Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng


Nhiều người châu Âu và Ukraine lo ngại ông Trump sẽ tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với những thỏa thuận có lợi cho Nga, nhất là sau khi nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu hôm 18/2, rằng Ukraine gây ra cuộc xung đột với Nga.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết việc chấm dứt chiến sự sẽ là "chìa khóa mở ra cánh cửa" cho "các mối quan hệ đối tác kinh tế có thể mang ý nghĩa lịch sử"
Ông đồng tình với người đồng cấp Lavrov khi ngụ ý nói rằng Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga như một phần của thỏa thuận như vậy. "Có những lệnh trừng phạt được áp đặt do cuộc xung đột này. Tôi muốn nói với các bạn rằng, để chấm dứt bất kỳ cuộc xung đột nào, tất cả các bên đều phải nhượng bộ", ông Rubio nói.
Đối với Điện Kremlin, một sứ giả quan trọng rất hợp với tư duy kiếm tiền của ông Trump là ông Dmitriev, một người thân cận của Tổng thống Putin và là cựu chủ tịch ngân hàng, người chuyên phát triển các dự án kinh doanh của Nga trên khắp thế giới.
Ông có mối quan hệ thân thiết với Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman. Ông cũng là người thúc đẩy việc phát triển và phân phối vắc-xin ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga trên toàn cầu.
Năm 2016, ông Dmitriev được cho là đã dùng các mối quan hệ kinh doanh để xây dựng kênh liên lạc bí mật với ông Trump nhằm "hòa giải" giữa Nga và Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, sự hòa giải đó không bao giờ xảy ra.
Lần này, ông Dmitriev may mắn hơn. Ông Steve Witkoff, đặc phái viên Trung Đông của Tổng thống Trump, đã khen ngợi vai trò của ông Dmitriev và Thái tử bin Salman Mohammed trong việc dàn xếp để Nga trả tự do cho giáo viên người Mỹ Marc Vogel gần đây.
Trong cuộc đàm phán ngày 18/2, ông Dmitriev là một thành viên của phái đoàn Nga. Ông dùng các cuộc phỏng vấn với truyền thông phương Tây để nhấn mạnh cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga và ở Bắc Cực.
“Con đường kinh tế hỗ trợ ngoại giao, hỗ trợ trao đổi, mang lại chiến thắng chung, thành công chung. Và chúng tôi thấy Tổng thống Trump tập trung vào việc đạt được thành công”, ông Dmitriev nói.
Ông cho biết các công ty dầu mỏ của Mỹ đã “thực sự hưởng lợi từ ngành dầu mỏ của Nga”. “Chúng tôi tin rằng vào thời điểm nào đó, họ sẽ quay trở lại”, ông nói.
Tài liệu mà ông Dmitriev mang đến cuộc hội đàm ngày 18/2 với đoàn Mỹ cho thấy những ngành công nghiệp chịu lỗ nhiều nhất khi các công ty Mỹ rời thị trường Nga là “Công nghệ thông tin và truyền thông” - ở mức 123 tỷ USD, “Tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe” – với 94 tỷ USD.