Nếu chế độ VNCH tối ưu hơn thì nó đã chiến thắng, còn chọn lọc tự nhiên đã quyết định cái gì mạnh hơn sẽ được tồn tại.
Về Kinh tế
Kinh tế Sài Gòn thời Pháp thuộc vẫn khá nhỏ bé và ngân sách phụ thuộc vào chế biến thuốc phiện rộng. Số thuốc phiện từ đây bán ra khắp Đông Dương và có năm (1914) chiếm tới 36,9% ngân sách Đông Dương. Theo sách "Golden Triangle Opium Trade, an Overview", lợi nhuận chính phủ Pháp thu được từ thuốc phiện có lúc đạt hơn 50% thu nhập toàn Đông Dương. Đại đa số người Việt Nam và người Hoa sống tại đây phải lao động cực nhọc vượt xa đồng lương rẻ mạt họ được nhận để tạo nên sự lãng mạn của thành phố.
Sài Gòn dưới thời Mỹ hậu thuẫn, một thành phố được coi là “thủ đô tiêu dùng” nhưng chẳng hề sản xuất được một mặt hàng nào ngoài chiến tranh. Nạn mại dâm và buôn thuốc phiện vẫn phát triển phổ biến. Khi Mỹ dừng viên trợ lạm phát trở nên nghiêm trọng, đạt tới mức trên 200% mỗi năm.
"Hòn ngọc Viễn Đông" là cách nói mỉa mai của Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nhưng làm cho không ít các thành phần 3 que tự hào.
Theo nghiên cứu của Đại học London, GDP bình quân đầu người tại miền Nam Việt Nam bị sụt thấp hơn so với miền Nam thời Pháp thuộc, GDP đầu người năm 1960 thấp hơn 33% so với mức GDP bình quân năm 1929 và thấp hơn 46% nếu so với năm 1938
Nhưng thực tế thì không có căn cứ nào để nói Sài Gòn từng là "số một của khu vực" Đông Nam Á, nếu chỉ dựa vào danh xưng "Hòn ngọc Viễn Đông", bởi nếu xét về chỉ tiêu GDP bình quân đầu người thì kinh tế Sài Gòn còn kém rất xa các nước châu Á thời kỳ đó. Theo nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino và Pierre van der Eng, năm 1969, GDP đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam Cộng hòa là 76 nghìn Yên Nhật (tỷ giá khi đó là 401 yên Nhật đổi 1 USD). Cùng năm đó, GDP đầu người của Nhật Bản đã là 607 nghìn Yên (tức là cao gấp 8 lần), Malaysia là 283 nghìn Yên (cao gấp 4 lần), Đài Loan là 234 nghìn Yên (cao gấp 3 lần), Sri Lanka là 142 nghìn Yên, Indonesia là 102 nghìn Yên, Hàn Quốc là 150 nghìn Yên, Miến Điện là 34 nghìn Yên, Philippines là 209 nghìn Yên, Thái Lan là 154 nghìn Yên (
https://www.researchgate.net/public...stimates_of_Levels_of_Wages_and_GDP_1913-1970)
Còn về chính trị và tự do ngôn luận thì
Lý Quang Diệu cho rằng chính phủ Mỹ thời Eisenhower đã cho phép Ngô Đình Diệm thanh trừng khỏi hệ thống chính trị tất cả các lựa chọn thay thế cho ông ta dẫn đến chính phủ Sài Gòn đã không còn một ai có đủ tài năng dẫn dắt nền kinh tế nơi đây.