Có Hình [Đam mê Trade vào hết đây] Giới thiệu cm kênh Đầu tư Hàng hóa phái sinh đã được nhà nước cấp phép và quản lý

[Thông tin thịt trường]
Hungary phân bổ kinh phí để đảm bảo cung cấp ngũ cốc Ukraine cho châu Phi
Theo hãng tin Apk-Inform, Hungary sẽ phân bổ khoảng 3.5 triệu USD để đảm bảo cung cấp ngũ cốc từ Ukraine sang châu Phi như một phần trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Péter Szijjártó tuyên bố trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Congo, Christophe Lutundula Apala.

Ông cho biết Hungary sẽ tài trợ cho việc vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine đến châu Phi có trị giá khoảng 3.5 triệu USD như một phần trách nhiệm của mình.

 
[KIM LOẠI]
Đà tăng của nhóm kim loại quý chững lại, đồng và quặng sắt tiếp tục là điểm sáng của thị trường
Thị trường kim loại kết thúc phiên giao dịch 10/01 với một diễn biến phân hóa giữa các mặt hàng. Với nhóm kim loại quý, giá vàng gần như đi ngang với mức tăng rất nhẹ chỉ 0.05% lên 1872.48 USD/ounce. Trái lại, giá bạc và giá bạch kim giảm gần 0.9% về lần lượt là 23.67 USD/ounce và 1076.6 USD/ounce.

Đà tăng của nhóm kim loại quý bắt đầu cố dấu hiệu chậm lại, khi mà các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi số liệu lạm phát của Trung Quốc và Mỹ. Trong bài phát biểu mới nhất của mình, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, tiếp tục nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc ổn định giá cả, tuy nhiên ông không đưa ra bất kỳ manh mối trực tiếp nào về hướng đi chính sách của Fed trong thờ gian tới. Đồng USD hồi phục cùng với việc dòng tiền tiếp tục chảy về thị trường chứng khoán, cũng gây áp lực không nhỏ tới đà tăng của nhóm kim loại quý.

Với nhóm kim loại cơ bản, giá các mặt hàng được tiêu thụ nhiều bởi Trung Quốc như đồng, nhôm, và quặng sắt đều tăng tích cực. Giá đồng tăng 1.27% lên 4.08 USD/pound, và đang ở mức cao nhất trong gần 7 tháng sau bốn phiên tăng liên tiếp. Giá quặng sắt cũng tăng 1.67% lên 120 USD/tấn. Sự tăng trưởng của cả hai kim loại này đều gắn liền vào kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, khi mà Chính phủ nước này ban hành nhiều chính sách có lợi hơn với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn tiêu thụ các kim loại cơ bản như xây dựng.

Giá đồng đang bật tăng mạnh mẽ hơn giá quặng sắt trong các phiên gần đây, bởi trước đó phần lớn các tin tích cực đã phản ánh vào giá quặng sắt. Bên cạnh đó, nhu cầu chuyển đổi năng lượng xanh cũng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ đối với đồng. Rất nhiều quốc gia như Mỹ và Ấn Độ đang cạnh tranh với Trung Quốc trong chuỗi sản xuất pin khiến cho nhu cầu của rất nhiều các kim loại khác nhu niken, chì, kẽm cũng tăng lên.

 
[Thông tin thịt trường]
EIA báo cáo tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng mạnh, ngược lại với dự báo giảm của thị trường

Thông tin tồn kho dầu thô thương mại Mỹ tăng mạnh gần 19 triệu thùng, lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng nhiều khả năng sẽ trở thành yếu tố "bearish", tạo sức ép lên giá của mặt hàng này trong ngắn và trung hạn. Đối với ngô, tồn kho ethanol giảm tuần thứ 2 liên tiếp trong khi sản lượng hàng ngày đảo ngược chuỗi giảm 4 tuần lại là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ ngô đang được cải thiện và là yếu tố hỗ trợ giá.

 
[Thông tin thị trường]
Triển vọng tiêu thụ của Trung Quốc đưa giá dầu lên mức cao nhất trong vòng một tuần
Động lực mạnh nhất thúc đẩy thị trường vẫn là việc Trung Quốc đẩy mạnh mua dầu thô ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiều ước tính tích cực được đưa ra và ngày càng củng cố kỳ vọng nhu cầu của nhà nhập khẩu số một thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, và có thể sớm hơn so với dự báo trước đó là quý II.

Cụ thể, tổng doanh số bán xe chở khách của Trung Quốc ước tính sẽ tăng 5% vào năm 2023 và nhu cầu đi lại hồi phục sẽ là một yếu tố thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu. Các nhà phân tích tin rằng, các thông tin xoay quanh Trung Quốc sẽ là động lực của thị trường dầu thô trong quý I của năm nay.

Sự lạc quan của thị trường làm lu mờ các số liệu từ báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Tồn kho dầu thô thương mại và xăng lần lượt tăng 19 triệu thùng và 4.1 triệu thùng, và đều cao hơn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) cũng như các dự đoán trước đó. Đây là mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2/2021 và là mức tăng lớn thứ ba được ghi nhận trừ trước tới nay.

Tốc độ giảm của tồn kho dầu thuộc kho Dự trữ chiến lược (SPR) cũng đã chậm lại khi chỉ thấp hơn 800,000 thùng. Trái lại, tồn kho nhiên liệu chưng cất giảm 1.1 triệu thùng, mạnh hơn nhiều so với các dự đoán.

Nguyên nhân cho việc tồn kho dầu thô tăng mạnh, trong khi tồn kho các sản phẩm lọc dầu không có mức tăng tương tự có thể xuất phát từ việc các máy lọc dầu chậm khôi phục sản xuất sau khi các hoạt động sản xuất bị gián đoạn vì tình trạng đóng băng và thời tiết lạnh giá. Tổng các sản phẩm được cung cấp, một thước đo phản ánh tiêu thụ thực tế ở Mỹ, tiếp tục giảm về 17.63 triệu thùng/ngày, và cũng thấp hơn mức trung bình 4 tuần gần nhất.

Những số liệu có phần tiêu cực này đã không làm hạn chế đà tăng của giá dầu trong phiên tối qua. Thị trường cũng lo ngại về nguồn cung của Nga, khi Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục áp dụng thêm các lệnh trừng phạt đối với Moscow. EIA cho biết lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga bằng đường biển vào ngày 5/2 sẽ đáng lo ngại hơn hơn so với lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga thực hiện vào tháng 12 năm ngoái.
 
[ĐẬU TƯƠNG]
Giá đậu tương có thể tăng trở lại vùng 1520 do các sở giao dịch ngũ cốc tại Argentina đồng loạt hạ triển vọng sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của nước này.
Sở Giao dịch Ngũ cốc Rosario (BCR) đã hạ dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của Argentina xuống còn 37 triệu tấn, thấp hơn tới 12 triệu tấn so với dự báo trước đó. Đây là hệ quả của việc nước này phải đối mặt với đợt hạn hán kỷ lục trong vòng 60 năm, khiến rất nhiều diện tích gieo sạ dự kiến không được hoàn thành và năng suất cây trồng sụt giảm. Theo BCR, nông dân Argentina buộc phải kết thúc sớm việc gieo trồng đậu tương, với tổng diện tích chỉ đạt 16 triệu héc-ta, thấp hơn 1.1 triệu héc-ta so với dự kiến. Bên cạnh đó, tuy chưa ngay lập tức cắt giảm số liệu dự báo, nhưng Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) cũng đưa ra một kịch bản rất tiêu cực cho mùa vụ tại Argentina. Theo đó, nếu như tình trạng khô hạn vẫn tiếp diễn, sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của nước này có thể giảm tới 25% so với dự báo tháng 09 của BAGE xuống còn 35.5 triệu tấn, thậm chí thấp hơn so với dự báo mới nhất của BCR. Nhìn chung, mùa vụ của Argentina đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và thiệt hại về sản lượng sẽ không hề nhỏ. Vì vậy, nguồn cung từ quốc gia Nam Mỹ này trong niên vụ 22/23 sẽ bị thắt chặt đáng kể và đây sẽ là yếu tố “bullish” trong dài hạn đối với giá đậu tương.
Đối với báo cáo WASDE được công bố tối nay, hiện sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của Argentina được các nhà phân tích dự đoán ở mức 46.7 triệu tấn, thấp hơn 2.8 triệu tấn so với số liệu chính thức trong báo cáo WASDE tháng 12. Nhiều khả năng trong báo cáo tối nay, USDA cũng sẽ cắt giảm sản lượng đậu tương của Argentina, nhưng sẽ không quá mạnh tay như BCR. Do đó, chúng tôi cho rằng số liệu trong báo cáo WASDE tối nay cũng sẽ hỗ trợ cho đà tăng của giá đậu tương.
Nhận định: Bất chấp sự khác biệt giữa số liệu trong báo cáo WASDE đêm nay so với dự đoán của thị trường, chúng tôi cho rằng giá đậu tương sẽ vẫn duy trì đà tăng hiện tại cho tới cuối phiên do triển vọng mùa vụ tiêu cực của Argentina. Giá có thể tăng lên vùng 1515-1520 trong phần còn lại của phiên hôm nay.

 
[Thông tin thị trường]
USDA Export Sales bán hàng ngô và lúa mì tăng giảm trái chiều trong tuần đầu tiên của năm 2023
"Việc số liệu bán hàng đậu tương không thay đổi đáng kể trong báo cáo hôm nay sẽ có ít tác động tới giá của mặt hàng này. Trong khi đó, bán hàng ngô niên vụ 22/23 giảm 20% so với tuần trước về thấp hơn so với khoảng dự đoán của thị trường sẽ là yếu tố "bearish" vì có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đối với ngô Mỹ đang suy yếu. Ở chiều ngược lại, khối lượng bán hàng lúa mì niên vụ 22/23 tăng gần gấp đôi so với tuần trước về lý thuyết sẽ mang tính "bullish" hỗ trợ giá. Tuy nhiên, số liệu bán hàng lúa mì khá gần với biên dưới của khoảng dự đoán nên nhiều khả năng tác động "bullish" của thông tin này sẽ không quá lớn".

 
[ DẦU WTI ]
Đà tăng của giá dầu có thể được duy trì khi đồng USD tiếp tục lao dốc.
Giá dầu tiếp tục giằng co xung quanh mức tham chiếu trong sáng nay, khi thị trường đón nhận các tin tức xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12 giảm 9.9% khi nhu cầu toàn cầu tiếp tục giảm, ngay cả khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã rục rịch cho chiến dịch mở cửa trở lại. Trong cả năm 2022, xuất khẩu tăng 7% lên mức kỷ lục 3,600 tỷ USD. Đối với sản phẩm dầu thô, nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm năm thứ 2 liên tiếp, do các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt của nước này đã cản trở tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu. Nhập khẩu trong cả năm đạt tổng cộng 508.28 triệu tấn, tương đương 10.17 triệu thùng/ngày, thấp hơn 0.9% so với năm 2021.
Nhập khẩu chậm lại trong phần lớn thời gian nhưng sau đó đã bắt đầu phục hồi vào tháng 10 khi Bắc Kinh chuyển sang hỗ trợ ngành bằng cách thúc đẩy mạnh xuất khẩu nhiên liệu. Chính phủ Trung Quốc đã cấp thêm hạn ngạch xuất khẩu cho các công ty lọc dầu, và động thái này đang là một tín hiệu tích cực với thị trường bởi tiêu thụ đang được cải thiện.
Một yếu tố khác cũng đang tạo động lực rất tốt cho thị trường dầu là sự suy yếu của đồng USD. Với việc lạm phát Mỹ đang hạ nhiệt trong các tháng gần đây, Fed có thể giảm tốc độ tăng lãi suất và giảm bớt sức ép lên nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Nguy cơ suy thoái giảm có thể khiến cho triển vọng tiêu thụ của thị trường dầu ngày càng sáng sủa hơn.
Chất xúc tác chính với thị trường trong phiên giao dịch cuối tuần có thể vẫn là diễn biến của đồng USD. Lăng kính kỹ thuật cho thấy chỉ số DXY đã tạo đáy mới trong vòng 6 tháng và mức hỗ trợ tiếp theo là khu vực 101.5 điểm.

Nhận định: Nhiều khả năng giá sẽ test lại cạnh trên của Bollinger Band khi đồng bạc xanh suy yếu. Nhà đầu tư có thể canh mua ở mức 78.5 USD với kỳ vọng chốt lời 79.5 USD.

 
[DẦU THÔ]
Giá Dầu Thô Tăng Do Đồng Đô La Yếu Và Sự Lạc Quan Về Nhu Cầu Năng Lượng Của Trung Quốc
Dầu thô WTI tháng 2 ( CLG23 ) vào thứ Sáu đóng cửa tăng +1,47 (+1,88%) và xăng RBOB tháng 2 ( RBG23 ) đóng cửa tăng +5,75 (+2,32%).

Giá dầu thô và xăng vào thứ Sáu đã leo lên mức cao mới trong 1 tuần và đóng cửa ở mức cao hơn vừa phải. Việc chỉ số đô la giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng rưỡi đã thúc đẩy giá năng lượng tăng. Ngoài ra, sự lạc quan rằng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên khi nước này mở cửa trở lại sau các hạn chế về đại dịch đang thúc đẩy giá dầu thô tăng. Giá dầu thô tăng nhanh vào thứ Sáu sau khi chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 1 của Đại học Michigan Hoa Kỳ tăng hơn dự kiến lên mức cao nhất trong 9 tháng.

Giá dầu thô được hỗ trợ từ các dấu hiệu nhu cầu năng lượng mạnh hơn ở Trung Quốc. Nhu cầu nhiên liệu máy bay ở Trung Quốc đã được cải thiện sau khi dữ liệu công suất từ OAG hôm nay cho thấy công suất ghế của các hãng hàng không ở Đông Bắc Á, bao gồm Trung Quốc, tăng +10,2% w/w trong tuần kết thúc vào ngày 9 tháng 1. Ngoài ra, các chuyến bay nội địa và quốc tế sẽ tăng vọt ở Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán kéo dài một tuần vào ngày 21 tháng 1 với việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại do đại dịch.
 
[ĐỒNG]
Giá đồng có thể có nhịp điều chỉnh giảm khi thị trường đánh giá lại triển vọng tiêu thụ của Trung Quốc.
Theo số liệu mới công bố, Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết giá nhà mới tháng 12 của Trung quốc giảm 0.2% so với tháng trước, đánh dấu mức giảm tháng thứ 5 liên tiếp do dịch Covid-19 bùng phát. Mặc dù Chính phủ nước này đã đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản, trụ cột kinh tế của nước này, tuy nhiên, nhu cầu tăng trưởng chậm vẫn cản trở sự phục hồi.
Hơn nữa, một loạt dữ liệu kinh tế của Trung Quốc được Bloomberg dự báo sụt giảm, kéo theo sự suy yếu trong triển vọng nhu cầu tiêu thụ kim loại công nghiệp này. GDP Trung Quốc có thể tăng 1.6% trong quý IV so với 3.9% trong quý III. Doanh số bán lẻ có thể giảm 9% trong tháng 12 sau khi giảm 5.9% trong tháng 11. Trước đó, số liệu cũng cho thấy sản xuất công nghiệp tăng 0.1% trong tháng 12 so với năm trước, chậm hơn nhiều so với mức tăng 2.2% trong tháng 11.
Đồng thời, lo ngại dịch Covid cũng tăng cao trong giai đoạn nghỉ Tết khi người dân ồ ạt về quê ăn Tết. Trung Quốc mới đây đã báo cáo gần 60,000 ca tử vong do Covid-19 gây nên, làm gia tăng lo ngại về tính nghiêm trọng của dịch Covid-19. Hơn nữa, lượng tiêu thụ đồng cũng dự báo giảm khi các công ty lần lượt nghỉ Tết. Tồn kho đồng tại Trung Quốc đã tăng trong 03 tuần liên tiếp. Do đó, trước những thông tin này, dự báo giá đồng hôm nay sẽ có nhịp điều chỉnh giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ chững lại tại Trung Quốc, quốc gia tiêu dùng lớn nhất.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn, động lực tăng của giá đồng vẫn còn. Theo Reuters, lượng dự trữ kim loại trên Sở giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) và Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm một nửa trong năm 2022, trong đó bao gồm cả đồng. Thêm vào đó, vấn đề nguồn cung đồng tại Peru liên tục gặp gián đoạn do bất ổn chính trị sẽ tiếp tục đe dọa tới nguồn cung cấp đồng toàn cầu, khi nước này là nơi sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới, tạo động lực tăng cho giá đồng.Về mặt kĩ thuật, phiên hôm nay chúng ta canh bán vùng 4.18 usd và kỳ vọng chốt lời 4.12 usd .

 
[Thông tin thị trường]
Secex cho biết xuất khẩu ngô của Brazil trong 2 tuần đầu tháng này tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước

Theo dữ liệu từ Ban Thư ký Ngoại thương Brazil (Secex), nước này đã xuất khẩu 2.94 triệu tấn ngô chỉ trong 2 tuần đầu của tháng này, vượt qua con số 2.73 triệu tấn được ghi nhận cho cả tháng 01 năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung từ Brazil đang rất dồi dào sau vụ mùa bội thu và nhu cầu nhập khẩu ngô quốc tế tăng mạnh. Khối lượng xuất khẩu ngô hàng ngày của Brazil trong 2 tuần đầu tháng này đạt 294,800 tấn, tăng hơn gấp đôi so với mức 130,000 tấn/ngày của cả tháng 01/2022. Hiện Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) đang dự báo khối lượng xuất khẩu ngô trong tháng 01 năm nay của nước này sẽ đạt mức kỷ lục 5 triệu tấn nhờ các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu đậu tương của Brazil đang có dấu hiệu chững lại. Secex cho biết, trung bình mỗi ngày nước này chỉ xuất khẩu được 51,200 tấn đậu tương trong 2 tuần đầu tháng này, giảm hơn một nửa so với mức 116,700 tấn/ngày được ghi nhận trong cả tháng 01 năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do tồn kho đậu tương sẵn có để xuất khẩu của Brazil đã gần cạn kiệt và hoạt động thu hoạch năm nay đang bị trì hoãn do thời tiết bất lợi.
 
[DẦU THÔ]
Dầu thô WTI tháng 2 (CLG23) vào thứ Ba đóng cửa tăng +0,32 (+0,40%) và xăng RBOB tháng 2 (RBG23) đóng cửa tăng +1,23 (+0,49%).

Giá dầu thô và xăng hôm thứ Ba tăng vừa phải, với dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần và giá xăng tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng. Tin tức kinh tế tốt hơn mong đợi của Trung Quốc hôm thứ Ba là tích cực đối với nhu cầu năng lượng và giá dầu thô. Tuy nhiên, giá dầu thô đã giảm trở lại từ mức tốt nhất do đồng đô la mạnh hơn.

Tin tức kinh tế Trung Quốc hôm thứ Ba tốt hơn mong đợi, báo hiệu sức mạnh tương đối của nhu cầu năng lượng. GDP Q4 của Trung Quốc không thay đổi so với quý trước và +2,9% so với cùng kỳ, cao hơn kỳ vọng là -1,1% so với quý trước và +1,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp tháng 12 của Trung Quốc tăng +1,3% so với cùng kỳ, mạnh hơn kỳ vọng là +0,1% so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh số bán lẻ tháng 12 của Trung Quốc giảm -1,8% so với cùng kỳ, mạnh hơn kỳ vọng là -9,0% so với cùng kỳ.
 
[Cà phê ROBUSTA]
Với Robusta, trong bối cảnh thị trường thiếu vắng thông tin cơ bản mới, sản lượng cà phê có thể trở nên nới lỏng trong thời gian tới khi thời tiết chuyển hướng từ ẩm ướt sang khô ráo, giúp hỗ trợ hoạt động thu hoạch và sản xuất cà phê diễn ra thuận lợi hơn có thể sẽ tiếp tục tác động lên diễn biến giá.

Cùng với đó, việc tết nguyên đán của Việt Nam đang đến rất gần và theo thông thường điều này sẽ khiến thị trường bớt sôi nổi hơn khi nông dân nghỉ ăn tết và hoạt động đẩy hàng ra thị trường cũng trầm lắng xuống.

Về mặt kỹ thuật, dù có 2 phiên suy yếu trước đó, động lượng tăng của Robusta vẫn còn. Đường MACD giao với đường Signal ở trên đường Zero và hướng lên, kết hợp với giá nằm trên cả 2 đường trung bình động MA10 và MA20. Dải Bollinger Bands mở rộng cả về 2 phía. Như vậy, giá Robusta trong phiên hôm nay khả năng cao sẽ tiếp tục giằng co trong khoảng 1,876 – 1,910 USD.

 
[Thông tin thị trường]
Triển vọng phục hồi của Trung Quốc chưa đủ để khiến giá dầu tăng mạnh, bởi trong ngắn hạn, thị trường dầu có thể vẫn ở trong trạng thái thặng dư. Các số liệu của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu có thể tiếp tục tiêu cực trong quý I của năm nay, nhất là khi Trung Quốc sắp bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày.

Ngành giao thông vận tải chỉ chiếm 54% lượng tiêu thụ dầu của Trung Quốc, so với 72% ở Mỹ và 68% ở Liên minh châu Âu (EU), vì thế, ngay cả khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ gia tăng, mức tăng trưởng sẽ không vượt quá khả năng đáp ứng nguồn cung.

Phần lớn những kỳ vọng vào Trung Quốc đều mang tính chất lâu dài, và các tổ chức lớn như IEA, EIA, hay OPEC cũng đều dự báo rằng “cú hích” đối với thị trường có thể xuất hiện từ quý III, nên trong giai đoạn hiện nay, giá dầu khó có thể bứt phá, và vẫn sẽ đi ngang trong biên rộng.
Giá dầu WTI giao dịch đi ngang trong biên rộng từ 70 – 82 USD kể từ tháng 12 đến nay. Chỉ số RSI cũng cho thấy sức ép bán đang rất áp đảo, giá có thể về 75.3 USD.

 
[DẦU THÔ]
Dầu thô WTI tương lai đã đảo ngược mức tăng trước đó và giảm hơn 1% xuống dưới 80 USD/thùng vào thứ Sáu, do triển vọng nguồn cung của Nga vẫn mạnh bù đắp cho số liệu GDP quý 4 của Mỹ tốt hơn dự kiến và hy vọng nhu cầu tiếp tục phục hồi tại nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc. Tải dầu từ các cảng Baltic của Nga sẽ tăng 50% so với một tháng trước đó vào tháng 1 khi người bán cố gắng đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ ở châu Á và hưởng lợi từ việc tăng giá năng lượng toàn cầu. Các thương nhân lưu ý rằng lượng dầu thô của Urals và KEBCO từ Ust-Luga từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 2 có thể tăng lên 1,0 triệu tấn từ 0,9 triệu tấn trong kế hoạch cho cùng kỳ tháng Giêng. Trong khi đó, OPEC dự kiến sẽ duy trì mức sản xuất dầu hiện tại trong cuộc họp tiếp theo, giữ nguồn cung chặt chẽ. Trong tuần, chuẩn dầu của Mỹ giảm hơn 2%.
 
[Thông tin thị trường]
Các mối đe dọa nguồn cung thắt chặt tại Peru phần nào hỗ trợ cho đà giảm mạnh của giá đồng. Theo nguồn tin mới đây mỏ đồng Las Bambas của Peru, mỏ chiếm 2% nguồn cung đồng toàn cầu, có thể ngừng hoạt động từ ngày 01/02, do các cuộc biểu tình ở Peru diễn ra liên tục khiến việc vận chuyển đồng gặp nhiều khó khăn, kéo theo hoạt động sản xuất bị đình trệ và đe dọa tới an ninh tại mỏ. Về mặt kĩ thuật, giá đang di chuyển vượt quá dải dưới của dải Bollinger Bands trên khung H4, dấu hiệu cho thấy giá có thể sắp đảo chiều. Đồng thời, chỉ báo RSI cũng đang cho thấy thị trường đang trong tình trạng quá bán. Do đó, nhà đầu tư có thể chờ giá test lại hỗ trợ 4.18 USD rồi mua ở mức này, kỳ vọng chốt lời 4.21 USD.

 
[ KIM LOẠI ]
Các nhà đầu tư đang cho thấy tâm lý thận trọng trước thềm công bố hàng loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng, với tâm điểm lớn nhất vẫn là cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Phần lớn các ý kiến đều đang kỳ vọng rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại kỳ họp lần này. Mặc dù các mức tăng sẽ chậm lại, song sự không chắc chắn về mức đỉnh sẽ là bao nhiêu, và Fed liệu có giữ lãi suất ở mức cao lâu đến mức gây ra một cuộc suy thoái không, đã thúc đẩy nhu cầu nắm giữ tiền mặt có tính thanh khoản cao.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp tục gặp sức ép khi vẫn thiếu vắng thông tin từ chất xúc tác quan trọng là thị trường tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc, đóng cửa giảm 0.49% xuống 4.20 USD/pound. Tồn kho đồng tại quốc gia này vẫn đang có xu hướng tăng mạnh như thường lệ trong kỳ nghỉ Lễ. Phí bảo hiểm Yangshan, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về nhu cầu nhập khẩu giao ngay của Trung Quốc, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng. Tồn kho đồng trên Sở Thượng Hải hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2021, đạt 101,507 tấn và điều này khiến cho giá đồng tạm thời gặp áp lực trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, xét về dài hạn, kỳ vọng nhu cầu bùng nổ tại quốc gia này được đánh giá là sẽ còn thúc đẩy lực mua hơn nữa, nhất là trong bối cảnh nguồn cung đối diện với nguy cơ bị thiếu hụt. Tồn kho tại khu kho ngoại quan của Thượng Hải đã tăng từ 20,400 tấn trong tháng 11 lên 82,000 tấn, nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức 200,000 tấn vào cũng kỳ năm ngoái và mức 350,000 tấn năm 2021.

Giá quặng sắt phục hồi tích cực với mức tăng 1.34% lên 128.76 USD/tấn. Vào cuối tuần qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết sẽ triển khai 3 công cụ cho vay để tăng cường hỗ trợ các lĩnh vực mục tiêu của nền kinh tế. Nhu cầu cho đầu tư xây dựng, thúc đẩy cơ sở hạ tầng lạc quan hơn đã hỗ trợ cho giá sắt thép.

 
Chưa học toán Tài Chính đừng rớ vào. Phái sinh là nhu cầu giảm rủi ro chứ ko phải đến từ môn cờ bạc
 
Top