Jackxauxa689
Thôi vậy thì bỏ

Hơn 1 tuần sau khi đón tuổi mới, Thu Hằng (Điện Biên) vẫn chưa quên cảm giác bật nhảy khỏi cửa máy bay, bung dù, chao liệng trên bầu trời rồi tiếp đất.
Toàn bộ thời gian từ khi nhảy khỏi máy bay đến lúc chân chạm đất, hết chừng vài chục giây. “Đến giờ khi nhớ lại giây phút rời khỏi cửa máy bay nhảy xuống, mình vẫn còn run và lúng túng”, Nguyễn Thu Hằng kể.Sáng sớm 26/3, trước sinh nhật tuổi 25 đúng một ngày, tại sân bay Tuy Hòa (Phú Yên), Thu Hằng cùng khoảng 50 người tranh thủ rèn luyện thêm để chuẩn bị cho 3 giây “để đời” sắp tới.

Họ là những học viên K23, K24 của khóa huấn luyện nhảy dù tròn rơi tự do do CLB Hàng không phía Nam (Sư đoàn Không quân 370) đào tạo và tổ chức hàng năm.

Đúng 6h, sau khi đeo túi dù, kiểm tra bảo đảm an toàn dù chính, dù phụ, các phi công, Thu Hằng và hàng chục học viên được lệnh hành quân từ khu tập kết ra đường băng để lên máy bay.
Trên chiếc trực thăng, giáo viên đứng sát góc cửa, dõng dạc hô “nhảy” rồi vỗ nhẹ vai học viên. Lần lượt từng người thực hiện động tác.
Đến lượt, Thu Hằng giậm chân trái lên mép sàn cửa máy bay rồi bật nhảy, tung mình ra ngoài không trung. 10X cố gắng đếm đủ 3 giây rồi giật thật mạnh vòng tay kéo để mở dù, ổn định tư thế.
Trên chiếc dù tròn như bông hoa nở giữa bầu trời từ độ cao 800m, cô gái đến từ Điện Biên mở căng hết mắt, thu trọn cảnh quan tươi đẹp từ góc nhìn chim bay.
“Cảm giác nhảy khỏi máy bay và rơi tự do trong 3 giây đầu tiên trước khi mở dù an toàn thật khó tả. Mình đã khổ luyện vài tháng, vượt qua nỗi sợ độ cao để có được khoảnh khắc quý giá này”, Thu Hằng nhớ lại.
4 tháng “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”
Trước khi biết đến bộ môn nhảy dù, Thu Hằng từng 2 lần đi phượt xuyên Việt một mình bằng xe máy. Cô cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ lên rừng, leo núi đến xuống biển, đi lặn...


“Vậy nên, khi chuyển đến TPHCM và biết thông tin về khóa huấn luyện nhảy dù ở phía Nam, mình quyết định đăng ký ngay mà không tốn thời gian suy nghĩ”, Hằng nói.
Để trúng tuyển vào khóa huấn luyện nhảy dù của CLB Hàng không phía Nam, Hằng phải trải qua một số bài kiểm tra nghiêm ngặt về sức khỏe và cần chút may mắn.
Khi trúng tuyển rồi, cô gái trẻ và các học viên bắt đầu học từ lý thuyết đến thực hành vào 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, từ 8h đến 17h để đảm bảo thuần thục mọi kỹ thuật, kỹ năng, động tác của người nhảy dù tròn quân đội.
“Học viên phải đi học đủ số buổi lý thuyết tối thiểu và tập luyện các động tác đúng kỹ thuật, xử lý tốt các tình huống bất trắc mới được tham gia thực hành nhảy dù ở các sân bay quân sự.

Trung bình, khóa học kéo dài khoảng 4-6 tháng và có 3 đợt nhảy, tương ứng với từng sân bay”, 10X chia sẻ.
Theo kế hoạch thực hành nhảy dù của Quân chủng Phòng không – Không quân dành cho giáo viên, nhân viên dù, phi công và học viên, mùa dù lần lượt diễn ra tại các sân bay Tuy Hòa (Phú Yên), Chu Lai (Quảng Nam), Biên Hòa (Đồng Nai) và Hòa Lạc (Hà Nội).
Trong quá trình học tập, học viên phải ghi nhớ nằm lòng các thông số, tính năng, nguyên tắc hoạt động, tốc độ rơi loại dù tròn quân đội ký hiệu D6.
Đồng thời, họ còn được đào tạo bài bản cách lái dù về tâm, thu dù, xếp lại dù đúng chuẩn nguyên tắc an toàn.
Trong đó, 2 động tác quan trọng nhất là nhảy khỏi cửa máy bay và đếm 3 giây trước khi giật cần dây kéo dù.
“Ngoài ra, bạn còn phải thuần thục tư thế 'ba khép' để đảm bảo tiếp đất an toàn, không bị chấn thương và học xử lý vô vàn tình huống bất trắc trên không như dây dù bị xoắn hoặc bị móc vào chân, hai dù va chạm nhau…
Với mỗi động tác quan trọng như vậy, chúng tôi phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để thực hành lặp đi lặp lại cho đến khi thao tác nhuần nhuyễn mới thôi”, cô gái trẻ nói thêm.
… đổi lấy 3 giây “để đời”
Thu Hằng thừa nhận, việc giữ được tâm lý và bình tĩnh khi nhảy dù quan trọng hơn cả quá trình khổ luyện dài ngày.
Sau 4 tháng, đến mùa dù hàng năm tại sân bay Tuy Hòa (thường từ cuối tháng 3 đến tháng 7, khi gió thổi không quá mạnh tại các sân bay nhảy dù), các học viên hồ hởi đón chờ thời khắc gặt hái “thành quả”.
Trước ngày nhảy dù chính thức, tất cả mọi người phải tập trung luyện lần cuối vào buổi chiều và ngủ tại doanh trại quân đội lúc 21h.
Đúng 3h, các học viên đồng loạt thức dậy. Họ có khoảng 1 tiếng để vệ sinh cá nhân, thay đồ và ăn nhẹ, trước khi lên xe ra sân bay, lúc trời còn chưa sáng.
“Chúng tôi được đo huyết áp, nhịp tim rồi dành 30 phút khởi động, tập lại các động tác, kỹ năng chuyên biệt và đeo đồ bảo hộ.
Sau đó, các học viên đứng theo từng tốp, chờ tới lượt đeo ba lô dù nặng 12kg rồi tiến hành các khâu kiểm tra chốt khóa an toàn từ lực lượng chuyên nghiệp và bước ra đường băng để lên máy bay”, Hằng kể lại.

Nhìn thích nhỉ, không biết phải móc ví bao nhiêu để được bay trong 3 giây đây.
Múi mít:
Log into Facebook
Log into Facebook to start sharing and connecting with your friends, family, and people you know.
Link full:

Cô gái Điện Biên khổ luyện nhảy dù 4 tháng để lấy 3 giây đáng nhớ 'trên trời'
Hơn 1 tuần sau khi đón tuổi mới, Thu Hằng (Điện Biên) vẫn chưa quên cảm giác bật nhảy khỏi cửa máy bay, bung dù, chao liệng trên bầu trời rồi tiếp đất.