Đại biểu QH : 'Tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa 200 triệu đồng mới đủ răn đe' , mức hiện tại vẫn thấp

vẫn quá thấp, ko đủ tính răn đe. Nâng mẹ lên vi phạm lỗi bất kỳ lần 1 phạt 2 tỷ, lần 2 tịch thu nhà cửa xe cộ, dùng những thứ tịch thu này làm phần thưởng cho cán bộ phát hiện vi phạm, các đồng chí làm việc rất là vất vả cần có sự động viên phù hợp. Lần 3 cho đi tù. Khi đi tù rồi chúng ta có thể áp dụng cơ chế cho phạm nhân được hiến tặng nội tạng để giảm án tù, qua đó thể hiện tính nhân văn của đởn và nhà đất ta
 
Vấn đề là cắn bụ làm không nghiêm chứ không phải mức phạt thấp. Lỗi 20tr thì tàu nhanh 5tr cho pikachu là được đi.

Rồi làm luật xe công xe quá khổ quá tải ảnh hưởng tới tính mạng người đi đường. Rồi pikachu gài bẫy các kiểu. Dân tỉnh lên thành phố lạ nước lạ cái kiểu gì chả dính bẫy. Mấy cái này thì không thấy khắc phục chỉ nhăm nhe đe ra phạt.
Đợt này thiếu tiền, đói ăn nên vẽ đủ thứ, cố moi móc thêm 😮‍💨
 

'Tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa 200 triệu đồng mới đủ răn đe'​

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề xuất mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ 75 lên 150-200 triệu đồng để tăng sức răn đe.

Chiều 16/5, tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Phó giám đốc Công an tỉnh Đăk Lăk, cho biết sau 14 năm thi hành, luật hiện hành bộc lộ nhiều bất cập. Mức phạt hành chính còn thấp, chưa tạo sức răn đe, nhất là với những trường hợp vi phạm có tính chất nghiêm trọng, hoặc cố tình tái phạm.

"Khi theo dõi truyền thông, tôi thấy nhiều lái xe cố tình đi ngược chiều trên cao tốc - nơi các phương tiện di chuyển với tốc độ cao, mật độ lớn. Chỉ cần một xe đi ngược chiều có thể gây hậu quả thảm khốc", bà nói.

Theo nữ đại biểu, mức phạt tối đa 75 triệu đồng như quy định tại Nghị định 168 mới ban hành vẫn chưa đủ mạnh. Tuyên truyền, giáo dục ý thức người tham gia giao thông là biện pháp bền vững, nhưng nếu mức phạt quá nhỏ "thì người vi phạm sẽ sẵn sàng tái phạm ở các mức độ khác nhau".

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 335px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp, thì đề nghị cơ quan soạn thảo "tính đến túi tiền của người dân". "Mức xử phạt cao là cần thiết với hành vi nguy hiểm, nhưng cần phân biệt rõ giữa lỗi vô tình và cố ý để có chế tài phù hợp", ông nói.


Theo ông Hòa, 6 thành phố trực thuộc Trung ương được đề xuất áp dụng mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông từ 75 triệu lên 150 triệu đồng. Tuy nhiên mức phạt này chỉ nên áp dụng cho tài xế ôtô. Người đi xe máy, tài xế thuê xe dịch vụ, nếu bị phạt tối đa "thì chỉ có thể bán xe mới đủ nộp phạt".

"Nhiều người sống bằng xe - đó là phương tiện lao động, là cần câu cơm. Phạt cao quá có thể khiến họ phải bỏ xe, rất đau lòng", ông Hòa nói.

Khó xác định ranh giới nội thành để áp dụng mức phạt gấp đôi

Ban soạn thảo đề xuất cho phép áp dụng mức phạt hành chính tối đa gấp đôi so với quy định chung tại khu vực Hà Nội và nội thành 5 thành phố trực thuộc Trung ương khác. Tuy nhiên, đại biểu Đỗ Đức Hiển, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng sau quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính, khái niệm "nội thành" sẽ không còn rõ ràng như trước.

"Trước đây, nội thành thường được hiểu là các quận trung tâm. Nhưng hiện nay, nhiều địa phương như TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đang sáp nhập hoặc điều chỉnh địa giới. Khi đó, nội thành của TP HCM được xác định như thế nào cũng chưa rõ", ông nói.

Vì vậy ông đề xuất trước mắt giữ nguyên quy định xử phạt theo Luật Thủ đô, chưa mở rộng áp dụng phạt gấp đôi cho các thành phố khác. Sau khi sắp xếp xong đơn vị hành chính, có cơ sở pháp lý và thực tiễn thì mới quyết định.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đồng tình với quan điểm này vì tới đây các thành phố lớn như TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đều có thể sáp nhập địa phương khác. "Có nơi chỉ cách nhau một con đường, bên này bị xử phạt gấp đôi, bên kia thì không. Ranh giới hành chính không rõ ràng rất dễ gây bất cập trong thực thi", ông nêu quan điểm.
Đúng là bậc kỳ tài, lương đống nước nhà, cần bảo tồn
Bái phục bái phục
Đm. Những thằng lol ca ngợi C.A trị chống mắt lên mà xem 😆.
Lãnh đụ là Một thằng tiểu nhân có ý chí lớn thì nó chỉ phá tàn mạt xã hội thôi.
 

Có thể bạn quan tâm

Top