Đại biểu Bế Trung Anh: 'Nhiều ngành nghề vượt lên, để lại giáo viên với đồng lương không đủ trang trải'

huyhoangky

Trẩu tre

'Nhiều ngành nghề vượt lên, để lại giáo viên với đồng lương không đủ trang trải'​

Đại biểu Bế Trung Anh trăn trở khi nhiều ngành nghề đã vượt lên, để lại các thầy cô "ngơ ngác với đồng lương ổn định ở mức không đủ trang trải".

"Con chúng ta và tương lai đất nước được quyết định bởi những con người mà chúng ta đang xây dựng luật để bảo vệ - các thầy cô giáo", đại biểu Bế Trung Anh (đoàn Trà Vinh) nói khi phát biểu tại Quốc hội sáng 6/5, thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.

Theo ông, xã hội nào cũng tồn tại một tầng lớp đại diện cho các giá trị nền tảng. Nếu như thời kỳ vệ quốc, đó là hình tượng Bộ đội Cụ Hồ, thì ngày nay, sứ mệnh cao cả ấy nên trao cho 1,6 triệu giáo viên - những người đang ngày đêm miệt mài trong các ngôi trường, rèn đức luyện tài cho thế hệ tương lai.

Trích dẫn lời Nelson Mandela rằng "muốn quốc gia suy vong, chỉ cần hạ thấp nền giáo dục" và nhận định của Real Roicing "Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao hơn chất lượng đội ngũ giáo viên của nó", ông Trung Anh nhấn mạnh: sự hưng vong của quốc gia phụ thuộc vào giáo dục, và chất lượng giáo dục thì phụ thuộc vào giáo viên.

"Nếu đã xác định như vậy thì đừng dành cho nhà giáo khái niệm ưu đãi. Những nhà giáo chân chính không cần đặc quyền, họ cần sự công nhận đúng đắn và đãi ngộ xứng đáng với vị trí đặc biệt của mình", ông nói.

Đại biểu Bế Trung Anh. Ảnh: Hoàng Phong
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 433.115px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Đại biểu Bế Trung Anh. Ảnh: Hoàng Phong

Đại biểu Bế Trung Anh. Ảnh: Hoàng Phong

Đại biểu Bế Trung Anh cho rằng trước đây giáo viên được tôn trọng vì có thể sống thanh sạch và toàn tâm với nghề. Khi ấy, xã hội chưa có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt, các ngành nghề khác chưa vươn lên nhanh chóng. Nhưng ngày nay, "nhiều ngành nghề đã vượt lên, để lại thầy cô ngơ ngác với đồng lương ổn định nhưng không đủ sống".

Để duy trì nghề và giữ lòng tự trọng, nhiều giáo viên buộc phải làm thêm như bán hàng online, chạy xe ôm, làm môi giới bất động sản. "Hình ảnh đó liệu có còn khiến học sinh ngưỡng mộ, kính trọng thầy cô như xưa? Xã hội khó có thể trân quý một người không toàn tâm toàn ý với nghề - đặc biệt là nghề dạy người", ông thẳng thắn.

Nỗi trăn trở "làm sao để kiếm thêm khi lương không đủ sống" đã len lỏi vào tâm trí nhiều giáo viên và dần trở thành vấn đề nhãn tiền với toàn xã hội. Điều này, theo đại biểu Trung Anh, đòi hỏi một lời giải không chỉ từ ngành giáo dục mà từ cả hệ thống chính sách. "Luật Nhà giáo phải có sứ mệnh khôi phục danh xưng và vị trí xứng đáng cho các thầy cô. Nếu giáo viên là người chuẩn bị cho thế hệ sáng tạo, định hình tương lai đất nước thì chính họ cũng phải được bảo vệ, được khuyến khích sáng tạo", ông nói.

Lương khởi điểm giáo viên cần cao hơn công chức hành chính

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng quy định trong dự luật về việc "lương giáo viên cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp" là chưa rõ ràng và có thể gây khó khăn trong việc triển khai. "Nếu không quy định cụ thể mức khởi điểm, khi xếp lương sẽ thiếu cơ sở", ông nói và đề nghị bổ sung nguyên tắc: lương khởi điểm của giáo viên phải tối thiểu cao hơn từ 1 đến 2 bậc so với công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo.

Ông Hùng cũng cho rằng các chính sách hỗ trợ nhà giáo tại vùng khó khăn còn chung chung, thiếu tính ràng buộc, giao nhiều cho địa phương nên dễ dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa các khu vực. Ông đề xuất cụ thể hóa các chế độ hỗ trợ như phụ cấp vùng, hỗ trợ nhà ở, đi lại, thay vì chỉ nêu ở dạng nguyên tắc.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) cho biết nhiều chính sách ưu đãi cho giáo viên đã được quy định trong các văn bản dưới luật, như thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2023. Để tránh trùng lặp hoặc chồng chéo, dự thảo Luật Nhà giáo nên bổ sung quy định giao Chính phủ rà soát toàn bộ chính sách ưu đãi hiện hành, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong quá trình triển khai.

"Ngoài ra, cần quan tâm đến đội ngũ nhân viên phục vụ giáo dục như thư viện, thiết bị, văn thư, kế toán - những người tuy không trực tiếp giảng dạy nhưng đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của nhà trường", nữ đại biểu nói.


Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.333px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
 

Có thể bạn quan tâm

Top