
Sau chuỗi tăng ấn tượng gần 60%, cổ phiếu VIC bất ngờ giảm mạnh ngày 18/4, khiến nhà đầu tư lo ngại về một xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định đây là động thái từ các “big boy”, không phải dấu hiệu dòng tiền tháo chạy.
Sau chuỗi tăng giá ấn tượng gần 60% kể từ đầu tháng 3, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã bất ngờ điều chỉnh mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/4, khép lại ở mức 66.100 đồng/cổ phiếu, đánh dấu một trong những nhịp điều chỉnh mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.
Diễn biến giá cổ phiếu VIC
Với khối lượng giao dịch hơn 10,6 triệu cổ phiếu, giới đầu tư không khỏi đặt câu hỏi: Phải chăng dòng tiền đã rời khỏi VIC và chảy sang các nhóm ngành khác. Và liệu sự điều chỉnh này có phải là tín hiệu cho một chu kỳ giảm sâu như từng diễn ra vào năm 2021?
Theo chuyên gia Hoàng Anh Tuấn đến từ Chứng khoán MBS, ý kiến trên là hoàn toàn thiếu cơ sở. Bởi lẽ, nhà đầu tư nắm giữ VIC không phải là nhóm cá nhân nhỏ lẻ vốn có xu hướng luân chuyển danh mục giữa các cổ phiếu. Đây là mã cổ phiếu mang tính đặc thù cao, phần lớn được giao dịch bởi các nhà đầu tư tổ chức hoặc nhóm “big boy” với chiến lược đầu tư riêng biệt.
Ông Tuấn phân tích thêm, trước đó chỉ một ngày, VIC xuất hiện giao dịch thoả thuận được nhận định là từ SK với giá trị khủng lên tới 4.446 tỷ đồng. Theo báo cáo thường niên năm 2024, Tập đoàn SK (chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc) đang phân loại khoản đầu tư vào cổ phiếu Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán. Động thái này nằm trong kế hoạch tái cơ cấu danh mục đầu tư quốc tế của SK. Theo ông Tuấn: “Đây là câu chuyện của các ‘market maker’, chứ không phải nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chúng ta, nhà đầu tư cá nhân chỉ là người đi ăn ké.
Trước lo ngại rằng VIC có thể lặp lại kịch bản giảm sàn liên tục như giai đoạn năm 2021, chuyên gia MBS thẳng thắn: "Đoán đỉnh hay đáy là vô nghĩa. Việc cần làm là xác định xem cổ phiếu đang trong xu hướng gì và hành động theo đó".
Nếu VIC đang trong xu hướng tăng, vượt các vùng đỉnh cũ, có lực đỡ tốt thì rõ ràng là thời điểm để tham gia. Nhưng một khi xu hướng đã đảo chiều sang giảm, đặc biệt với khối lượng lớn như phiên 18/4 mà không có lực cầu đủ mạnh, thì nhà đầu tư nên chủ động nói lời chia tay với mã cổ phiếu này.
Theo kinh nghiệm 10 năm đầu tư vào cổ phiếu Vingroup của ông Tuấn, VIC là một trong những cổ phiếu “không có vùng mua hay vùng bán lý tưởng” theo kiểu điều chỉnh kỹ thuật. “Tăng là tăng, giảm là giảm, không có khái niệm điều chỉnh để mua hay phục hồi để bán. Cổ phiếu này do đội lớn đánh, khi họ mua thì giá phi nhanh, khi họ bán thì là bán sàn không chần chừ", ông nói thêm.
Theo chuyên gia, nếu nhà đầu tư vẫn muốn bắt đáy, thì vùng giá quanh 57.000 – 58.000 đồng/cp có thể là vùng từng ghi nhận dòng tiền mua vào trước đó. Tuy nhiên, bắt đáy trong downtrend là việc không dễ, và thường chỉ dành cho những ai đã có kinh nghiệm lâu năm, đặc biệt với các cổ phiếu “không dành cho mọi nhà” như VIC.
Trong bối cảnh đội lớn đã “tranh nhau ra hàng” với thanh khoản lên đến hàng trăm triệu cổ phiếu, việc đứng ngoài và quan sát sẽ là chiến lược an toàn hơn nhiều so với việc cố gắng “đuổi theo dao rơi”.
Về Vingroup, Tập đoàn cũng chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào ngày 24/4 tại Hà Nội. Theo tài liệu trình cổ đông, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần 300.000 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2024; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 10.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi. Trong năm tài chính 2024, Vingroup đạt doanh thu hợp nhất hơn 192.000 tỷ đồng, tăng 19%, và lợi nhuận sau thuế hơn 5.251 tỷ đồng, tăng mạnh 155%, vượt xa kế hoạch đề ra.
Một sự kiện trọng điểm khác là lễ khởi công dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ vào ngày 19/4. Dự án này được UBND TP.HCM phê duyệt trong tháng 3, có tổng diện tích lên tới 2.870 ha, quy mô dân số gần 230.000 người và kỳ vọng đón 8–9 triệu lượt du khách mỗi năm. Với định hướng phát triển thành một đô thị biển thông minh, tích hợp nghỉ dưỡng, hội nghị, công nghệ cao và dịch vụ chất lượng quốc tế, khu đô thị Cần Giờ hứa hẹn trở thành biểu tượng mới trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Sau chuỗi tăng giá ấn tượng gần 60% kể từ đầu tháng 3, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã bất ngờ điều chỉnh mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/4, khép lại ở mức 66.100 đồng/cổ phiếu, đánh dấu một trong những nhịp điều chỉnh mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.

Với khối lượng giao dịch hơn 10,6 triệu cổ phiếu, giới đầu tư không khỏi đặt câu hỏi: Phải chăng dòng tiền đã rời khỏi VIC và chảy sang các nhóm ngành khác. Và liệu sự điều chỉnh này có phải là tín hiệu cho một chu kỳ giảm sâu như từng diễn ra vào năm 2021?
Theo chuyên gia Hoàng Anh Tuấn đến từ Chứng khoán MBS, ý kiến trên là hoàn toàn thiếu cơ sở. Bởi lẽ, nhà đầu tư nắm giữ VIC không phải là nhóm cá nhân nhỏ lẻ vốn có xu hướng luân chuyển danh mục giữa các cổ phiếu. Đây là mã cổ phiếu mang tính đặc thù cao, phần lớn được giao dịch bởi các nhà đầu tư tổ chức hoặc nhóm “big boy” với chiến lược đầu tư riêng biệt.
Ông Tuấn phân tích thêm, trước đó chỉ một ngày, VIC xuất hiện giao dịch thoả thuận được nhận định là từ SK với giá trị khủng lên tới 4.446 tỷ đồng. Theo báo cáo thường niên năm 2024, Tập đoàn SK (chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc) đang phân loại khoản đầu tư vào cổ phiếu Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán. Động thái này nằm trong kế hoạch tái cơ cấu danh mục đầu tư quốc tế của SK. Theo ông Tuấn: “Đây là câu chuyện của các ‘market maker’, chứ không phải nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chúng ta, nhà đầu tư cá nhân chỉ là người đi ăn ké.
Trước lo ngại rằng VIC có thể lặp lại kịch bản giảm sàn liên tục như giai đoạn năm 2021, chuyên gia MBS thẳng thắn: "Đoán đỉnh hay đáy là vô nghĩa. Việc cần làm là xác định xem cổ phiếu đang trong xu hướng gì và hành động theo đó".
Nếu VIC đang trong xu hướng tăng, vượt các vùng đỉnh cũ, có lực đỡ tốt thì rõ ràng là thời điểm để tham gia. Nhưng một khi xu hướng đã đảo chiều sang giảm, đặc biệt với khối lượng lớn như phiên 18/4 mà không có lực cầu đủ mạnh, thì nhà đầu tư nên chủ động nói lời chia tay với mã cổ phiếu này.
Theo kinh nghiệm 10 năm đầu tư vào cổ phiếu Vingroup của ông Tuấn, VIC là một trong những cổ phiếu “không có vùng mua hay vùng bán lý tưởng” theo kiểu điều chỉnh kỹ thuật. “Tăng là tăng, giảm là giảm, không có khái niệm điều chỉnh để mua hay phục hồi để bán. Cổ phiếu này do đội lớn đánh, khi họ mua thì giá phi nhanh, khi họ bán thì là bán sàn không chần chừ", ông nói thêm.
Theo chuyên gia, nếu nhà đầu tư vẫn muốn bắt đáy, thì vùng giá quanh 57.000 – 58.000 đồng/cp có thể là vùng từng ghi nhận dòng tiền mua vào trước đó. Tuy nhiên, bắt đáy trong downtrend là việc không dễ, và thường chỉ dành cho những ai đã có kinh nghiệm lâu năm, đặc biệt với các cổ phiếu “không dành cho mọi nhà” như VIC.
Trong bối cảnh đội lớn đã “tranh nhau ra hàng” với thanh khoản lên đến hàng trăm triệu cổ phiếu, việc đứng ngoài và quan sát sẽ là chiến lược an toàn hơn nhiều so với việc cố gắng “đuổi theo dao rơi”.
Về Vingroup, Tập đoàn cũng chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào ngày 24/4 tại Hà Nội. Theo tài liệu trình cổ đông, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần 300.000 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2024; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 10.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi. Trong năm tài chính 2024, Vingroup đạt doanh thu hợp nhất hơn 192.000 tỷ đồng, tăng 19%, và lợi nhuận sau thuế hơn 5.251 tỷ đồng, tăng mạnh 155%, vượt xa kế hoạch đề ra.
Một sự kiện trọng điểm khác là lễ khởi công dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ vào ngày 19/4. Dự án này được UBND TP.HCM phê duyệt trong tháng 3, có tổng diện tích lên tới 2.870 ha, quy mô dân số gần 230.000 người và kỳ vọng đón 8–9 triệu lượt du khách mỗi năm. Với định hướng phát triển thành một đô thị biển thông minh, tích hợp nghỉ dưỡng, hội nghị, công nghệ cao và dịch vụ chất lượng quốc tế, khu đô thị Cần Giờ hứa hẹn trở thành biểu tượng mới trên bản đồ du lịch Việt Nam.