
Đành rằng không cố ý quy chụp tất cả. Nhưng mình thấy đa số các công ty quy mô lớn, tập đoàn của Việt Nam đều rất bựa, theo kiểu bần nông. Có công ty thì bần với khách hàng, với đối tác, có công ty thì bần tiện với chính người lao động của họ.
Nhắc đến dấu hiệu này, các vozer nghĩ ngay đến công ty nào trước tiên ? Theo mình thì là Vingroup
Nhiều người có thể phản bác tại sao mặt bằng chung lương ở Vin tương đối cao, sao lại đứng top bựa vậy ?
Tiếp theo, nhắc đến chủ đề này không thể thiếu các ngân hàng, mà thường là những ngân hàng style nhà nước: agr, mb, bidv, và cả những ngân hàng lớn cỡ vietcom, vietinm, sacom... Đặc biệt là những vị trí dễ dàng thay thế như kế toán, hành chính văn phòng, sale hoặc giao dịch viên.
Bằng cấp thôi chưa đủ, muốn "ngồi yên" ở các vị trí đó, phải có cơ bắp, à nhầm cơ cấu. Ghế ít mà đít nhiều, đít nào cơ tơ hơn ngồi vững hơn, đít nào cơ ít ra rìa. Ai cảm thấy cơ không đủ to mà cố ngồi chỉ tổ thiệt thân vì sự vắt chanh bỏ vỏ:
Kế tiếp là FPT Software, công ty mà các vozer làm dev từ nam chí bắc đều chửi. Bề ngoài thì văn minh sạch sẽ vô cùng, bên trong chỉ là bình mới rượu cũ, vẫn là sự coi thường người lao động.
Mình còn nhớ rất rõ anh Tiến Béo có luận điệu
Sơ sơ vậy thôi.
Nhắc đến dấu hiệu này, các vozer nghĩ ngay đến công ty nào trước tiên ? Theo mình thì là Vingroup

- Kỷ luật hà khắc, đặc biệt là về giờ giấc. Có cái thể loại đi trễ phạt tiền, điều này luật lao động VN thậm chí đã cấm. Bắt làm sáng T7, việc ít thì đúng giờ về, việc nhiều thì 7,8h đêm. Giờ giấc khắc nghiệt là vậy nhưng đừng hòng đá động đến tiền tăng ca, đếch có đồng nào đâu.
- Không riêng gì giờ giấc mà còn đẻ ra n kiểu phạt tiền rất bịp bợm. Cái này bơm vào nội quy công sở chứ không phải luật rừng luật biển gì cả, đố thằng nào dám kiện. Tội nhất là mấy đứa cử nhân vừa ra trường, lương thì đếch bao nhiêu mà ăn phạt liên miên chắc cuối tháng đem giấy nợ về phòng, cuối năm vác cái xác khô về ăn tết.
- Hàng tháng hoặc hàng năm bắt nhân viên đóng tá lả thứ quỹ.
- Mỗi năm có đợt thi sát hạch trình độ. Cái này trong nhà nước thì nên làm, chứ ở môi trường bên ngoài thì vô tích sự. Việc đã nhiều, còn phải lo ôn bài học bài để đi thi trong tâm trạng "rớt = kick". Và thi thố cũng chỉ là bề nổi, còn bề chìm là nhân viên có level thấp ở Vin có thể bị-đuổi-bất-cứ-lúc-nào khi cấp trên cảm thấy hơi thừa người. Tất nhiên số người muốn đâm đầu vào Vin lúc nào cũng xếp hàng nên Vin cóc sợ thiếu nhân lực.
- Cái HÃM nhất là bắt nhân viên mua đồ. Nhỏ nhỏ như Vinmart, bắt mua hàng bách hóa, thừa thấy là những hàng bán ế thừa. Nhân viên văn phòng, mức lương khá hơn chút thì bắt mua xe trả góp, trừ vào lương.
- Mới chỉ nói đến tiền nong thôi, còn các mẩu chuyện về văn hóa, công ty gia đình, cách quản lý... có mà kể đến sáng.
Tiếp theo, nhắc đến chủ đề này không thể thiếu các ngân hàng, mà thường là những ngân hàng style nhà nước: agr, mb, bidv, và cả những ngân hàng lớn cỡ vietcom, vietinm, sacom... Đặc biệt là những vị trí dễ dàng thay thế như kế toán, hành chính văn phòng, sale hoặc giao dịch viên.
Bằng cấp thôi chưa đủ, muốn "ngồi yên" ở các vị trí đó, phải có cơ bắp, à nhầm cơ cấu. Ghế ít mà đít nhiều, đít nào cơ tơ hơn ngồi vững hơn, đít nào cơ ít ra rìa. Ai cảm thấy cơ không đủ to mà cố ngồi chỉ tổ thiệt thân vì sự vắt chanh bỏ vỏ:
- Với KPI áp lực, đồng lương bèo bọt, nhân viên còn bị ép thêm cái gọi là "chỉ tiêu" bởi vì bất cứ ngân hàng nào cũng rất cần huy động vốn. Chỉ tiêu tầm vài trăm triệu gì đó mỗi quý, quý nào không đủ thì tạch. Cuối năm tổng kết không đạt chỉ tiêu thì "ra đi" mặc dù chưa chắc đứa nhân viên đó đã vi phạm một nội quy nào. Việc ở ngân hàng nhiều và dày đặc, toàn đến đêm mới về, mà tiền làm tăng ca thì tuyệt chủng
- Chỉ khổ những đứa khố rách áo ôm, không có dòng máu rồng tiên như các con quan. Vào ngân hàng làm với các mác "oai như cóc", cũng phải chạy chọt tốn kém chứ dễ gì xin được, rồi cũng chẳng khác gì gửi một đống tiền vào làm hàng tháng rút từ từ ra :rolleyes: Để có đủ chỉ tiêu, mà đứa nào hên thì rao khắp nơi để huy động vốn, đứa nào xui thì chỉ còn cách kêu gọi gia đình dòng họ gửi tiền. Và khi ngân hàng "cắt giảm nhân sự" thì những đứa nhân viên ấy ra đường đầu tiên.
- Con nhà cơ cấu thì khỏi sợ bị đuổi, mà cho dù có bắt chạy chỉ tiêu đi chăng nữa, vẫn có thừa tiền để gửi vào cho đủ chỉ tiêu (hầu như là vậy rồi)
Kế tiếp là FPT Software, công ty mà các vozer làm dev từ nam chí bắc đều chửi. Bề ngoài thì văn minh sạch sẽ vô cùng, bên trong chỉ là bình mới rượu cũ, vẫn là sự coi thường người lao động.
Mình còn nhớ rất rõ anh Tiến Béo có luận điệu
Không khác một con buôn. Mình không làm dev, nhưng mình nhận thấy đúng như vậy, ở bất cứ ngành nghề nào. Ngoài ra thì chế độ "fresher" của Fsoft bị vozer lên án kịch liệt, "Fsoft đẩy bà già xuống biển, Fsoft hiếp dâm con heo". Mình xin quote lại từ voz cũLàm phần mềm cần 10-14h/ngày, anh chị nào quen làm 5 - 6h ở những nơi khác thì đừng về Fsoft!
- Khi ký hợp đồng, fresher thường không ký trực tiếp với Fsoft mà ký với công ty "ma" do Fsoft dựng lên để dễ trốn thuế.
- Một khi đã tham gia khóa đào tạo fresher thì xác định bị ràng buộc rất chặt, hết khóa fresher phải làm 2 năm cho Fsoft với mức lương bèo bọt, cơ hội thăng tiến hầu như không.
- 2 năm thanh xuân bị vứt vào các dự án gia công phần mềm nát như cám. Ai nghỉ ngang bị Fsoft giam sổ, đền hợp đồng...
Sơ sơ vậy thôi.
Sửa lần cuối: