Don Jong Un
Địt xong chạy


Tuy Đài Loan không thể trực tiếp tham gia Đại hội Y tế Thế giới (WHA), nhưng cả chính phủ và các tổ chức dân sự vẫn kiên trì tổ chức các diễn đàn quốc tế bên lề sự kiện. Cựu Phó tổng thống Trần Kiến Nhân đã tham gia diễn đàn do Quỹ Liên hiệp Thế giới Đài Loan (STUF) tổ chức với vai trò diễn giả, giới thiệu đến thế giới về hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân của Đài Loan, nhận được phản hồi nồng nhiệt từ người tham dự. Ông nhiệt tình trả lời mọi câu hỏi và nhấn mạnh rằng từ kinh nghiệm Đài Loan có thể thấy, một xã hội dân sự vững mạnh là một trong những yếu tố then chốt tạo nên và cải tiến hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia.
Quỹ STUF cùng Hội đồng Y tế Toàn cầu (Global Health Council – GHC) đồng tổ chức một diễn đàn toàn cầu bên lề WHA, tập trung vào chủ đề “Chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Health Coverage)”. Diễn đàn bắt đầu với phần trình bày của Giáo sư Vincent Rollet – người đến từ châu Âu và đã giảng dạy nhiều năm tại Đại học Ngoại ngữ Văn Tảo ở Đài Loan – về tình hình chăm sóc sức khỏe toàn dân trong Liên minh châu Âu.
Ông Rollet chỉ ra rằng có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia thành viên EU. Ví dụ, ở Malta, Bồ Đào Nha và Bulgaria, bệnh nhân phải tự chi trả chi phí rất cao; trong khi đó, tại Thụy Điển và Ireland, chỉ có chưa đến 2% hộ gia đình gặp khó khăn tài chính khi tiếp cận y tế. Tính chung, châu Âu vẫn còn khoảng 11 triệu người không thể tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời, với tỷ lệ dân số không được đáp ứng nhu cầu y tế ở Estonia là 13%, Hy Lạp 11%, Phần Lan 7%. Những yếu tố chính ảnh hưởng là chi phí điều trị, khoảng cách địa lý và thời gian chờ đợi.
So sánh với tình hình đó, cựu Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân cho biết, Đài Loan đã thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân được 30 năm, và hiện nay tỷ lệ bao phủ đạt tới 99,9%. Nhiều người tham dự rất ấn tượng với kinh nghiệm của Đài Loan.
Bà Sarah Onyango, cán bộ của tổ chức phi lợi nhuận Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế (PSI), phụ trách mảng cải thiện sức khỏe người dân ở các quốc gia đang phát triển, bà đã hết lời ca ngợi mô hình Đài Loan: “Ở hầu hết các nước của chúng tôi, cả cá nhân và cộng đồng đều phải tự trả chi phí y tế rất cao, khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo cùng cực. Vì vậy, tôi rất vui khi được nghe về mô hình của Đài Loan – cách mà họ xây dựng một hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân để bảo vệ mọi tầng lớp thu nhập. Tôi tin rằng các nước châu Phi có thể học hỏi rất nhiều từ Đài Loan. Kinh nghiệm đó thực sự thiết thực và khả thi.”
Ngay sau đó, bà Sarah hỏi ông Trần Kiến Nhân rằng, chi phí cho việc tự chăm sóc sức khỏe (Self-Care) ở Đài Loan có được bảo hiểm chi trả hay không. Các đại biểu khác cũng đặt câu hỏi liên quan đến việc liệu chi phí chăm sóc răng miệng, y tế tuyến cơ sở và chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care), có nằm trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế Đài Loan hay không.
Ông Trần Kiến Nhân đã cởi mở và tận tình giải đáp mọi câu hỏi, đồng thời tiết lộ một yếu tố cốt lõi giúp xây dựng nên hệ thống bảo hiểm y tế hiện tại của Đài Loan. Ông nói: “Vào đầu những năm 1990, Đài Loan đã trở thành một quốc gia dân chủ đầy năng động. Khi đó, rất nhiều người trong xã hội dân sự – từ công nhân, nông dân đến ngư dân – đã đứng lên yêu cầu thành lập hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Tôi cho rằng, dựa trên kinh nghiệm của mình, sự ra đời của hệ thống này là nhờ có tiếng nói của xã hội dân sự, kêu gọi chính phủ thúc đẩy bảo hiểm y tế toàn dân. Người dân đã phải đứng lên và nói, ‘Chúng tôi cần điều này’, điều đó thực sự rất quan trọng.”
Ông Trần Kiến Nhân cũng chia sẻ rằng, trước năm 1995, Đài Loan có 13 loại bảo hiểm xã hội khác nhau, nhưng tỷ lệ bao phủ y tế chỉ dưới 60%. Đến nay, khi tỷ lệ bao phủ đã gần đạt 100%, người dân chính là nhân tố không thể thiếu. Một xã hội dân sự mạnh mẽ chính là yếu tố quyết định giúp tạo ra và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân của Đài Loan