1. Trump nó đánh thuế khắp TG mà, chuyển sx về đâu 😂?
2. Nó áp thuế thật rồi đó
3. Hàng hóa bị áp thuế cao thì tăng giá, giá tăng trong khi thu nhập k tăng thì chả lẽ dân Mỹ vẫn giữ nguyên chi tiêu?
4.5.6.. Giờ chuyển sản uất đi đâu để k bị thuế thế mày 😂
1. Tao đã nói thuế này mang mục đích chính trị nhiều hơn, nếu mày không thuận theo để tới thời hạn áp thuế thật thì sẽ mất nhiều hơn khi deal để gỡ thuế sau này, hoặc ăn cái thuế vĩnh viễn nếu mày từ bỏ luôn cuộc chơi với Mỹ. Cho mày biết là hiện tại thằng Ấn Độ đã fold và nếu không có VN thì chuyển dịch thêm sản xuất qua Bangladesh, Ấn hoặc đúng ý Trump với mục đích "nearshoring" là về Nam Mỹ, thậm chí là nhà máy về Mỹ để tập trung gia tăng công việc tại Mỹ theo đúng định hướng ban đầu của Trump.
- Nói thêm là dệt may của VN đã chuyển dịch cơ cấu sang sản xuất hàng xa xỉ, chỉ có chơi với Mỹ mới bán được mớ này, hàng này số lượng thấp, giá trị cao, tao không nghĩ đám mua hàng xa xỉ lại than thở vì cái túi tự nhiên lên giá vài trăm đô so với giá gốc cả nghìn hay chục nghìn đâu. Nó càng tạo hiệu ứng của "hunger marketing" càng thúc đẩy chi tiêu.
2. Thuế đánh mạnh vào các nước là sân sau của TQ, không hợp tác thì đánh thuế làm què kẻ thù còn mày chen vào dính đạn là chuyện của mày, nó quan tâm à?
Nhu cầu của nền kinh tế là Supply - Demand. Demand sẵn có thì tự có thằng khác supply, mày giả thuyết nhầm ở chỗ không phải mình VN là supplier duy nhất để độc quyền thị trường. Trước đây ai cũng kêu không có TQ sản xuất thì Thế giới tăng giá hàng... cuối cùng mày tự tìm báo gần đây để đọc đi, FDI lần lượt rút khỏi TQ quá trời rồi, có thấy ai kêu ca giá hàng tăng hay dân giảm chi tiêu không? Tự TQ bị giảm phát và những thằng khác lợi dụng cơ hội tự thay đổi và chuyển biến để đón miếng bánh FDI.
3. Trong lúc dịch chuyển thì đương nhiên chính phủ sẽ trợ giá sản xuất và tiêu dùng, còn tự thân các nước ai muốn mảng nào sẽ ra chính sách ưu đãi. Tao nhắc lại là từ lúc Trump công bố thuế, nhiều thằng đã chủ động "fold" sớm, càng lì càng thiệt, thực tế chứng minh là bọn nó cần Mỹ còn ai nghĩ khác thì cứ cương đó rồi mất phần chết đói ráng chịu.
- Còn tiền đâu bơm ra trợ giá? vàng tập kết về đâu, ai đẻ ra đồng đôla thì có quyền tự bơm, ai nắm đồng đôla thì ăn đấm lạm phát ráng chịu.
Nhắc luôn là các nhà máy đã ký sẵn hợp đồng sản xuất thì phải ráng mà làm đúng với hợp đồng, nghĩa là cho đến lúc hết HĐ thì vẫn sản xuất với giá đã ký, đám sản xuất sẽ có thêm thời gian dịch chuyển dựa vào thời hạn còn lại cyar hợp đồng. Giá thị trường vẫn sẽ tương đối bình ổn cho đến lúc toàn bộ dây chuyền sản xuất chuyển qua chỗ khác, mà VN thì không có một dây chuyền phụ trợ như Bangladesh nên qui trình dọn đi đơn giản hơn rất nhiều.