Cú sốc khủng khiếp ...

  • Tạo bởi Tạo bởi Cqson
  • Start date Start date
Chúng mày khoe chiến công hút mỡ bụng bà mẹ trái đất thế đủ chưa. Mẹ trái đất có thừa cân đâu mà chúng mày xúm vào thi nhau hút máu hút mủ lên thế hả.
 
Mấy tml mở thay vì mua bồn về chứa xăng, chứa dầu thì có thể mở tk giao dịch dầu, vàng đi. Đòn bẩy cao, lợi nhuận ( nếu mày giỏi ) cao. Qua tao mở tk cho mà gd kiếm miếng cháo húp :))
 
Giá đâu này là giá dầu wfi của Mỹ thôi :))))
Còn thì nhìn chung vẫn loanh quanh 20 đô
Còn tao k biết thằng Thống biệu là th nào
Thiệt hại thì tất nhiên chiến tranh (dầu) thì cả 2 đều thị thiệt hại. Nhưng cả 2 chấp nhận, và thằng nào thắng thì sẽ thu lại gấp bội số mất ở trong trận.
Nga bị kìm hãm ở 2 dự án dòng chảy phương bắc quá lâu rồi, châu Âu cũng đang rất thèm mua hàng của Nga do vận chuyển dễ hơn vì cùng lục địa lại rẻ hơn đá phiến của Mỹ.
Nga bđ giao dịch dầu vs TQ bằng đồng nhân dân tệ nhằm làm yếu đồng đô la.
Nó là chiến lược dài hơi của Putin rồi
  • Nền kinh tế Mỹ do dầu góp 8% gdp, nga là 16% (2018). Khi giá dầu lao dốc thì cả hai đều thiệt hại cái này là có!
  • Mỹ góp 15.4% và Nga góp 11.5% tổng sản lượng dầu thế giới.
  • Cái quan trọng là Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu lớn hơn Nga rất nhiều (20.3% sản lượng thế giới) Nga (3.7%) nên giá dầu xuống tuy hại cho ngành dầu Mỹ nhưng lại lợi cho ngành khác cần dầu là nguyên liệu đầu vào của Mỹ hơn là Nga.


Nên dầu xuống Ngành Dầu Mỏ đặc biệt là tụi Đá Phiến "gãy mỏ" xem như đóng cửa thất nghiệp. Nhưng đổi lại, giá dầu giảm thì ngành khác hưởng lợi, Mỹ tăng mua dự trữ... chờ giá lên bán kiếm lời! Chênh lệch giá mua bán, sẽ đem đi hỗ trợ ngành dầu sau này.



Ngoài ra kinh tế Mỹ lớn, tiền nhiều, thời gian rồi, do giá đô lên quá cao, Mỹ đã in thêm Đô để hỗ trợ ngành dầu mỏ chờ giá lên bằng cách dãn nợ, giảm lãi vay, hỗ trợ lương nhân công, cấm các ngân hàng không cho tụi dầu mỏ Mỹ vay nợ, cân nhắc áp thuế nhập khẩu dầu mỏ, cho mấy công ty dầu thuê kho để trữ dầu...



Trong khi 55% ngân sách Nga do Dầu Mỏ đem về, tiền đâu mà hỗ trợ dầu, nên Nga cành phải duy trì bơm dầu lên bán để kiếm tiền, không tăng sản lượng sợ giá lại giảm nhưng không giảm sản lượng sợ thất thu tiền. Nên chiến nhau với bọn Arap và Opec như điên, về việc cắt hay không cắt sản lượng để đẩy giá! Ngân sách Nga không đủ lực để đẩy cho Dầu Mỏ như Mỹ nên cái khó của Nga hiện nay là trong ngắn hạn bơm dầu bán tiếp cố kiếm tiền rồi chờ dầu giá sẽ lên.
 
Đầu tiên, về "Không phải vấn đề chi phí kho chứa hiện tại" và "Vấn đề là hết chỗ để chứa (trong tháng 5, không phải bây giờ nhé)". Kho của các trung tâm lưu trữ dầu (Cushing) đang được lấp đầy (tuy chưa hoàn toàn). Đây chính là lý do đẩy phi chí lưu trữ trong ngắn hạn (bao gồm cả hiện tại) lên cao. Nhà đầu tư buộc phải cắt lỗ trước ngày đáo hạn hôm nay, nếu không phải giữ và thực thi hợp đồng, đồng nghĩa với việc phải báo cho bên bán thông tin về kho bãi, nơi lưu trữ. Chắc ông đã hiểu nhầm khi tôi đề cập đến ngày đáo hạn hạn (settlement date), là hôm nay 21-4 cho hợp đồng WTT giao tháng 5 trên chart của ông chủ thớt, chứ không phải ngày "giao hàng".

Thứ hai, "Vì nếu do chi phí kho bãi hiện tại thì giá futures sẽ cao hơn giá hiện tại", nó đang xảy ra rồi. Giá hợp đồng giao tháng 5, tuy là futures nhưng đã đến ngày đáo hạn, nên giá của nó tiệm cận dầu giao ngay (spot) trên thị trường (mức giảm sâu nhất gần -$40 lịch sử). Và giá của hợp đồng futures tháng 6 (tiếp theo) đang ở mức $21 - $22. Điều này gọi là trạng thái "Contango" (tình huống mà giá tương lai của hàng hóa cao hơn giá giao ngay của hợp đồng ở thời điểm hiện tại, nó phản ánh tình trạng dư cung ngắn hạn) thường thấy ở các giao dịch phái sinh như Gold, Commodity...

Cuối cùng, không ai muốn nắm giữ một món hàng mà chi phí lưu trữ còn lớn hơn giá trị "thị trường" của nó (dầu giao ngay đã về mức gần $2, thậm chí có lúc âm từ tuần trước). Vậy nên investor phải bán tháo để tránh nghĩa vụ thực thi hợp đồng. Điều này đẩy giá (nhắc lại là cho hợp đồng tương lai giao tháng 5) giảm sâu.

Thông tin ông chủ thớt nêu ra đa phần đều đúng, nguồn (bloomberg) cũng chính xác. Tất cả những điều này, về mặt thị trường tài chính, đều là các mốc lịch sử, phản ánh sự bất dịnh khủng khiếp của thị trường trong ngắn hạn. Nhưng ông ấy không hiểu hoặc cố tính không đề cập đến một sự thật, rằng đối với đa phần người dân (không tham gia đầu tư), thì nó chẳng có mấy tác động khủng khiếp ngay lập tức. Còn vấn đề tương lai khó khăn, u ám của kinh tế giới trong ngắn hạn, là điều chả xa lạ gì, ai cũng có thể "thấy", nên không cần đề tập ở đây.

Cách đưa tin kiểu này sẽ chỉ làm gia tăng tình trạng như dưới đây mà thôi. Anh em đừng hoang mang, hoặc theo trend tập tọe làm nhà đầu tư lao vào bắt đáy nhé :d

I6QG5.md.jpg

Mày nói đều đúng cả, chỉ thiếu thôi. Yếu tố quyết định giá dầu âm là chi phí tiêu hủy dầu.

Thường thì giá sẽ như thế này:

Giá hiện tại + chi phí lưu kho + chi phí lãi vay = Giá futures.

Vì thế giá hợp đồng futures lúc nào cũng cao hơn giá hiện tại hoặc đâu đó ở rất gần, phần khác biệt sẽ do độ friction của giao dịch mà thật ra hầu như chẳng ai kiếm được lời. Thời đó đã qua ròi. Nếu mà hai vế không bằng nhau sẽ có một đám nhảy vào Arbitrage. Với thị trường hiện nay thì thời của Arbitrage qua rồi.

Còn bây giờ thì nó lại thế này:

Giá hiện tại + chi phí lưu kho + chi phí lãi vay = Giá futures + chi phí tiêu hủy

Cái chi phí tiêu hủy đó làm cho giá futures bị âm. Chi phí lưu kho ở đây đáng ra trực tiếp làm cho giá futures lớn hơn giá hiện tại nhưng nó gián tiếp làm xuất hiện chi phí tiêu hủy. Đó là lý do giá futures bị âm.
 
Ừa, tao cũng đang đéo hiểu chuyện sẽ đến đâu đây, đừng nói là Nga chết, cái này đảm bảo luôn. Sau Mỹ vs châu âu cũng banh chành, bọn trung đông ko có tiền lại lôi bom đi phá làng xóm nhân loại, TQ thì bấn quá đè VN ra hiếp, Nát L chúng mày ạ !!!
 
Thêm 1 bài phân tích nữa (ST)
Lần đầu tiên giá dầu thô giảm xuống dưới 0. Giá của hợp đồng tương lai đối với dầu thô WTI giao tháng 5 rơi vào ngưỡng tiêu cực, có ngày giảm - 37,63 USD/thùng. Sự sụp đổ của giá dầu ở một phân khúc quan trọng trong giao dịch dầu mỏ có thể chỉ là sự sụp đổ đầu tiên trên thị trường tài chính hậu đại dịch covid-19.

Giá dầu giao tháng 6 hiện trên 20 USD một thùng, chưa xuống mức âm như tháng 5, nhưng cũng đang giảm rất nhanh. Thị trường năng lượng đang phát tín hiệu dư cung còn kéo dài và nhu cầu sẽ không sớm quay trở lại. Và kể cả khi nhu cầu hồi phục về mức trước đại dịch Covid-19, người ta ước tính rằng, thế giới sẽ phải mất một thời gian dài mới tiêu thụ hết số dầu đang ở trong kho.

Đây có phải tín hiệu báo hiệu một trong những giai đoạn phát triển kinh tế dài nhất lịch sử sắp kết thúc và những biến động khủng khiếp hơn hậu dịch bệnh có thể đang còn ở phía trước?

Người bán sẵn sàng trả tiền cho người mua để “mang hộ” hàng đi giúp, chỉ với một lý do đơn giản là để không phải giữ hàng khi nhu cầu vẫn đang rơi tự do mà chưa có điểm dừng, các nền kinh tế bị phong tỏa.

Nhu cầu tiệm cận mức 0, nên sẽ chẳng ai còn chờ đợi một hợp đồng dầu thô sắp đến hạn, trong khi phí thuê chỗ chứa đắt đỏ. Giải pháp bán dầu giá âm có khi còn rẻ hơn so với phải ngừng sản xuất hay tìm chỗ chứa.

Tuy nhiên, phía sau hiện tượng ngược đời này còn là một vòng tròn luẩn quẩn khủng khiếp. Đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế rơi vào bế tắc, nhu cầu năng lượng tụt dốc, vẫn còn rất nhiều dầu chưa bán được, đến nỗi các công ty năng lượng không còn đủ chỗ để lưu trữ.

Trên thị trường lúc này, nhóm đầu cơ lựa chọn bán lỗ hơn là tìm chỗ chứa và phải phát sinh thêm chi phí lưu trữ khi hợp đồng đáo hạn. Còn nhóm nhu cầu dùng thật, như các nhà máy lọc dầu, hãng hàng không, nhà sản xuất… hiện không còn nhu cầu mua dầu khi nhu cầu hàng hóa giảm mạnh chưa từng có, hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp chỉ ở mức độ cầm chừng, toàn thị trường đình trệ, còn các kho chứa đã quá tải.

Daniel Yergin – người từng đoạt giải Pulitzer, hiện là Phó Chủ tịch IHS Markit Ltd. cho rằng, hiện tượng giá dầu là một cảnh báo nguy hiểm.

Thế giới vốn được định nghĩa là luôn vận động, nhưng những tuần qua "toàn thế giới đã dừng lại". Đây là đặc điểm chưa từng có trong lịch sử các cuộc suy thoái.

Theo nhận định khá bi quan của Giám đốc điều hành Chiến lược Năng lượng toàn cầu tại RBC Capital Markets - Michael Tran, rất ít cơ hội để ngăn chặn thị trường vật chất rời khỏi đà suy thoái trong thời gian tới.

Hiện tại, các nhà lọc dầu kiên quyết từ chối, khả năng dự trữ của Mỹ cũng đã tới hạn, các lực lượng thị trường sẽ tiếp tục gây thêm đau đớn cho đến khi thị trường chạm đáy, hoặc đại dịch bị đẩy lùi, bất cứ khả năng nào đến trước.

Kể từ đầu năm, giá dầu đã giảm mạnh sau các tác động kép của đại dịch Covid-19 và sự đổ vỡ thỏa thuận OPEC +. Không có hồi kết… và các nhà sản xuất dầu trên khắp thế giới tiếp tục bơm ra thị trường, để rồi hoạt động mua – bán kết thúc bằng "giao dịch ngược đời" - người bán phải trả tiền cho người mua.

Động thái cực đoan trên cho thấy, thị trường dầu mỏ Mỹ đã quá dư thừa, trong khi các hoạt động kinh tế và công nghiệp bị đình trệ bởi các nền kinh tế toàn cầu đều buộc phải ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan nguy hiểm của dịch Covid-19.

Điều đó cũng cho thấy, thỏa thuận kiềm chế nguồn cung chưa từng có của OPEC và các thành viên đồng minh hồi tuần trước là quá ít ỏi khi mọi việc đã quá muộn - thế giới đối mặt với sự sụp đổ một phần ba nhu cầu toàn cầu.

Dấu hiệu suy yếu đã có mặt ở khắp mọi nơi. Ngay trước ngày “Thứ Hai đen tối – 20/4” này, cuối tuần trước, người mua ở Texas chỉ phải trả trên dưới 2 USD/thùng cho một số loại dầu. Ở châu Á, các chủ ngân hàng ngày càng tỏ ra miễn cưỡng đối với các giao dịch cho vay để tồn tại, vì lo sợ các nguy cơ vỡ nợ thảm khốc.
 
Top