ntsu
Con Chym bản Đôn
Một xã hội tôn thờ giá trị đồng tiền, con người cuốn vào cuộc đua tranh giành, để lại nhiều hệ lụy
Chồng chém vợ, hàng xóm bắn nhau, trẻ con nhảy lầu tự tử. Không nói đâu xa, hằng ngày những người quanh mày gắt gỏng, hiếu thắng, dù bản tính trước đây họ vốn ôn hòa. Tất cả cũng chỉ vì vòng xoáy tranh đoạt. Vì cái iphone, bộ quần áo tiktok, nhà phố cho bằng bạn bằng bè, mà con người sẵn sàng chà đạp lên nhau, giành giật miếng ăn của nhau (vô tình hay hữu ý). Để rồi cuối cùng, họ KHỔ mà không biết tại sao mình lại KHỔ.
Stress là sát thủ thầm lặng giết chết từng người một, khiến con người hóa điên, hóa thú. Vậy mà ta mặc nhiên gọi nó là ĐỜI, cho rằng ĐỜI là phải thế.
Thực ra là không.
Con người vốn dĩ sinh ra với bản tính hồn nhiên. Chẳng qua do ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng của Nho giáo, đạo lý do Khổng Tử truyền bá, cộng với tư tưởng công nghiệp của Tây Lông, mà con người bị tha hóa và suy đồi. Đạo của Lão Tử đưa con người thoát khỏi cuộc đua ấy, đưa họ về bản tính thiên lương trong sáng nhất, giống như trẻ con.
Trước tiên, bỏ qua vật chất. Biết đủ thì sẽ đủ. Con người chẳng sở hữu cái gì, ngay cả hơi thở cũng vay mượn của trời đất. Người vô tư không màng vật chất, thì nắm được cũng không vui, buông bỏ cũng không tiếc, lúc đó suy nghĩ thông thoáng, không bao giờ muộn phiền.
Thứ hai, bỏ qua hình thể. Đừng coi cái tôi của mày tồn tại. Mày đừng cố thành mẫu hình nào đó - kiểu đàn ông thành đạt. Hãy trở thành không ai cả, dĩ hòa vi quý, vô hình giữa mọi người. Mày không còn là 'mày', thì chẳng ai nắm bắt được 'mày'. Người ta không để ý đến mày, thì mày sẽ được tự do. Còn mày cứ nắm lấy bản ngã, thì sẽ khổ sở với cái bản ngã ấy, khi nó bị xâm phạm.
Sau cùng, giải phóng tinh thần, để cái tâm mày trong sáng như gương. Không nghĩ ngợi, không ham muốn, không suy xét. Sống thuận tự nhiên, làm mà không trông mong kết quả, thì ắt sẽ được. Sống đời thanh thản. Làm cái gì mà lòng mày không được thảnh thơi thì đừng có làm. Mày vô tư thì không còn phiền não, hưởng hết tuổi trời mà không phí phạm.
Và mày sẽ thoát khỏi cuộc đua tranh giành kia, đứng ngoài nhìn con dân lao tâm khổ tứ, mà thấy xót xa.
Chồng chém vợ, hàng xóm bắn nhau, trẻ con nhảy lầu tự tử. Không nói đâu xa, hằng ngày những người quanh mày gắt gỏng, hiếu thắng, dù bản tính trước đây họ vốn ôn hòa. Tất cả cũng chỉ vì vòng xoáy tranh đoạt. Vì cái iphone, bộ quần áo tiktok, nhà phố cho bằng bạn bằng bè, mà con người sẵn sàng chà đạp lên nhau, giành giật miếng ăn của nhau (vô tình hay hữu ý). Để rồi cuối cùng, họ KHỔ mà không biết tại sao mình lại KHỔ.
Stress là sát thủ thầm lặng giết chết từng người một, khiến con người hóa điên, hóa thú. Vậy mà ta mặc nhiên gọi nó là ĐỜI, cho rằng ĐỜI là phải thế.
Thực ra là không.
Con người vốn dĩ sinh ra với bản tính hồn nhiên. Chẳng qua do ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng của Nho giáo, đạo lý do Khổng Tử truyền bá, cộng với tư tưởng công nghiệp của Tây Lông, mà con người bị tha hóa và suy đồi. Đạo của Lão Tử đưa con người thoát khỏi cuộc đua ấy, đưa họ về bản tính thiên lương trong sáng nhất, giống như trẻ con.
Trước tiên, bỏ qua vật chất. Biết đủ thì sẽ đủ. Con người chẳng sở hữu cái gì, ngay cả hơi thở cũng vay mượn của trời đất. Người vô tư không màng vật chất, thì nắm được cũng không vui, buông bỏ cũng không tiếc, lúc đó suy nghĩ thông thoáng, không bao giờ muộn phiền.
Thứ hai, bỏ qua hình thể. Đừng coi cái tôi của mày tồn tại. Mày đừng cố thành mẫu hình nào đó - kiểu đàn ông thành đạt. Hãy trở thành không ai cả, dĩ hòa vi quý, vô hình giữa mọi người. Mày không còn là 'mày', thì chẳng ai nắm bắt được 'mày'. Người ta không để ý đến mày, thì mày sẽ được tự do. Còn mày cứ nắm lấy bản ngã, thì sẽ khổ sở với cái bản ngã ấy, khi nó bị xâm phạm.
Sau cùng, giải phóng tinh thần, để cái tâm mày trong sáng như gương. Không nghĩ ngợi, không ham muốn, không suy xét. Sống thuận tự nhiên, làm mà không trông mong kết quả, thì ắt sẽ được. Sống đời thanh thản. Làm cái gì mà lòng mày không được thảnh thơi thì đừng có làm. Mày vô tư thì không còn phiền não, hưởng hết tuổi trời mà không phí phạm.
Và mày sẽ thoát khỏi cuộc đua tranh giành kia, đứng ngoài nhìn con dân lao tâm khổ tứ, mà thấy xót xa.