Thành thực xin lỗi chúng mày. Có thể kiến thức của tao còn hạn chế nên mong chúng mày đại xá.
Tao chưa đủ tầm để xếp xem ai là đại gia nhất VN. Nhưng có thằng so sánh Tăng Minh Phụng và anh cu Đông Âu với nhau thì tao thấy rất khập khiễng.
Quay lại chút bối cảnh lịch sử nhé:
1. Thời anh Phụng (1992-1996):
- Toàn ngân hàng của nhà nước nên xoay sở vốn rất khó, thủ tục loằng ngoằng, vay về được 10 đồng thì đi đêm chắc 2 đồng là nhẹ.
- Hàng lang pháp lý đéo có:
+ Chưa có luật lệnh về quy hoạch xây dựng nên anh Phụng chỉ có thể ôm đất mà không thể xây cất gì được
+ 1995: Bộ KH&ĐT mới chuyển từ Ủy ban Kế hoạch NN sang, chả dám quyết gì
+ Sau ĐH đảng 1986 có 10 năm, Liên Xô và Đông Âu vừa sập, mới bình thường hóa đc 1 thời gian, đường lối chính trị còn mù mờ
- Dân lúc đó nghèo (đến ĐH đảng năm 96, VN mới cơ bản thoát nghèo)
2. Anh cu Đông Âu (từ 2003):
- Ngân hàng tư nhân, cổ phần nhiều hơn quán trà đá, móc nhau cái là có hồ sơ vay vốn (Đọc thêm vụ anh Thắm Thối)
- Hành lang pháp lý manh nha có, lại còn lỏng lẻo, chưa siết chặt như vây giờ (nếu không muốn nói là phái Đông Âu đẻ ra hành lang pháp lý rồi nhào nặn theo ý mình). Đinh hướng kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng XHCN quá tuyệt vời
- Một lực lượng trung lưu ra đời và trưởng thành từ cơ chế mở, có tiền để đầu tư
Mời chúng mày thẩm!
Mày nói cũng có những ý đúng, nhưng Tăng Minh Phụng vấn đề cốt lõi tao nói chỉ dừng lại ở mức đầu cơ, chờ thờ, không hơn không kém.
Thứ 2 là cán cân tài chính của ông không đủ mạnh, dựa vào vốn vay là chủ yếu, nên gặp khủng hoảng, giá đất lao đao, thì chết cũng là điều đương nhiên, thời nào cũng thế, cái này thì không phải bàn cãi nữa.
Thứ 3, hành lang pháp lý cứng thời đó chưa rõ ràng, nó là hạn chế nhưng cũng là điểm thuận lợi để người ta phát huy những hành lang pháp lý mềm, nên ko coi đó là hạn chế dc, dễ khó tùy vào cách vận dụng của mỗi cá nhân và tiền cũng dễ kiếm nhất vào thời điểm tranh tối tranh sáng.
Thứ 4 , việc TMP không xây cất dc gì vào thời đó là chuyện của ông ta chứ không phải lỗi cơ chế, quy hoạch gì cả. Tp lúc đó cơ sở hạ tầng yếu kém, việc phát triển một tòa nhà cao tầng, khu đô thị hay cụm đô thị là việc làm dc ủng hộ mạnh mẽ, dấu ấn là Diamond hay Sài Gòn Centre, mày phải biết Phú Mỹ Hưng người ta lập đề án đầu tư vào sài gòn vào đầu những năm 90, nếu không có tầm nhìn của chủ đầu tư và sự ủng hộ của TƯ , Tp thì sẽ không có một khu đô thị hoàn chỉnh đẹp nhất Vn thời điểm hiện tại.
Thứ 5, Sau này tòa nhà 81 tầng, những khu đô thị ,trường học, khu vui chơi giải trí của PNV vẫn còn đấy. Chu Hỏa giờ là người thiên cổ rồi nhưng Dinh Thự, Bệnh Viện , nhà cửa, đền đài ông xây dựng khắp Sg cách đây hàng trăm năm vẫn sừng sững thách thức với thời gian. TMP có gì? Dấu ấn của TMP là gì?Đến cái đề án cũng ko có chứ đừng nói tạo ra một sản phẩm làm gia tăng giá trị Bđs, những khu đất của lão ở Thảo Điền hay bên Phường Bình an dọc sông sg ngày xưa đúng là cái ao rau muống, sau này bán đấu giá và giờ mấy chủ đầu tư mơi cũng xây dựng nát bét qh.
Thứ 6.Đội đông âu đầu tư về sớm hơn chứ không phải tận tới năm 2003, 2003 như mày nói là làn sóng thứ 2 rồi.đội này toàn là tầng lớp thông minh, học giỏi, vận dụng cơ chế tốt, có tầm nhìn. Đầu tư đa dạng, bđs, tài chính, ngân hàng , hàng không, sản xuất đầy đủ cả. Phải thừa nhận là họ có nền tảng tài chính tốt, biết vận dụng cơ chế để làm ăn. Tao nhớ không nhầm thì từ năm 1999 lão Vo va đã khảo sát đảo hòn Tre, xây Vinpearl, lúc ấy lão mới 30 tuổi, mà nguồn lực tài chính, tầm nhìn đã vãi đái vậy thì việc lão giàu nhất Vn cũng là điều dễ hiểu.