhớ, đức Phật đã thuyết vạn pháp do duyên mà thành. Không có bàn tay của đấng sáng tạo nào tạo nên. Người tin Phật thì không thể tin vào đấng sáng tạo như chúa.
Bro thật cũng chưa hiểu về "chúa" ý của mình đâu bro, mình không có ý tranh luận, ở đây y cứ trên sự thật xác đáng thôi bro.
"chúa" không phải là một ông già đứng trên ngai ở tít trên trời, để tạo dựng ra vạn vật theo ý của mình.

" Chúa " ở đây mình ám chỉ là một điều không thể gọi tên, việc sử dụng danh từ "chúa" là một sự cưỡng dụng, giống như danh từ "Đạo" trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

Mình không dựa trên tư tưởng, căn cứ trên sự thật xác đáng, có thể thực chứng, những thứ suy đoán cuối cùng cũng chỉ là suy đoán không hơn không kém.

Nếu bro nói đó là niềm tin của bro thì mình xin lỗi bro trước.
 
bro cho mình hỏi điều này:
Những câu bro ghi ra là niềm tin của bro đúng chứ
Bro có thể khẳng định chắc chắn các hành luôn tạo nhân và luôn có quả đây là dựa trên suy đoán, hay là thực chứng. Hay là một kiểu giống câu nói: " rồi nó cũng sẽ bị quả báo, có thể là kiếp này, kiếp sau và kiếp sau nữa" đây là suy đoán đúng chứ.

Sorry bro, t không quen kiểu khẳng định mà không có dựa trên một điều gì làm căn cứ xác đáng cả.
Đức thế tôn dạy về ngũ uẩn, bởi thực sự ngũ uẩn này có thể cảm nhận và thực chứng được và quả thật tìm kiếm một cái gì ngoài ngũ uẩn tạo dựng lên chúng ta là không thể hoặc không thể đối với người ở cái vũ trụ này.
Những gì tôi nói không dựa trên những gì tôi suy luận ra. Đó là điều đại kị khi tu học.
Hầu hết tôi thường trích dẫn Kinh điển khi nói về 1 vấn đề gì đó. Nhưng đây là topic nói về Tịnh Độ tông nên thôi.

Khi mà bạn còn cảm thấy có "quan điểm của tôi" hay "quan điểm của bạn" hay " niềm tin của tôi - niềm tin của bạn" ở đây thì còn bị vướng mắc vào Tà Kiến (cụ thể là Thân Kiến).
Đối với quan điểm Phật Pháp thì chỉ có đúng và sai, nên và không chứ không có của ai ở đây hết. Cụ thể là trong cả Tipitaka thì chỉ có dạy điều "nên làm" và "không nên làm".

Lời khuyên của mình là người tu học nên là người open-mind. Nghe, đọc từ người khác rồi check legit với Kinh điển, không nên lim dim tưởng tượng.
Tức là như lý tác ý (yosino manasikara)

 
khi chết thể tứ đại tan giã, ngũ uẩn chỉ còn lại duy nhất thức uẩn. Thức chứa toàn bộ ký ức, ý niệm và mang nghiệp quả của toàn bộ các kiếp sống để đi tái sinh vào bào thai có chỉ số nghiệp tương ứng. Không có chuyện ngũ uẩn tan giã rồi lại tạo ra cái mới.
Cái chết mà fen đang nói chỉ là sự tan rã của thân thôi, mình vẫn có thể hình dung ra được điều kiện để thức có thể tồn tại độc lập bên ngoài tứ đại, vậy nên về mặt lý thuyết thì việc fen nói hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu lấy độ dài thời gian là vô hạn thì không có thứ gì là vĩnh hằng, như vậy sẽ có 1 lúc nào đó thức uẩn tồn tại độc lập đó cũng sẽ kết thúc, nhưng chỉ cần tham ái còn có mặt, như vậy thức uẩn kế tiếp vẫn sẽ được hình thành.
Mình có thể hình dung được con người sinh hoạt mà không cần có cái tôi cốt lõi, nhưng không thể nào hình dung được bất cứ thứ gì tồn tại vĩnh hằng mà không chuyển dịch rồi mất đi.
 
Những gì tôi nói không dựa trên những gì tôi suy luận ra. Đó là điều đại kị khi tu học.
Hầu hết tôi thường trích dẫn Kinh điển khi nói về 1 vấn đề gì đó. Nhưng đây là topic nói về Tịnh Độ tông nên thôi.

Khi mà bạn còn cảm thấy có "quan điểm của tôi" hay "quan điểm của bạn" hay " niềm tin của tôi - niềm tin của bạn" ở đây thì còn bị vướng mắc vào Tà Kiến (cụ thể là Thân Kiến).
Đối với quan điểm Phật Pháp thì chỉ có đúng và sai, nên và không chứ không có của ai ở đây hết. Cụ thể là trong cả Tipitaka thì chỉ có dạy điều "nên làm" và "không nên làm".

Lời khuyên của mình là người tu học nên là người open-mind.
Tức là như lý tác ý (yosino manasikara)

mình biết bro trích dẫn kinh điển,

Hệ thống giáo lý của Phật Giáo đã hoàn thiện và có thể trả lời và phản biện hầu hết tất cả các quan điểm về thế gian luận, cái này cũng là điều thuận theo lẽ tự nhiên của con người thôi.

cái mình thắc mắc đó là, những gì bro chia sẽ thật sự là điều đã được bro xác nhận là đúng đắn dựa trên thực tế, ví dụ ngũ uẩn có thể tự mình xác nhận, tứ thánh đế hoàn toàn có thể hiểu và quan sát, vô thường cũng có thể giải thích và thực chứng, còn vấn đề tái sinh, đầu thai, chuyển sinh, tại sao lại chuyển sinh vân vân.
Mấy điều này là suy đoán, tại sao suy đoán lại được tồn tại ở đây khi bro nhắc về Đạo Phật...
Mong bro giải đáp.
 
Ai thấy pháp nào tốt thì cứ dùng, pháp nào chưa tốt thì tránh ra và promote cái mà mình cho là tốt. Người đời theo pháp nào thì để tùy duyên đi, mình chưa chứng đắc j chưa độ nổi người khác đâu.
 
Cái thức đời này nó cũng biến mất luôn. Khi cận tử sẽ có 1 tâm tử cắt đứt Mạng quyền và 1 tâm đầu thai nối tiếp.
Tâm đầu thai là do 1 quả quá khứ nào đó do các điều kiện mà trổ ngay lúc đó.

Lược đồ dễ hình dung :

Ví dụ về 1 lộ trình tâm ( tâm lộ) đưa chúng ta xuống cõi đọa khi cận tử.
Lúc tâm tử xuất hiện thì ngũ uẩn quá khứ diệt và nhờ tâm đầu thai(quả của ngũ uẩn cũ) hình thành 1 ngũ uẩn mới.

May be an image of text that says '12 tâm đổng lực bất thiện tham 2 sân si Quả bình nhật biết cảnh xấu Lộ trình tâm (bình nhật) nhãn nhĩ quan sát tiếp thâu thiệt thân thức 7 tâm quả vô nhân bất thiện Lộ trình tâm tử tục sinh Quả tục sinh = sanh về 4 cõi đọa 1. Địa ngục 2. Bàng sanh Ngạ quý A-tu-la''12 tâm đổng lực bất thiện tham 2 sân si Quả bình nhật biết cảnh xấu Lộ trình tâm (bình nhật) nhãn nhĩ quan sát tiếp thâu thiệt thân thức 7 tâm quả vô nhân bất thiện Lộ trình tâm tử tục sinh Quả tục sinh = sanh về 4 cõi đọa 1. Địa ngục 2. Bàng sanh Ngạ quý A-tu-la'


Nghiệp lực thì giống như con bò mạnh nhất trong đàn bò. Vào thời điểm đó điều kiện của nghiệp lực nào thuận lợi nhất thì trổ ra quả đó.


May be an image of text
Tâm học Phật giáo có thuyết Hữu phần (Bhavanga) hoặc A-lại-da để chỉ dòng tâm thức này. Tất cả loại tâm đều khởi lên từ Hữu phần rồi cuối cùng trở về Hữu phần, giống như muôn ngàn đợt sóng khởi lên từ mặt biển rồi lặng trở về biển. Phần chìm này tuy trôi chảy lặng lẽ nhưng nó chuyên chở và chứa đựng trong đó tất cả những nghiệp nhân do các tâm nối tiếp sinh diệt tạo tác, khởi lên chìm xuống, từ đời này sang đời khác.

Khi sống, dòng tâm thức trôi chảy lặng lẽ trong ngũ uẩn dưới trạng thái Hữu phần, nếu không có tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức trở thành kiết sinh thức, chập tư tưởng cuối cùng của kiếp trước trở thành chập tư tưởng đầu tiên của kiếp sau, cho nên còn gọi là thức tái sinh, thần thức hay hương ấm. Sau khi nhập thai, kiết sinh thức liền trở thành dòng Hữu phần (Thích Trí Siêu, Tâm và ta).
 
mình biết bro trích dẫn kinh điển,

Hệ thống giáo lý của Phật Giáo đã hoàn thiện và có thể trả lời và phản biện hầu hết tất cả các quan điểm về thế gian luận, cái này cũng là điều thuận theo lẽ tự nhiên của con người thôi.

cái mình thắc mắc đó là, những gì bro chia sẽ thật sự là điều đã được bro xác nhận là đúng đắn dựa trên thực tế, ví dụ ngũ uẩn có thể tự mình xác nhận, tứ thánh đế hoàn toàn có thể hiểu và quan sát, vô thường cũng có thể giải thích và thực chứng, còn vấn đề tái sinh, đầu thai, chuyển sinh, tại sao lại chuyển sinh vân vân.
Mấy điều này là suy đoán, tại sao suy đoán lại được tồn tại ở đây khi bro nhắc về Đạo Phật...
Mong bro giải đáp.
Những điều trên đây của bro nói gọi là Hoài Nghi - tức là 1 triền cái hay phiền não và là chướng ngại cho tu tập.
Mình sẽ phân tích về 2 mặt pháp học và pháp hành.

Về Pháp hành :

Khi bạn hành thiền mà hoài nghi đến quấy nhiễu thì hãy lấy hoài nghi làm đề mục hành thiền, ghi nhận: "hoài nghi, hoài nghi, hoài nghi"; đặc biệt là khi bạn nghi ngờ hiệu quả của việc hành thiền này thì cần phải tinh tấn ghi nhận mỗi khi hoài nghi phát sinh. Vậy khi hoài nghi đến hãy lấy hoài nghi làm đề mục hành thiền và niệm: "hoài nghi, hoài nghi, hoài nghi" cho đến khi hoài nghi biến mất.

Phật ngôn : Khi hoài nghi có mặt, thầy tỳ khưu biết hoài nghi có mặt trong ta, khi hoài nghi vắng
mặt, thầy tỳ khưu biết hoài nghi vắng mặt trong ta.

Hoài nghi, có thể là hoài nghi về Phật, Pháp, Tăng, về việc hành thiền và đề mục thiền. Tất cả những điều đó là đối tượng của sự hoài nghi. Nguyên nhân phát sinh hoài nghi là suy tư sai lầm về sự vật. Nguyên nhân loại trừ hoài nghi là có sự suy tư rõ ràng đúng đắn về sự vật. Suy tư đúng đắn đem lại sự tốt đẹp và an vui. Suy tư sai lầm khiến phát sinh hoài nghi về Phật, Pháp, Tăng. Khi có suy tư đúng đắn bạn sẽ không có những hoài nghi này. Khi có hoài nghi khởi sinh trong tâm, hãy ý thức và ghi nhận: "hoài nghi, hoài nghi, hoài nghi". Ghi nhận chừng ba bốn lần, hoài nghi sẽ biến mất. Khi hoài nghi biến mất, phải ghi nhận sự biến mất của chúng bằng cách ghi nhận: "biến mất, biến mất, biến mất". Khi đạt từng thánh thứ nhất, thiền sinh sẽ loại trừ tất cả hoài nghi và thiền sinh biết rằng mình đã loại trừ được tất cả hoài nghi.

=> Đó là do không Như lý tác ý (yosino manasikara)

Về Pháp học :

Theo chú giải có sáu cách loại trừ hoài nghi ngoài việc hành Thiền Minh Sát.

1. "Hiểu rõ giáo pháp của Ðức Phật". Hãy cố gắng trở thành người hiểu biết thông suốt giáo pháp của Ðức Phật. Khi hiểu rõ giáo pháp thì ta sẽ không còn thắc mắc, nghi ngờ.

2. "Tìm hiểu Ân Ðức Phật, Pháp, Tăng". Hãy đặt câu hỏi về Tam Bảo khi có hoài nghi phát sinh. Người Tây phương thường đặt rất nhiều câu hỏi. Hỏi nhiều câu hỏi là việc làm tốt đẹp giúp trí tuệ phát sinh và hoài nghi tan biến.

3. "Hiểu rõ giới luật". Ðiều này dành cho tỳ khưu. Khi hiểu rõ giới luật thầy tỳ khưu biết điều gì cần làm và điều gì không nên làm, do đó sẽ không bị hoài nghi chi phối.

4. "Xác tín chân lý Tam Bảo". Có nghĩa là phát triển đức tin bằng cách hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng.

5. "Có bạn lành". Người bạn lành có đức tin trong sạch vào Tam Bảo sẽ giúp bạn chấm dứt hoài nghi.

6. "Lời nói thích hợp". Là nói đến những bất lợi của hoài nghi và những ích lợi của sự loại bỏ hoài nghi
 
Cái chết mà fen đang nói chỉ là sự tan rã của thân thôi, mình vẫn có thể hình dung ra được điều kiện để thức có thể tồn tại độc lập bên ngoài tứ đại, vậy nên về mặt lý thuyết thì việc fen nói hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu lấy độ dài thời gian là vô hạn thì không có thứ gì là vĩnh hằng, như vậy sẽ có 1 lúc nào đó thức uẩn tồn tại độc lập đó cũng sẽ kết thúc, nhưng chỉ cần tham ái còn có mặt, như vậy thức uẩn kế tiếp vẫn sẽ được hình thành.
Mình có thể hình dung được con người sinh hoạt mà không cần có cái tôi cốt lõi, nhưng không thể nào hình dung được bất cứ thứ gì tồn tại vĩnh hằng mà không chuyển dịch rồi mất đi.
Vậy chúng ta vẫn cần phải có một cái nền tảng cho sự sống kế tiếp, ở đây gọi là thức uẩn.
Ngũ uẩn là một danh từ chỉ đến sự sống của một sinh vật, nên khi sinh vật chết đi ngũ uẩn tan hoại, thì đâu còn gọi là ngũ uẩn hay gọi tên riêng nào đó như sắc uẩn, thọ uẩn...

Vậy chẳng phải đưa ra một uẩn ra là cái nền là đi sai biệt lại với giáo lý hay sao, nhưng thức uẩn lại giải quyết được vấn đề là cái gì đi tái sinh,...

Ồ vậy thì việc chọn 1 uẩn đi tái sinh là phù hợp hơn các uẩn còn lại đúng chứ, nhưng nếu y cứ trên sự thật thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là một thành tố tạo nên cái gọi là sinh vật sống, nó chẳng phải là ngang hàng với nhau hay sao, đâu có cái nào vượt lên cái nào đâu nhỉ...

Một vài điều thắc mắc mong bro giải thích trong khả năng của bro..
 
Tâm học Phật giáo có thuyết Hữu phần (Bhavanga) hoặc A-lại-da để chỉ dòng tâm thức này. Tất cả loại tâm đều khởi lên từ Hữu phần rồi cuối cùng trở về Hữu phần, giống như muôn ngàn đợt sóng khởi lên từ mặt biển rồi lặng trở về biển. Phần chìm này tuy trôi chảy lặng lẽ nhưng nó chuyên chở và chứa đựng trong đó tất cả những nghiệp nhân do các tâm nối tiếp sinh diệt tạo tác, khởi lên chìm xuống, từ đời này sang đời khác.

Khi sống, dòng tâm thức trôi chảy lặng lẽ trong ngũ uẩn dưới trạng thái Hữu phần, nếu không có tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức trở thành kiết sinh thức, chập tư tưởng cuối cùng của kiếp trước trở thành chập tư tưởng đầu tiên của kiếp sau, cho nên còn gọi là thức tái sinh, thần thức hay hương ấm. Sau khi nhập thai, kiết sinh thức liền trở thành dòng Hữu phần (Thích Trí Siêu, Tâm và ta).
Đúng rồi bạn, khi ngủ hay không hoạt động 6 căn thì cũng chìm vào hữu phần(Bhavanga) này. Và cảnh của tâm hữu phần này là cảnh của tâm đầu thai kiếp sống đó.

Với kiến thức của bạn thì theo mình nghĩ là bạn chỉ bịp con dân Tịnh Độ vào topic này chứ đâu phải là hỏi nhỉ =))
 
Đúng rồi bạn, khi ngủ hay không hoạt động 6 căn thì cũng chìm vào hữu phần(Bhavanga) này. Và cảnh của tâm hữu phần này là cảnh của tâm đầu thai kiếp sống đó.

Với kiến thức của bạn thì theo mình nghĩ là bạn chỉ bịp con dân Tịnh Độ vào topic này chứ đâu phải là hỏi nhỉ =))
hỏi để những ông nào tin Tịnh độ thấy để thắc mắc thôi, còn kiểu đạo nào cũng là đạo tốt, cũng hướng thiện thì chịu. Cuộc sống mà k biết chắt lọc, phân biệt đúng sai rõ ràng thì đó gọi là không có chánh kiến :))
 
hỏi để những ông nào tin Tịnh độ thấy để thắc mắc thôi, còn kiểu đạo nào cũng là đạo tốt, cũng hướng thiện thì chịu. Cuộc sống mà k biết chắt lọc, phân biệt đúng sai rõ ràng thì đó gọi là không có chánh kiến :))
Theo mình thì thôi kệ người ta, ai tu nấy đắc. Cảm thấy ai có duyên mà độ được thì nói cho họ sơ sơ.
Nếu bản thân họ có túc duyên parami sẽ tự động hiểu được. Còn không hiểu thì mình đi chỗ khác.

Vì chính Phật cũng không độ người vô duyên được. Hãy nên để cho các pháp vận hành 🙏
 
Những điều trên đây của bro nói gọi là Hoài Nghi - tức là 1 triền cái hay phiền não và là chướng ngại cho tu tập.
Mình sẽ phân tích về 2 mặt pháp học và pháp hành.

Về Pháp hành :

Khi bạn hành thiền mà hoài nghi đến quấy nhiễu thì hãy lấy hoài nghi làm đề mục hành thiền, ghi nhận: "hoài nghi, hoài nghi, hoài nghi"; đặc biệt là khi bạn nghi ngờ hiệu quả của việc hành thiền này thì cần phải tinh tấn ghi nhận mỗi khi hoài nghi phát sinh. Vậy khi hoài nghi đến hãy lấy hoài nghi làm đề mục hành thiền và niệm: "hoài nghi, hoài nghi, hoài nghi" cho đến khi hoài nghi biến mất.



Về Pháp học :
Cảm ơn bro đã giải đáp, mình còn một số điều sau muốn chia sẻ:

Về mặt giáo lý, mình hoàn toàn tin tưởng vào Tứ Thánh Đế, Bát chính đạo, vô ngã, và nguyên lý trung đạo, cũng như về 37 phẩm trợ đạo và hoàn toàn tin tưởng nếu thực hành chắc chắn sẽ có thành tựu.

Ở đây mình muốn làm rõ, về vấn đề tái sinh, nghiệp sau tái sinh, cái gì đi tái sinh, cái gì sau cái chết, thế giới là vô hạn hay hữu hạn, thân tứ đại sẽ đi về đâu, ngũ uẩn tan hoại thì cái gì tiếp sau. Nhưng cái đề cập ở dòng này tất cả đều là suy đoán đúng chứ, bởi đâu có ai chết đi rồi sống lại kể về cái mà mình trải qua trong cái chết.

Vậy bro đã đọc nhiều giáo lý, bro có thể cho mình biết những cái trên là "suy đoán" đúng chứ, nếu là suy đoán thì có lý do gì nó được thừa nhận trong kinh điển của đức thế tôn.
 

Có thể bạn quan tâm

Top