Change2me
Thanh niên hoi

1. Vị trí địa lý và lịch sử
Ukraina là 1 quốc gia lớn ở đông âu tách ra từ Liên xô sau sự kiện Liên xô tan rã năm 1991. Hầu hết các quốc gia nhỏ sau khi tách khỏi Liên xô đều chọn thân MỸ và gia nhập khối hiệp ước quân sự Bắc Âu (NATO) để hưởng lợi từ nguồn vốn và công nghệ của Mỹ đẩy Nga vào thế bị bao vây quân sự trên cả bờ đông lẫn bờ tây biên giới. Bờ Đông là Nhật và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) và Bờ Tây là khối quân sự NATO.
Ukraina là quốc gia rộng nhất khu vực Đông Âu tách ra từ Liên xô cũ và có đường biên giới với Nga chiếm khoảng 1/2 toàn bộ đường biên giới của Nga với Châu âu và nằm rất gần khu vực các quốc gia nhiều dầu mỏ ở Trung Đông.
Ukraina có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng không thế giới, hầu hết các đường bay quan trọng từ châu âu đi đông bắc á, đông nam á, châu đại dương đều đi qua vùng trời của Ukraina. Đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Nga sang châu âu cũng đi qua vùng đất liền của Ukraina.
2. Quan điểm của Nga về vấn đề Ukraina
Từ thời tiền nhiệm của Putin quan điểm của Nga đã rất rõ ràng trong việc ngăn cản Ukraina gia nhập NATO bởi nếu để Ukraina gia nhập NATO thì Nga sẽ bị bao vây áp sát biên giới khu vực đông âu bởi lực lượng quân sự hùng mạnh của Mỹ và quân đồng minh ( thủ đô của Nga lại khá gần với khu vực biên giới này) cùng với sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương liên tục tập trận với các đồng minh Nhật - Hàn ngoài khơi phía đông sẽ tạo thành thế gọng kìm có thể tiến đánh Nga bất cứ lúc nào.
—>> bằng mọi giá không thể để Ukraina gia nhập NATO
3. Chính sách và lợi thế của Nga
- Để tránh bị vây hãm cả 2 đầu lãnh thổ rộng lớn, Nga âm thầm viện trợ công nghệ và vũ khí và đẩy Triều Tiên thành con bài chiến lược ở phía đông để cân bằng thế lực với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và ép mỹ luôn phải dàn quân ở phía Đông thay vì tập trung lực lượng ở Đông âu
- Sự phát triển bùng nổ của kỉ nguyên internet đầu thế kỉ 21 là bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế Nga. Từ một quốc gia kiệt quệ sau chiến tranh lạnh và bị bao vây cấm vận, liên tục bị quấy phá bởi các lực lượng vũ trang khủng bố Nga đã vực lại nền kinh tế nhờ giá dầu mỏ lên cao nhất lịch sử (đỉnh điểm 140$/thùng trước khủng hoảng 2008 - xem thêm biểu đồ Usoil) bởi phần lớn GDP của Nga đến từ xuất khẩu dầu và khí đốt
—>> giá dầu tăng cao trong giai đoạn này có phần may mắn cho Nga bởi nhờ vậy Nga từng bước khôi phục lại nền kinh tế và vị thế cường quốc trên trường quốc tế (Gia nhập khối G8)
- Sự kiện 11/9/2001 là bước ngoặt lớn thứ 2 trong sự nghiệp chính trị của Putin, ngay sau sự kiện tổng thống Nga đã gửi điện đàm chia buồn với tổng thống mỹ và rơi nước mắt, những giọt nước mắt quý hơn vàng của Putin khi đó đã mang lại góc nhìn thân thiện hơn từ phía Mỹ cùng tuyên bố ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố đã góp công lớn giúp nước Nga thoát khỏi tình trạng cấm vận từ Mỹ và các nước đồng minh
—>> thoát cấm vận và giảm tối đa sự đề phòng từ phía Mỹ là bước tiến quan trọng để Nga yên bề phát triển kinh tế khôi phục vị thế
- 3/2014, Sự kiện Đảo chính Ukraina và Nga sáp nhập bán đảo Krym thần tốc không tiếng súng là một đòn mạnh với phương tây khi họ đã không đánh giá hết thực lực của quân đội Nga và khiến các nước phương Tây dè chừng hơn, hơn ai hết họ hiểu rằng việc gỡ bỏ các lệnh cấm vận với Nga trước đó là 1 sai lầm tai hại. Ngay lập tức chính quyền phương tây đã chỉ trích thậm tệ và áp dụng ngay các lệnh trừng phạt tuy nhiên lúc này nền kinh tế Nga đã phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng cuối thế kỉ 20 cùng với những đường ống dẫn khí từ Nga sang Châu Âu khi đó đã đặt Nga vào 1 vị thế mạnh mẽ hơn trước rất nhiều và các lệnh trừng phạt không còn là vấn đề quá lớn của Nga
-->> Việc sáp nhập Krym là 1 bước đi quan trọng của Nga, đây là 1 bán đảo có vị trí địa lý cực kì quan trọng việc kiểm soát Krym sẽ tăng thêm sức mạnh cho Hạm đội Hải quân của Nga tại Biển đen - đây là 1 biển kín nằm giữa châu âu và châu á, việc kiểm soát biển đen sẽ giúp Nga tăng cường tầm ảnh hưởng đến khu vực đông nam châu âu và khu vực trung đông nhiều dầu mỏ
- Sau sự kiện Krym, đứng trước vòng bao vây cấm vận của phương tây Nga chủ trương "giảm sức ảnh hưởng của đồng bạc xanh" thông qua dự trữ ngoại hối, tăng dự trữ vàng (liên tục nhập khẩu vàng suốt giai đoạn 2015 đến nay và đạt mức dự trữ 2300 tấn vàng đứng thứ 4 thế giới sau mỹ - 8133 tấn, đức 3354 tấn, italia 2451 tấn) tăng cơ cấu tỷ trọng dự trữ EUR lên 40%, CNY lên 30%, Vàng lên 20% và giảm dần USD về 0%, đồng thời tăng cường thương mại song phương với Trung Quốc, sử dụng đồng nội tệ của 2 quốc gia để giao thương đồng thời quy đổi toàn bộ giá trị thặng dư thương mại ra vàng
- Thời tiết ngày càng khắc nghiệt ở Châu Âu là lợi thế tiếp theo khi hầu hết lượng khí đốt dùng để sưởi ấm của các quốc gia châu âu đang được vận chuyển qua hệ thống ống dẫn khí North Stream của Nga, mang lại nguồn kinh tế lớn cho Nga đồng thời đẩy cả Châu Âu vào thế "con tin mùa đông" của Nga
-->> Các chính sách kinh tế - ngoại giao khôn khéo, tiềm lực quân sự mạnh mẽ và các lợi thế "ngẫu nhiên" đã giúp nước Nga hạn chế rất nhiều ảnh hưởng từ các lệnh bao vây cấm vận và tình thế kìm kẹp quân sự của các nước phương tây.
Thời thế tạo anh hùng, thời đại này là thời đại của Putin
Ukraina là 1 quốc gia lớn ở đông âu tách ra từ Liên xô sau sự kiện Liên xô tan rã năm 1991. Hầu hết các quốc gia nhỏ sau khi tách khỏi Liên xô đều chọn thân MỸ và gia nhập khối hiệp ước quân sự Bắc Âu (NATO) để hưởng lợi từ nguồn vốn và công nghệ của Mỹ đẩy Nga vào thế bị bao vây quân sự trên cả bờ đông lẫn bờ tây biên giới. Bờ Đông là Nhật và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) và Bờ Tây là khối quân sự NATO.
Ukraina là quốc gia rộng nhất khu vực Đông Âu tách ra từ Liên xô cũ và có đường biên giới với Nga chiếm khoảng 1/2 toàn bộ đường biên giới của Nga với Châu âu và nằm rất gần khu vực các quốc gia nhiều dầu mỏ ở Trung Đông.
Ukraina có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng không thế giới, hầu hết các đường bay quan trọng từ châu âu đi đông bắc á, đông nam á, châu đại dương đều đi qua vùng trời của Ukraina. Đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Nga sang châu âu cũng đi qua vùng đất liền của Ukraina.
2. Quan điểm của Nga về vấn đề Ukraina
Từ thời tiền nhiệm của Putin quan điểm của Nga đã rất rõ ràng trong việc ngăn cản Ukraina gia nhập NATO bởi nếu để Ukraina gia nhập NATO thì Nga sẽ bị bao vây áp sát biên giới khu vực đông âu bởi lực lượng quân sự hùng mạnh của Mỹ và quân đồng minh ( thủ đô của Nga lại khá gần với khu vực biên giới này) cùng với sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương liên tục tập trận với các đồng minh Nhật - Hàn ngoài khơi phía đông sẽ tạo thành thế gọng kìm có thể tiến đánh Nga bất cứ lúc nào.
—>> bằng mọi giá không thể để Ukraina gia nhập NATO
3. Chính sách và lợi thế của Nga
- Để tránh bị vây hãm cả 2 đầu lãnh thổ rộng lớn, Nga âm thầm viện trợ công nghệ và vũ khí và đẩy Triều Tiên thành con bài chiến lược ở phía đông để cân bằng thế lực với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và ép mỹ luôn phải dàn quân ở phía Đông thay vì tập trung lực lượng ở Đông âu
- Sự phát triển bùng nổ của kỉ nguyên internet đầu thế kỉ 21 là bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế Nga. Từ một quốc gia kiệt quệ sau chiến tranh lạnh và bị bao vây cấm vận, liên tục bị quấy phá bởi các lực lượng vũ trang khủng bố Nga đã vực lại nền kinh tế nhờ giá dầu mỏ lên cao nhất lịch sử (đỉnh điểm 140$/thùng trước khủng hoảng 2008 - xem thêm biểu đồ Usoil) bởi phần lớn GDP của Nga đến từ xuất khẩu dầu và khí đốt
—>> giá dầu tăng cao trong giai đoạn này có phần may mắn cho Nga bởi nhờ vậy Nga từng bước khôi phục lại nền kinh tế và vị thế cường quốc trên trường quốc tế (Gia nhập khối G8)
- Sự kiện 11/9/2001 là bước ngoặt lớn thứ 2 trong sự nghiệp chính trị của Putin, ngay sau sự kiện tổng thống Nga đã gửi điện đàm chia buồn với tổng thống mỹ và rơi nước mắt, những giọt nước mắt quý hơn vàng của Putin khi đó đã mang lại góc nhìn thân thiện hơn từ phía Mỹ cùng tuyên bố ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố đã góp công lớn giúp nước Nga thoát khỏi tình trạng cấm vận từ Mỹ và các nước đồng minh
—>> thoát cấm vận và giảm tối đa sự đề phòng từ phía Mỹ là bước tiến quan trọng để Nga yên bề phát triển kinh tế khôi phục vị thế
- 3/2014, Sự kiện Đảo chính Ukraina và Nga sáp nhập bán đảo Krym thần tốc không tiếng súng là một đòn mạnh với phương tây khi họ đã không đánh giá hết thực lực của quân đội Nga và khiến các nước phương Tây dè chừng hơn, hơn ai hết họ hiểu rằng việc gỡ bỏ các lệnh cấm vận với Nga trước đó là 1 sai lầm tai hại. Ngay lập tức chính quyền phương tây đã chỉ trích thậm tệ và áp dụng ngay các lệnh trừng phạt tuy nhiên lúc này nền kinh tế Nga đã phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng cuối thế kỉ 20 cùng với những đường ống dẫn khí từ Nga sang Châu Âu khi đó đã đặt Nga vào 1 vị thế mạnh mẽ hơn trước rất nhiều và các lệnh trừng phạt không còn là vấn đề quá lớn của Nga
-->> Việc sáp nhập Krym là 1 bước đi quan trọng của Nga, đây là 1 bán đảo có vị trí địa lý cực kì quan trọng việc kiểm soát Krym sẽ tăng thêm sức mạnh cho Hạm đội Hải quân của Nga tại Biển đen - đây là 1 biển kín nằm giữa châu âu và châu á, việc kiểm soát biển đen sẽ giúp Nga tăng cường tầm ảnh hưởng đến khu vực đông nam châu âu và khu vực trung đông nhiều dầu mỏ
- Sau sự kiện Krym, đứng trước vòng bao vây cấm vận của phương tây Nga chủ trương "giảm sức ảnh hưởng của đồng bạc xanh" thông qua dự trữ ngoại hối, tăng dự trữ vàng (liên tục nhập khẩu vàng suốt giai đoạn 2015 đến nay và đạt mức dự trữ 2300 tấn vàng đứng thứ 4 thế giới sau mỹ - 8133 tấn, đức 3354 tấn, italia 2451 tấn) tăng cơ cấu tỷ trọng dự trữ EUR lên 40%, CNY lên 30%, Vàng lên 20% và giảm dần USD về 0%, đồng thời tăng cường thương mại song phương với Trung Quốc, sử dụng đồng nội tệ của 2 quốc gia để giao thương đồng thời quy đổi toàn bộ giá trị thặng dư thương mại ra vàng
- Thời tiết ngày càng khắc nghiệt ở Châu Âu là lợi thế tiếp theo khi hầu hết lượng khí đốt dùng để sưởi ấm của các quốc gia châu âu đang được vận chuyển qua hệ thống ống dẫn khí North Stream của Nga, mang lại nguồn kinh tế lớn cho Nga đồng thời đẩy cả Châu Âu vào thế "con tin mùa đông" của Nga
-->> Các chính sách kinh tế - ngoại giao khôn khéo, tiềm lực quân sự mạnh mẽ và các lợi thế "ngẫu nhiên" đã giúp nước Nga hạn chế rất nhiều ảnh hưởng từ các lệnh bao vây cấm vận và tình thế kìm kẹp quân sự của các nước phương tây.
Thời thế tạo anh hùng, thời đại này là thời đại của Putin