260887
Súng hết đạn
Nay tâm trạng quá, muốn kể chuyện cho mấy tml nghe tí. Hơi dài dòng thằng nào đọc hết t cảm ơn, đéo thích đọc cứ chửi thoải mái nhé.
Cô đơn khác hoàn toàn khác cô độc. Cô độc là sự lẻ loi về thể xác, còn cô đơn là trạng thái lạc lõng về tâm hồn. Cô độc giống như robinson sống một mình trên hoang đảo khao khát được nghe giọng nói của một con người dù rằng người ấy chẳng cùng chủng tộc với mình .Cô đơn là trạng thái đau đớn hơn hẳn, xung quanh dù đầy rẫy những tiếng cười, kể cả bản thân cũng phải mỉm cười nhưng sâu thẳm bên trong là sự lạc lõng, là lời tự nhủ nơi đấy không thuộc về mình.
Bản thân luôn tự biết rằng mình là một người thất bại. Thất bại từ khi xinh ra với ngoại hình xấu xí lùn tịt, thất bại trong việc học tập trong việc lựa chọn định hướng nghề nghiệp. Thất bại vì đậu đại học nhưng để quãng đời sinh viên trôi qua trong phí phạm chỉ biết chơi game làm những thứ vô bổ… Thất bại khi trầy trật ra trường với tấm bằng trung bình khá của một lĩnh vực kinh tế mông lung, thất bại khi để người thân dùng mối quan hệ xin cho công việc với mức lương tàng tàng chỉ đủ nuôi miệng. Tự biết mình thất bại nhưng thay vì cố gắng để cải thiện thì lại thu mình lại, mặc kệ đời, chả nghĩ đến tương lại và nhìn ngắm người khác thành công.
Đi làm, bị cuộc sống tát cho những cú đau điếng, kiến thức có chả áp dụng gì được. Đi làm không hòa nhập được vào văn hóa công ty, không gắn kết với đồng nghiệp, mâu thuẫn với sếp khi bị chỉ đạo nhiều công việc gian dối. Càng làm càng mệt mỏi. Vẫn cười nói, vẫn ăn nhậu, vẫn hát hò, vẫn tìm cách để gắn kết với mọi người xung quanh nhưng càng vậy càng thấy cô đơn. Càng thấy mình không phải thuộc về nơi đó.
Quyết định nghỉ việc dù mang trong mình nỗi sợ, nghỉ rồi làm gì, không giỏi, không ngoại hình, bằng cấp lằng nhằng, kỹ năng tàng tàng, rồi cuộc đời mình sẽ trôi về đâu sẽ làm được gì... Chỗ nào cho một người thất bại như mình….LOSER LOSER LOSER
Thế rồi cứ đi,từ những cánh rừng bên Lào đến đỉnh Phanxipang, từ múi Cà Mau qua cả cửa khẩu Trung Quốc, đi để tìm xem thực sự mình sống vì gì, đi để tìm xem thứ gì hợp với mình, đi để trả lời câu hỏi liệu có chỗ nào cho một đứa bất tài vô dụng như mình sống có ý nghĩa hơn không. Lúc đấy tiền trong túi cũng không còn nhiều cho nên những bữa ăn chỉ là những ổ bánh mì, những gói xôi bán dọc vỉa hè, những tô bún 15.000 nghi ngút khói nhiều khi vừa ăn vừa lo chạy công an. Và do đi dọc cả nước cho nên gần như được thưởng thức đủ loại bánh mì trên dải đất chữ S. Lúc ấy, mọi thứ như chậm lại, tự dưng lại có sở thích so sánh mấy món mà thời còn đi làm chỉ ăn vội cho qua bữa. Tự đặt mấy câu hỏi khá ngô nghê rồi tự trả lời: sao bánh mì chỗ A lại ăn thấy béo ngậy hơn thơm hơn, à hóa ra bate tự làm rất riêng, sao bánh mì chỗ B nhìn nhân lại nhiều mà giá lại rẻ thế, à hóa ra là họ làm đặc ruột hơn, nhân cho cũng chả nhiều nhưng lại đánh lừa được mắt người mua,sao nước sốt lại rưới lên sau cùng, hóa ra là để khách mang bánh mì về không bị xìu, tại sao 10.000 ngàn mà chả cá trong bánh mì lại ú ụ, hóa ra chả cá nhiều loại chưa tới 70.000/kg nên 10.000 ăn chả cá tẹt ga…Nhìn những mảnh đời mưu sinh ở vỉa hè cực khổ đấy vất cả, nhưng trong mắt ai cũng ánh lên sự không mệt mỏi, không thấy chút bóng dáng nặng nề chán nản công việc, tự dưng thèm kiếm được công việc như họ.
Thế rồi chợt nảy ra ý tưởng hay cũng kiếm món gì bán, cũng vỉa hè, cũng buôn thúng bán mẹt, kiếm thứ gì đó đơn giản mưu sinh. Cứ nghĩ đấy là mảnh đất bạn không cần phải giỏi, làm ổ bánh mì hay bán linh tinh đơn giản ấy mà, tự tin rằng đấy chỗ này có thể chứa chấp một thằng bất tài như bản thân.
Rồi về, rồi nói ý tưởng với bố mẹ, nói ý kiến với bạn bè, mẹ thì khóc, bố thì giận đến tím mặt bắt phải thi công chức thêm lần nữa vào BHXH tỉnh, mẹ thì bảo nuôi bao nhiêu năm ăn học về giờ lại đòi đi ra đường bán bánh mì. Bạn bè thì dè bỉu nhìn bằng ảnh manh khinh khi nhưng kệ gác lại mọi thứ và quyết định bước vào Sài Gòn kiếm đường mưu sinh. Lúc đấy là trạng thái Cô Độc đến cùng cực, cô độc không ai đồng hành, cô độc vì chả ai nhìn ra con đường mình muốn đi, Cô Độc vì chả ai ủng hộ dù là nhỏ nhất.
Thích bánh mỳ như vậy nhưng lại quyết định không làm bánh mỳ mà thử sức ở lĩnh vực café buổi sáng. Đơn giản là vì café thì làm sẵn được, rất hợp với đứa hậu đậu như mình khi đông khách, hơn nữa SG có văn hóa café buổi sáng như một thức uống giải khát nhanh để chào ngày mới. Vậy là mày mò tìm cách trộn bơ với bắp tỉ lệ ra sao để café thơm và béo hợp khẩu vị người SG, rồi sữa đặc thì chọn loại nào để vừa rẻ mà vừa ngọt vừa ngậy, rồi nước nóng như thế nào để pha café ngon hơn, pha nước đầu ra sao, nước sau như thế nào. Rồi cũng nghĩ nên chia ra đối tượng khách hàng nam giới thì pha ít nước lại cho sản phẩm đậm đà hơn, khách hàng nữ giới thì pha nhiều nước cho nhẹ bớt đi. Sản phẩm làm xong thì rót vào mấy chai Aqua bỏ tủ lạnh khách mua thì chỉ việc rót ra ly nhựa xài 1 lần thêm đá thêm sữa là xong. Rồi phải tính chai 500ml bán được tối thiểu nhiêu ly thì huề vốn, bán tối đa nhiêu ly ( vì rót nhiều quá thì lỗ, mà rót ít quá thì khách chê, làm thủ công nên nhiều khi rót chả chuẩn đặt ra cái định mức cho dễ căn )
Sản phẩm xong rồi thì tìm địa điểm bán, rồi phải tính xem bán như thế nào. Lúc đầu tính làm cái xe như xe bánh mỳ nhìn cho nó chuyên nghiệp tí nhưng xét đi xét lại thấy không ổn tí nào, công kềnh, di chuyển bất tiện,chi phí cao, rồi công an đến thì khó chạy thoát. Thế là quyết định làm cái tủ bằng alu đơn giản mà các bạn bán sim hay bán ở ngoài đường, gọn nhẹ, gập lại là có thể chở bằng xe máy và quan trọng nhất nếu có bị công an bắt thì cũng không thiệt hại nhiều. Thiết kế xong hết rồi là chọn địa điểm bán, ban đầu cũng lo ngại mình ra bán có bị bắt nạt ko, có bị đánh không… Rồi nên chọn địa điểm lượng người qua lại thế nào, nên bán tầm mấy giờ…Đấy có bắt tay vào mới biết bán vỉa hè cũng bao nhiêu là chuyện: ban đầu ngu dại cứ thích chọn vị trí nào càng đông càng nghĩ là bán được, bán hai hôm vào giờ đi làm đông quá cả đoạn kẹt cứng, xe máy leo lên cả vỉa hè vây kín xung quanh mà chả bán được ly nào. Vậy là lại lọc cọc chuyển địa điểm, người thưa hơn nhưng đều đều, đường cũng đủ rộng để một hai người đứng lại không cản trở ai.
Những ngày đầu đi bán hàng lon ton làm quen với các cô các chú ở xung quanh lại cứ bài ca than vãn “ học đại học xong nhưng con không xin được việc thế là đi bán cf mưu sinh…” ấy vậy nhiều người quý phết, sáng toàn đổi ly café 8.000 lấy ổ bánh mì hay gói xôi 10.000 . Nhiều khi ái ngại muốn đổi ly café sữa 10.000 cho ngang giá nhưng cô chú không thích, bảo đời tao nếm cay đắng quen rồi,vậy đấy ở vỉa hè đôi khi người ta thương nhau bằng những thứ be bé như vậy.Thân thiết với mọi người rồi thì hết sợ bị đánh bị phá vậy là chỉ còn lo bán hàng và lo công an nữa thôi. Công an thì rất thích câu của cô Sáu: Họ đuổi cứ vui vẻ mà chạy...uh thì cứ vui vẻ mà chạy thôi, nhiều bữa tay thì cầm xô đã miệng thì ngậm bì ly tay thì gập tấm bảng vui vẻ chạy theo mọi người.
Bán vỉa hè sướng nhất là khách quay lại thường xuyên, café lại là món hầu như người SG uống hàng ngày như nước. Vậy nên từ ngày đầu đi bán đã đặt mục tiêu phải cố nhớ từng khách hàng nếu họ quay quay lại trên 3 lần. Họ quay lại nhiều là sp của mình khẩu vị hợp với họ, họ sẽ còn quay lại nhiều hơn nếu mình nhớ đến họ. Và để nhớ họ một cách âm thầm không để người ta đề phòng là cố ghi nhớ gu của họ hoặc quan tâm họ một cách nhẹ nhàng. Vậy nên có anh khách tới chưa kịp nói gì mình đã mở lời “ Nay lại nhiều sữa nghen anh” và nhận lại cái mỉm cười gật đầu hay “ chị ơi, hôm nay chị đừng café nữa, nay uống nước cam ủng hộ cô Ba bên cạnh cũng được, chứ chị xinh vầy cứ cf hoài xấu da” ấy cứ vậy chật vật sang tháng thứ 2 thì một ngày cũng kiếm được 300 400 ngàn trong khi chỉ làm từ 6h sáng đến trễ nhất là 10h. Buổi chiều cứ rong chơi thoải mái đến tầm 5h về lo pha café, tối lại vi vu khắp phố phường, sướng hơn lúc đi làm nhiều.
Rồi sau quyết định mở thêm một điểm bán nữa, thuê thêm mấy bạn nhân viên nữ về, rồi sau thấy nhân viên mình vẫn bóc lột được lại quyết định nhập thêm xôi về bán kèm…Buôn bán thì ngày được ngày ít trung bình cũng đủ lo cho cuộc sống trong SG và cũng có cái để cho ba mẹ đỡ lo.
Thuê nhân viên rồi lại phát sinh đủ chuyện, quản lý các bạn thế nào, đặt doanh số ra sao, các bạn phải giao tiếp khách hàng như thế nào, rồi phải chăm sóc thái độ ra sao, kiểm soát thế nào để các bạn không ăn gian được ( rót ít hơn cho khách để bán thêm không khai báo…) rất dài có kể cả ngày cũng k hết được… nhưng chính những thứ nho nhỏ chính những việc quản lý 4 bạn lại cho kha khá bài học sau này.
Nhưng rồi, thất tình…. Chán Sài Gòn…quyết định bỏ lại mọi thứ vì thực ra nó cũng chẳng có gì.
Đợt đó còn 2 tháng nữa là tết, lọc cọc về quê để thoải mái hơn, về nhà rồi lại thèm cải cảm giác đi buôn cái gì đó, lại mày mò tìm thứ gì để bán dịp tết kiếm tí tiền tiêu, lúc này trong Sài Gòn rộ lên món Chà Bông Gà thấy lạ thế là quyết định bắt tay vào tìm hiểu…lại bò lết vô SG để thảo luận với bên sản xuất để thay đổi khẩu vị phù hợp với Tây Nguyên, lại đề nghị thêm ít lá chanh vào biến món Chà Bông Gà thành Gà Xé Sấy Lá Chanh, có sản phẩm rồi về lại lo test thị trường. Lúc đầu thì mời người quen ăn thử, sau thì dụ họ mua ủng hộ )
Lúc đầu cứ về đóng bì bóng lấy dây thụt cột lại bán 1 tuần được 5kg 7kg toàn cho người quen cảm thấy không ổn dù sản phẩm được đánh giá khá ngon, quyết định rủ thêm đứa bạn chuyên sales về làm cùng để cố làm nó phát triển hơn. Bàn bạc rồi thống nhất không bán đại trà mà chọn khách hàng mục tiêu là quán Karaoke, vay tiền mua máy hút chân không, tự thiết kế tem nhãn đơn giản, mua máy hàn nilong, Những ngày đầu hai đứa đi cùng nhau mời chào từng quán 1 tại thành phố, lê lết năn nỉ từng quán một, những ngày đầu chưa kết quả nhiều, đôi khi nản đến mức muốn vứt hết đi cho xong, gặp khách hàng nhiều người chả buồn nghe mình nói, chả thèm nhìn sản phẩm mới mở miệng đã bị đuổi ra khỏi quán. Ngày xưa bán café sao không nản vì lúc đó khách chủ động kiếm mình dễ giao tiếp hơn, giờ thử sức ở lĩnh vực sales tìm cách tiếp cận họ sao mà khó thế. May mắn có đứa bạn sales lâu năm động viên vậy là lại tử nhủ cố lên. Trời nhiều khi không phụ lòng người, nếu sp tốt cứ kiên trì rồi mọi việc cũng có kết quả. Tầm 1 tháng thì cũng được 10 quán karaoke lấy hàng thường xuyên, trung bình 150 gói/tháng, lợi nhuận thu được cũng khả quan.Có doanh thu lại tự tin hơn để thuê thêm người về làm công tác đóng gói còn mình và thằng bạn dành thời gian tập trung đi sales mở rộng thị trường ra khu vực KonTum Daklak và huyện lân cận. Mọi chuyện cứ ổn đến khi có được 30 quán karaoke và 10 tạp hóa, 1 cửa hàng tiện lợi. Thời điểm đấy còn gần 1thang nữa là tết nên quyết định ra Hà Nội để test thị trường thử liệu sản phẩm này có phù hợp để đưa ra khu vực miền bắc hay không, mơ đưa doanh số lên gấp 2 gấp 3 thời điểm hiện tại. Vậy là khăn gói ra Hà Nội….Mọi việc giao hết cho bạn làm chung từ sdt nhà cung cấp, file nhãn mác đến giấy tờ ATVSTP…
Mơ mở rộng thị trường chưa kịp có thành quả thì xảy ra chuyện. Một đợt hàng bị lỗi, gà trộn quá nhiều đường, sợi gà cứng ngắc ngơ, gia vị thị ít thấm, để một thời gian thì đường tan chảy nước, khổ cái tại thời điểm đó nhu cầu lên cao nên bao nhiêu lợi nhuận dồn lấy hàng hết. Câu hỏi là tiếp tục bán hay tiêu hủy xử lý như thế nào….Đắn đo một đêm rồi quyết định không bán, yêu cầu bạn cộng tác cùng dừng hết lại, chấp nhận mất vốn vay mượn thêm để lấy hàng. Có điều khi ấy ở HN, không thể kiểm soát hết được mọi việc ở nhà. Bạn làm cùng, đồng hành từ những ngày đầu tiên vẫn lén mang sản phẩm đi bán, bạn suy nghĩ rằng “ khách hát Karaoke mấy ai thèm để ý, cứ bán cho họ ăn đại, thu hồi được đồng nào hay đồng đó”. Rồi có chuyện xảy ra, chủ quán điện thoại chửi bới không thương tiếc, nào là buôn bán gì kì để một hai tuần chảy nước, đợt này ăn thì dở, khách chê bai đủ kiểu…. Lật tức bay về lại Plieku, đặt chân đến nơi là lo chạy tới từng quán giải thích, xin xỏ, lạy lục hứa hẹn, giảm giá, khuyễn mãi đủ kiểu… cốt là để không mất khách nào. Xử lý xong thì về cãi nhau với bạn làm cùng, lần đầu tiên từ lúc làm cũng nhau xảy ra cãi vã và xúc phạm nhau.
“ Loại như mày không học hành gì chả biết suy nghĩ sâu sa chỉ thích cãi lợi trước mắt”
Một câu nói lỡ lời mà sau này hối hận, một câu nói trong khi nóng giận mà hủy hoại tiêu tùng tất cả mọi chuyện, một câu nói mà mất một người cộng tác cùng và sau này suýt nữa mất luôn một người bạn.
Lại lọ mọ đi xe ra Hà Nội, công việc ở lại vẫn giao cho bạn ấy quản lý, nhưng không để bạn ấy có ý kiến gì về chiến lược nữa, làm gì quyết hết và bắt bạn ấy làm theo. ( Từ triển khai đóng hộp để phù hợp thị hiếu dịp tết, từ giảm giá mạnh cho khách hàng mới, từ việc yêu cầu bạn ấy bàn giao toàn bộ tiền và công nợ cho kế toán niềm tin dành cho nhau mất dần) thế rồi gần 2 tuần sau nhận được tin báo, bạn ấy lấy sản phẩm về, lấy thiết kế, giấy tờ cho người yêu làm riêng, lại nhận được tin nhắn từ bên in nhãn mác sđt của mình bị xóa thay bằng số người khác, lại nhận được tin người yêu bạn ấy bán rẻ hơn 20%, rồi đủ chuyện xảy ra để biết rằng không thể hợp tác chung với nhau được nữa.
Sát tết quyết định dừng lại, tổng kết doanh số trong tháng tết được gần 1 tấn ( ở Hà nội được 100kg ) trừ mọi chi phí lợi nhuận cũng khả quan đủ để mỗi đứa tết nhất có đồng ra đồng vào.
Ngồi nhậu với nhau hôm tiễn bạn về quê, lúc đầu vẫn là định sau tết tách ra làm riêng cạnh tranh lẫn nhau nhưng rượu vào men say kể về những lúc đầu tiên khi cùng nhau đi bán, có ngày đi chục quán chỉ nhận lại cái lắc đầu đuổi khéo, kể về những lúc đi thị trường tỉnh 100 cây số hai thằng ướt nhẹp vì áo mưa lo tủ cho hàng…vậy là thôi bảo bạn ấy cứ làm ở đây đi, mình không làm đc .Không làm đc với nhau nhưng vẫn chơi với nhau, bạn bè vẫn thân thiết như ngày xưa và quyết định ăn tết xong ra HN tìm cơ hội, vậy là lại Cô Độc....
Cuộc đời t 1 phần cứ trôi như thế của khoảng thời gian còn trẻ ?
Còn chúng m thì sao ? Có cô đơn k có cô độc k ?
Cô đơn khác hoàn toàn khác cô độc. Cô độc là sự lẻ loi về thể xác, còn cô đơn là trạng thái lạc lõng về tâm hồn. Cô độc giống như robinson sống một mình trên hoang đảo khao khát được nghe giọng nói của một con người dù rằng người ấy chẳng cùng chủng tộc với mình .Cô đơn là trạng thái đau đớn hơn hẳn, xung quanh dù đầy rẫy những tiếng cười, kể cả bản thân cũng phải mỉm cười nhưng sâu thẳm bên trong là sự lạc lõng, là lời tự nhủ nơi đấy không thuộc về mình.
Bản thân luôn tự biết rằng mình là một người thất bại. Thất bại từ khi xinh ra với ngoại hình xấu xí lùn tịt, thất bại trong việc học tập trong việc lựa chọn định hướng nghề nghiệp. Thất bại vì đậu đại học nhưng để quãng đời sinh viên trôi qua trong phí phạm chỉ biết chơi game làm những thứ vô bổ… Thất bại khi trầy trật ra trường với tấm bằng trung bình khá của một lĩnh vực kinh tế mông lung, thất bại khi để người thân dùng mối quan hệ xin cho công việc với mức lương tàng tàng chỉ đủ nuôi miệng. Tự biết mình thất bại nhưng thay vì cố gắng để cải thiện thì lại thu mình lại, mặc kệ đời, chả nghĩ đến tương lại và nhìn ngắm người khác thành công.
Đi làm, bị cuộc sống tát cho những cú đau điếng, kiến thức có chả áp dụng gì được. Đi làm không hòa nhập được vào văn hóa công ty, không gắn kết với đồng nghiệp, mâu thuẫn với sếp khi bị chỉ đạo nhiều công việc gian dối. Càng làm càng mệt mỏi. Vẫn cười nói, vẫn ăn nhậu, vẫn hát hò, vẫn tìm cách để gắn kết với mọi người xung quanh nhưng càng vậy càng thấy cô đơn. Càng thấy mình không phải thuộc về nơi đó.
Quyết định nghỉ việc dù mang trong mình nỗi sợ, nghỉ rồi làm gì, không giỏi, không ngoại hình, bằng cấp lằng nhằng, kỹ năng tàng tàng, rồi cuộc đời mình sẽ trôi về đâu sẽ làm được gì... Chỗ nào cho một người thất bại như mình….LOSER LOSER LOSER
Thế rồi cứ đi,từ những cánh rừng bên Lào đến đỉnh Phanxipang, từ múi Cà Mau qua cả cửa khẩu Trung Quốc, đi để tìm xem thực sự mình sống vì gì, đi để tìm xem thứ gì hợp với mình, đi để trả lời câu hỏi liệu có chỗ nào cho một đứa bất tài vô dụng như mình sống có ý nghĩa hơn không. Lúc đấy tiền trong túi cũng không còn nhiều cho nên những bữa ăn chỉ là những ổ bánh mì, những gói xôi bán dọc vỉa hè, những tô bún 15.000 nghi ngút khói nhiều khi vừa ăn vừa lo chạy công an. Và do đi dọc cả nước cho nên gần như được thưởng thức đủ loại bánh mì trên dải đất chữ S. Lúc ấy, mọi thứ như chậm lại, tự dưng lại có sở thích so sánh mấy món mà thời còn đi làm chỉ ăn vội cho qua bữa. Tự đặt mấy câu hỏi khá ngô nghê rồi tự trả lời: sao bánh mì chỗ A lại ăn thấy béo ngậy hơn thơm hơn, à hóa ra bate tự làm rất riêng, sao bánh mì chỗ B nhìn nhân lại nhiều mà giá lại rẻ thế, à hóa ra là họ làm đặc ruột hơn, nhân cho cũng chả nhiều nhưng lại đánh lừa được mắt người mua,sao nước sốt lại rưới lên sau cùng, hóa ra là để khách mang bánh mì về không bị xìu, tại sao 10.000 ngàn mà chả cá trong bánh mì lại ú ụ, hóa ra chả cá nhiều loại chưa tới 70.000/kg nên 10.000 ăn chả cá tẹt ga…Nhìn những mảnh đời mưu sinh ở vỉa hè cực khổ đấy vất cả, nhưng trong mắt ai cũng ánh lên sự không mệt mỏi, không thấy chút bóng dáng nặng nề chán nản công việc, tự dưng thèm kiếm được công việc như họ.
Thế rồi chợt nảy ra ý tưởng hay cũng kiếm món gì bán, cũng vỉa hè, cũng buôn thúng bán mẹt, kiếm thứ gì đó đơn giản mưu sinh. Cứ nghĩ đấy là mảnh đất bạn không cần phải giỏi, làm ổ bánh mì hay bán linh tinh đơn giản ấy mà, tự tin rằng đấy chỗ này có thể chứa chấp một thằng bất tài như bản thân.
Rồi về, rồi nói ý tưởng với bố mẹ, nói ý kiến với bạn bè, mẹ thì khóc, bố thì giận đến tím mặt bắt phải thi công chức thêm lần nữa vào BHXH tỉnh, mẹ thì bảo nuôi bao nhiêu năm ăn học về giờ lại đòi đi ra đường bán bánh mì. Bạn bè thì dè bỉu nhìn bằng ảnh manh khinh khi nhưng kệ gác lại mọi thứ và quyết định bước vào Sài Gòn kiếm đường mưu sinh. Lúc đấy là trạng thái Cô Độc đến cùng cực, cô độc không ai đồng hành, cô độc vì chả ai nhìn ra con đường mình muốn đi, Cô Độc vì chả ai ủng hộ dù là nhỏ nhất.
Thích bánh mỳ như vậy nhưng lại quyết định không làm bánh mỳ mà thử sức ở lĩnh vực café buổi sáng. Đơn giản là vì café thì làm sẵn được, rất hợp với đứa hậu đậu như mình khi đông khách, hơn nữa SG có văn hóa café buổi sáng như một thức uống giải khát nhanh để chào ngày mới. Vậy là mày mò tìm cách trộn bơ với bắp tỉ lệ ra sao để café thơm và béo hợp khẩu vị người SG, rồi sữa đặc thì chọn loại nào để vừa rẻ mà vừa ngọt vừa ngậy, rồi nước nóng như thế nào để pha café ngon hơn, pha nước đầu ra sao, nước sau như thế nào. Rồi cũng nghĩ nên chia ra đối tượng khách hàng nam giới thì pha ít nước lại cho sản phẩm đậm đà hơn, khách hàng nữ giới thì pha nhiều nước cho nhẹ bớt đi. Sản phẩm làm xong thì rót vào mấy chai Aqua bỏ tủ lạnh khách mua thì chỉ việc rót ra ly nhựa xài 1 lần thêm đá thêm sữa là xong. Rồi phải tính chai 500ml bán được tối thiểu nhiêu ly thì huề vốn, bán tối đa nhiêu ly ( vì rót nhiều quá thì lỗ, mà rót ít quá thì khách chê, làm thủ công nên nhiều khi rót chả chuẩn đặt ra cái định mức cho dễ căn )
Sản phẩm xong rồi thì tìm địa điểm bán, rồi phải tính xem bán như thế nào. Lúc đầu tính làm cái xe như xe bánh mỳ nhìn cho nó chuyên nghiệp tí nhưng xét đi xét lại thấy không ổn tí nào, công kềnh, di chuyển bất tiện,chi phí cao, rồi công an đến thì khó chạy thoát. Thế là quyết định làm cái tủ bằng alu đơn giản mà các bạn bán sim hay bán ở ngoài đường, gọn nhẹ, gập lại là có thể chở bằng xe máy và quan trọng nhất nếu có bị công an bắt thì cũng không thiệt hại nhiều. Thiết kế xong hết rồi là chọn địa điểm bán, ban đầu cũng lo ngại mình ra bán có bị bắt nạt ko, có bị đánh không… Rồi nên chọn địa điểm lượng người qua lại thế nào, nên bán tầm mấy giờ…Đấy có bắt tay vào mới biết bán vỉa hè cũng bao nhiêu là chuyện: ban đầu ngu dại cứ thích chọn vị trí nào càng đông càng nghĩ là bán được, bán hai hôm vào giờ đi làm đông quá cả đoạn kẹt cứng, xe máy leo lên cả vỉa hè vây kín xung quanh mà chả bán được ly nào. Vậy là lại lọc cọc chuyển địa điểm, người thưa hơn nhưng đều đều, đường cũng đủ rộng để một hai người đứng lại không cản trở ai.
Những ngày đầu đi bán hàng lon ton làm quen với các cô các chú ở xung quanh lại cứ bài ca than vãn “ học đại học xong nhưng con không xin được việc thế là đi bán cf mưu sinh…” ấy vậy nhiều người quý phết, sáng toàn đổi ly café 8.000 lấy ổ bánh mì hay gói xôi 10.000 . Nhiều khi ái ngại muốn đổi ly café sữa 10.000 cho ngang giá nhưng cô chú không thích, bảo đời tao nếm cay đắng quen rồi,vậy đấy ở vỉa hè đôi khi người ta thương nhau bằng những thứ be bé như vậy.Thân thiết với mọi người rồi thì hết sợ bị đánh bị phá vậy là chỉ còn lo bán hàng và lo công an nữa thôi. Công an thì rất thích câu của cô Sáu: Họ đuổi cứ vui vẻ mà chạy...uh thì cứ vui vẻ mà chạy thôi, nhiều bữa tay thì cầm xô đã miệng thì ngậm bì ly tay thì gập tấm bảng vui vẻ chạy theo mọi người.
Bán vỉa hè sướng nhất là khách quay lại thường xuyên, café lại là món hầu như người SG uống hàng ngày như nước. Vậy nên từ ngày đầu đi bán đã đặt mục tiêu phải cố nhớ từng khách hàng nếu họ quay quay lại trên 3 lần. Họ quay lại nhiều là sp của mình khẩu vị hợp với họ, họ sẽ còn quay lại nhiều hơn nếu mình nhớ đến họ. Và để nhớ họ một cách âm thầm không để người ta đề phòng là cố ghi nhớ gu của họ hoặc quan tâm họ một cách nhẹ nhàng. Vậy nên có anh khách tới chưa kịp nói gì mình đã mở lời “ Nay lại nhiều sữa nghen anh” và nhận lại cái mỉm cười gật đầu hay “ chị ơi, hôm nay chị đừng café nữa, nay uống nước cam ủng hộ cô Ba bên cạnh cũng được, chứ chị xinh vầy cứ cf hoài xấu da” ấy cứ vậy chật vật sang tháng thứ 2 thì một ngày cũng kiếm được 300 400 ngàn trong khi chỉ làm từ 6h sáng đến trễ nhất là 10h. Buổi chiều cứ rong chơi thoải mái đến tầm 5h về lo pha café, tối lại vi vu khắp phố phường, sướng hơn lúc đi làm nhiều.
Rồi sau quyết định mở thêm một điểm bán nữa, thuê thêm mấy bạn nhân viên nữ về, rồi sau thấy nhân viên mình vẫn bóc lột được lại quyết định nhập thêm xôi về bán kèm…Buôn bán thì ngày được ngày ít trung bình cũng đủ lo cho cuộc sống trong SG và cũng có cái để cho ba mẹ đỡ lo.
Thuê nhân viên rồi lại phát sinh đủ chuyện, quản lý các bạn thế nào, đặt doanh số ra sao, các bạn phải giao tiếp khách hàng như thế nào, rồi phải chăm sóc thái độ ra sao, kiểm soát thế nào để các bạn không ăn gian được ( rót ít hơn cho khách để bán thêm không khai báo…) rất dài có kể cả ngày cũng k hết được… nhưng chính những thứ nho nhỏ chính những việc quản lý 4 bạn lại cho kha khá bài học sau này.
Nhưng rồi, thất tình…. Chán Sài Gòn…quyết định bỏ lại mọi thứ vì thực ra nó cũng chẳng có gì.
Đợt đó còn 2 tháng nữa là tết, lọc cọc về quê để thoải mái hơn, về nhà rồi lại thèm cải cảm giác đi buôn cái gì đó, lại mày mò tìm thứ gì để bán dịp tết kiếm tí tiền tiêu, lúc này trong Sài Gòn rộ lên món Chà Bông Gà thấy lạ thế là quyết định bắt tay vào tìm hiểu…lại bò lết vô SG để thảo luận với bên sản xuất để thay đổi khẩu vị phù hợp với Tây Nguyên, lại đề nghị thêm ít lá chanh vào biến món Chà Bông Gà thành Gà Xé Sấy Lá Chanh, có sản phẩm rồi về lại lo test thị trường. Lúc đầu thì mời người quen ăn thử, sau thì dụ họ mua ủng hộ )
Lúc đầu cứ về đóng bì bóng lấy dây thụt cột lại bán 1 tuần được 5kg 7kg toàn cho người quen cảm thấy không ổn dù sản phẩm được đánh giá khá ngon, quyết định rủ thêm đứa bạn chuyên sales về làm cùng để cố làm nó phát triển hơn. Bàn bạc rồi thống nhất không bán đại trà mà chọn khách hàng mục tiêu là quán Karaoke, vay tiền mua máy hút chân không, tự thiết kế tem nhãn đơn giản, mua máy hàn nilong, Những ngày đầu hai đứa đi cùng nhau mời chào từng quán 1 tại thành phố, lê lết năn nỉ từng quán một, những ngày đầu chưa kết quả nhiều, đôi khi nản đến mức muốn vứt hết đi cho xong, gặp khách hàng nhiều người chả buồn nghe mình nói, chả thèm nhìn sản phẩm mới mở miệng đã bị đuổi ra khỏi quán. Ngày xưa bán café sao không nản vì lúc đó khách chủ động kiếm mình dễ giao tiếp hơn, giờ thử sức ở lĩnh vực sales tìm cách tiếp cận họ sao mà khó thế. May mắn có đứa bạn sales lâu năm động viên vậy là lại tử nhủ cố lên. Trời nhiều khi không phụ lòng người, nếu sp tốt cứ kiên trì rồi mọi việc cũng có kết quả. Tầm 1 tháng thì cũng được 10 quán karaoke lấy hàng thường xuyên, trung bình 150 gói/tháng, lợi nhuận thu được cũng khả quan.Có doanh thu lại tự tin hơn để thuê thêm người về làm công tác đóng gói còn mình và thằng bạn dành thời gian tập trung đi sales mở rộng thị trường ra khu vực KonTum Daklak và huyện lân cận. Mọi chuyện cứ ổn đến khi có được 30 quán karaoke và 10 tạp hóa, 1 cửa hàng tiện lợi. Thời điểm đấy còn gần 1thang nữa là tết nên quyết định ra Hà Nội để test thị trường thử liệu sản phẩm này có phù hợp để đưa ra khu vực miền bắc hay không, mơ đưa doanh số lên gấp 2 gấp 3 thời điểm hiện tại. Vậy là khăn gói ra Hà Nội….Mọi việc giao hết cho bạn làm chung từ sdt nhà cung cấp, file nhãn mác đến giấy tờ ATVSTP…
Mơ mở rộng thị trường chưa kịp có thành quả thì xảy ra chuyện. Một đợt hàng bị lỗi, gà trộn quá nhiều đường, sợi gà cứng ngắc ngơ, gia vị thị ít thấm, để một thời gian thì đường tan chảy nước, khổ cái tại thời điểm đó nhu cầu lên cao nên bao nhiêu lợi nhuận dồn lấy hàng hết. Câu hỏi là tiếp tục bán hay tiêu hủy xử lý như thế nào….Đắn đo một đêm rồi quyết định không bán, yêu cầu bạn cộng tác cùng dừng hết lại, chấp nhận mất vốn vay mượn thêm để lấy hàng. Có điều khi ấy ở HN, không thể kiểm soát hết được mọi việc ở nhà. Bạn làm cùng, đồng hành từ những ngày đầu tiên vẫn lén mang sản phẩm đi bán, bạn suy nghĩ rằng “ khách hát Karaoke mấy ai thèm để ý, cứ bán cho họ ăn đại, thu hồi được đồng nào hay đồng đó”. Rồi có chuyện xảy ra, chủ quán điện thoại chửi bới không thương tiếc, nào là buôn bán gì kì để một hai tuần chảy nước, đợt này ăn thì dở, khách chê bai đủ kiểu…. Lật tức bay về lại Plieku, đặt chân đến nơi là lo chạy tới từng quán giải thích, xin xỏ, lạy lục hứa hẹn, giảm giá, khuyễn mãi đủ kiểu… cốt là để không mất khách nào. Xử lý xong thì về cãi nhau với bạn làm cùng, lần đầu tiên từ lúc làm cũng nhau xảy ra cãi vã và xúc phạm nhau.
“ Loại như mày không học hành gì chả biết suy nghĩ sâu sa chỉ thích cãi lợi trước mắt”
Một câu nói lỡ lời mà sau này hối hận, một câu nói trong khi nóng giận mà hủy hoại tiêu tùng tất cả mọi chuyện, một câu nói mà mất một người cộng tác cùng và sau này suýt nữa mất luôn một người bạn.
Lại lọ mọ đi xe ra Hà Nội, công việc ở lại vẫn giao cho bạn ấy quản lý, nhưng không để bạn ấy có ý kiến gì về chiến lược nữa, làm gì quyết hết và bắt bạn ấy làm theo. ( Từ triển khai đóng hộp để phù hợp thị hiếu dịp tết, từ giảm giá mạnh cho khách hàng mới, từ việc yêu cầu bạn ấy bàn giao toàn bộ tiền và công nợ cho kế toán niềm tin dành cho nhau mất dần) thế rồi gần 2 tuần sau nhận được tin báo, bạn ấy lấy sản phẩm về, lấy thiết kế, giấy tờ cho người yêu làm riêng, lại nhận được tin nhắn từ bên in nhãn mác sđt của mình bị xóa thay bằng số người khác, lại nhận được tin người yêu bạn ấy bán rẻ hơn 20%, rồi đủ chuyện xảy ra để biết rằng không thể hợp tác chung với nhau được nữa.
Sát tết quyết định dừng lại, tổng kết doanh số trong tháng tết được gần 1 tấn ( ở Hà nội được 100kg ) trừ mọi chi phí lợi nhuận cũng khả quan đủ để mỗi đứa tết nhất có đồng ra đồng vào.
Ngồi nhậu với nhau hôm tiễn bạn về quê, lúc đầu vẫn là định sau tết tách ra làm riêng cạnh tranh lẫn nhau nhưng rượu vào men say kể về những lúc đầu tiên khi cùng nhau đi bán, có ngày đi chục quán chỉ nhận lại cái lắc đầu đuổi khéo, kể về những lúc đi thị trường tỉnh 100 cây số hai thằng ướt nhẹp vì áo mưa lo tủ cho hàng…vậy là thôi bảo bạn ấy cứ làm ở đây đi, mình không làm đc .Không làm đc với nhau nhưng vẫn chơi với nhau, bạn bè vẫn thân thiết như ngày xưa và quyết định ăn tết xong ra HN tìm cơ hội, vậy là lại Cô Độc....
Cuộc đời t 1 phần cứ trôi như thế của khoảng thời gian còn trẻ ?
Còn chúng m thì sao ? Có cô đơn k có cô độc k ?