"Vì sao phe khộng sản ở đâu cũng dành chiến thắng chung cuộc? "Bạn @supernova ạ, khộng sản thắng là vì khộng sản không coi trọng sinh mạng thôi bạn. Hãy nhìn cả trăm triệu người dân TQ vô tội phải chết dưới chế độ khộng sản TQ thì rõ, Mao không hề nương tay hay run chân trước những cái chết đó.
Chứ không phải như họ tuyên truyền là họ có chính nghĩa nên thắng đâu. Đừng bao giờ tin khộng sản. Bạn phải biết họ phải kiểm soát truyền thông, không cho báo chí độc lập, không cho tự do ngôn luận là có lý do của nó. Tức là họ phải nói dối để mị dân và phải che đậy sự thật cũng để mị dân.
Vì sao phe khộng sản ở đâu cũng dành chiến thắng chung cuộc?
Dù ở châu Âu hay châu Á, phe khộng sản nơi nào cũng dành chiến thắng chung cuộc. Vì sao? Câu trả lời tuy không khó, nhưng bất kỳ ai có lòng nhân ái sau khi nghe xong cũng phải cảm thấy đau lòng.
Là bởi vì thịt của lính khộng sản rẻ hơn lính tư bản rất nhiều.
![]()
1. Mạng rẻ:
Cách đánh của quân đội khộng sản có một đặc điểm chung là ít chú trọng đến vấn đề sinh tồn của binh sỹ, khi chiến đấu thì ưa dùng bộ binh xung phong ít chú trọng hỏa lực yểm trợ, ít khi cho phép rút lui. Ở Việt Nam, lệnh rút lui phải từ cấp tiểu đoàn mới được ban, ở các nước khác là cấp trung đội có khi tiểu đội. Cẩm nang huấn luyện của quân đội năm vừa rồi phát cho cán bộ vẫn là "3 công 1 thủ". Tất nhiên "nắm lấy thắt lưng địch mà đánh" là cách làm khi kẻ địch hỏa lực mạnh hơn, xa hơn. Nhưng để tác chiến tầm gần như vậy thì từ khoảng cách xung phong tới khoảng cách tiếp cận, người chiến sỹ phải vượt qua hỏa lực bắn thẳng, bắn từ cao, bắn chéo sườn của địch do vậy hi sinh nhiều. Đó là sự thật, thắng thì đúng là thắng nhưng quân khộng sản ở đâu cũng hi sinh rất nhiều. Tôi vẫn nhớ mãi hồi mới vào bộ đội gần bốn chục năm trước, tân binh có bài học đánh quả nổ vào công sự địch, đánh nụ xòe xong nếu tân binh chạy thì địch bắn vào lưng, nếu rút từ từ thì quả nổ ép vào mặt. Nhớ lúc đó hỏi lão D trưởng là "thế tụi em toi à", hắn chỉ cười trừ.
2. Nuôi rẻ:
Trong khi lãnh đạo tư bản đối xử nhân đạo với binh sĩ của họ bằng cách cho họ ăn ngon, trả lương cao để lo cho gia đình, thậm chí cho họ giải tỏa sinh lý mỗi khi có ngày nghỉ. Thì quân đội khộng sản nuôi lính bằng tinh thần qua tuyên truyền, còn vật chất thì mỗi ngày 1 bát cơm và 2 củ khoai, quần áo thì 2 bộ rách rưới mặc thay nhau, mà năng lực chiến đấu của lính khộng sản thì không bị những điều đó làm cho suy giảm so với lính tư bản, vì người đói thường liều chết hơn người no. Không quá khó để nhận ra việc bỏ đói để nâng cao tinh thần chiến đấu là việc làm có chủ đích, còn nhớ người bạn của tôi chỉ "xin" cấp trên 3 cân gạo nếp để anh cùng đồng đội ăn tết trong lòng địch thôi mà cấp trên cũng phải họp lên họp xuống mấy lần mới quyết định cho 2 cân. Và tôi còn nhớ có lần được đọc câu chuyện do 1 người lính Trung Quốc kể rằng, nhiều đồng đội của anh trước khi chết chỉ mong được ăn miếng thịt hộp của quân thù.
3. Đông quân số:
Người khộng sản với tư duy "mục đích biện minh cho phương tiện" thường không coi trọng mạng sống của người khác, cho nên sinh mạng của người lính chỉ là phương tiện cho mục đích quân sự của họ mà thôi. Rất dễ dàng để nhận thấy rằng những tổn thất lớn về nhân mạng trên chiến trường không có nhiều ý nghĩa đối với những lãnh tụ khộng sản. Khi đoàn quân thứ nhất bị tiêu diệt hoàn toàn thì họ ngay lập tức có thể huy động đoàn quân thứ hai mà không hề nao núng. Ở Trung Quốc hay Việt Nam thì nơi nào nghèo nhất thường là nơi có nhiều bộ đội hy sinh nhất. Lãnh đạo chỉ cần vơ 1 phát là có được 1 vạn quân, vạn này chết lại vơ phát nữa để có thêm 1 vạn khác, đánh kiểu bất chấp như vậy thì tư bản không thua mới là lạ. Tư bản thua bởi vì lính tư bản rất có giá trị đối với lãnh đạo của họ, chỉ cần 1 trận thua với tổn thất sinh mạng đáng kể thì ngay lập tức họ muốn bên kia ngồi vào bàn đàm phán. Khi xưa ông Hồ Chí Minh từng nói: "Mỹ giết của ta 10, ta giết của Mỹ 1, nhưng cuối cùng Mỹ sẽ phải thất bại", rồi ông còn nói "nước Mỹ không phù hợp với chiến tranh trường kỳ", chính là tổng hợp của cả ba ý trên đó.
Kết luận:
Nhiều người rất thần thánh hóa những chiến tích của các vị tướng trong quân đội khộng sản, nhưng với tôi thì cách đánh của họ không có gì đáng để thán phục, bởi lẽ trước khi giao tranh thì bên tư bản đã thua trên phương diện "kinh tế". Giống như cách mà Tôn Tử từng nói trong cuốn binh thư lừng danh của ông rằng: "Hai bên chưa giao tranh thì việc thắng bại đã được định đoạt".
Jo Smith
Tôi đọc bài viết bên trên mà tôi thấm thía quá, tôi vốn được đi nhiều nơi nên biết rất rõ:
NƠI NÀO CÀNG NGHÈO THÌ CÀNG CÓ NHIỀU NGHĨA TRANG LIỆT SĨ.
-> Cụ thể ở những đâu giành chiến thắng? Xin mời đưa liệt kê tất cả các cuộc chiến mà bạn nhắc tới
-> Định nghĩa chiến thắng là gì?
Ngoài Mỹ và Liên Xô là người chiến thắng khi tổ chức các Proxy wars giúp họ gia tăng ảnh hưởng bán vũ khí, cho những thằng ngu vay nợ và siết nợ, còn lại tất cả các bên tham chiến đều là kể thất bại
Còn theo thống kê thì nó chỉ mang tinh 50/50 nếu dựa trên các kêt quả TƯƠNG ĐỐI của của các Proxy wars thì khả năng chiến thắng hầu như KHÔNG PHỤ THUỘC nhiều vào LÁ CỜ CHẾ ĐỘ mà họ treo mà PHỤ THUỘC phần chính vào khả năng QUẢN LÝ tài nguyên của các bên tham chiến.