Đề xuất nhiều biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia

Ikarose

Khổ vì lồn
Trong tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, Chính phủ đề xuất áp dụng cơ chế đặc biệt để bảo vệ cơ quan trọng yếu, lãnh đạo chủ chốt và tổ chức lực lượng đặc biệt của công an, quân đội.

Chiều 27/5, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, trong đó đề xuất nhiều biện pháp đặc biệt nhằm ứng phó hiệu quả với tình huống khẩn cấp về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Tại Điều 15 của dự thảo luật, các biện pháp được chia thành nhiều nhóm, từ sơ tán người và tài sản khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu, đến cấm hoặc hạn chế người và phương tiện lưu thông; thực hiện cách ly, giãn cách xã hội; tạm dừng hoạt động trường học, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu...

Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể áp dụng cơ chế đặc biệt để tăng cường bảo vệ các cơ quan trọng yếu, cơ mật và các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, khách mời cấp cao ở cả Trung ương và địa phương. Các khu vực được ưu tiên bảo vệ bao gồm đài phát thanh, truyền hình, cơ quan ngoại giao, khu quân sự, công trình quốc phòng - an ninh, kho bạc, sân bay, bến cảng và trại giam.

Dự thảo cũng quy định quyền kiểm soát phương tiện thông tin đại chúng, kiểm duyệt hoặc đình chỉ phát hành các ấn phẩm có nội dung gây nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

Một điểm mới đáng chú ý là việc thành lập các Đội tuần tra đặc biệt thuộc Công an, Quân đội và Dân quân tự vệ. Đội trưởng các Đội tuần tra này được trao quyền khám người, phương tiện, nơi ở, đồ vật; tạm giữ người, tang vật, phương tiện gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Các lực lượng chức năng cũng được thiết lập trạm canh gác, kiểm tra giấy tờ, hành lý, vật phẩm và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để ngăn chặn hành vi vi phạm hoặc chống đối.

Ngoài ra, Thủ tướng có thể áp dụng các biện pháp chưa được quy định trong pháp luật hiện hành và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền trong thời gian gần nhất.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình Quốc hội dự án Luật chiều 27/5. Ảnh: Phạm Thắng
Xem toàn màn hình
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình Quốc hội dự án Luật chiều 27/5. Ảnh: Phạm Thắng

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết Việt Nam chưa từng ban bố tình trạng khẩn cấp, song thực tiễn phòng, chống đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều bài học quý giá, đồng thời bộc lộ một số hạn chế. Dự luật lần này nhằm trao quyền chủ động mạnh mẽ hơn cho Chính phủ và Thủ tướng trong việc quyết định các biện pháp vượt khung pháp lý hiện hành để nhanh chóng kiểm soát các tình huống khẩn cấp, nhất là về dịch bệnh.

Đối với các tình huống liên quan đến an ninh, quốc phòng, dự luật bổ sung các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn các yếu tố đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người và kinh tế xã hội. Đồng thời, dự luật cũng quy định về chính sách huy động, phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cơ bản tán thành với các nội dung của dự luật, nhưng đề nghị cần rà soát kỹ các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về an ninh - một trạng thái rất đặc biệt, có ảnh hưởng sâu rộng đến cả kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Các biện pháp phải bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.

Việc tổ chức các Đội công tác tuyên truyền và Đội tuần tra đặc biệt được đánh giá là cần thiết, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị quy định rõ vai trò, nhiệm vụ phù hợp với chức năng của các lực lượng tại chỗ như Công an xã, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Quốc hội dự kiến thảo luận dự án Luật Tình trạng khẩn cấp tại hội trường vào ngày 24/6.
 
toẹt vời, giống như bên Hàn, tuyên bố xong đưa quân dự bị vào cô lập toà nhà Quốc hội, tuyên bố tạm dựng Hiến pháp chờ tổng tuyển cử là đất nước sang trang mới :vozvn (20):
 

Có thể bạn quan tâm

Top