Điểm mặt những ứng cử viên Euro 2024

Đội bóng nào sẽ vô địch EURO 2024


  • Total voters
    195
1-Đức
Chủ nhà Đức sẽ đc nhắc đến đầu tiên
Đức của Euro 2024 tao thấy có nhiều điểm giống Đức của WC 2006
-Đầu tiên, cùng có vị thế của đội chủ nhà
-Thứ 2, cùng ở thời kỳ quá độ, chuyển giao thế hệ
Sau chức vô địch Euro 1996, bóng đá Đức dần đi vào thoái trào, lứa thế hệ cũ già đi, lứa mới lại chưa chín. Đức liên tiếp bị loại ngay vòng bảng 2 kỳ Euro tiếp theo (2000, 2004). Vào WC 2006, sức mạnh của Đức lúc đó bị nghi ngờ nghiêm trọng.
Lứa thế hệ vàng vô địch WC 2014 cũng vậy, cũng già đi mà chưa có lớp kế cận xứng đáng, Đức cũng bị loại ngay vòng bảng ở 2 kỳ WC tiếp theo (2018, 2022) và đến Euro 2024 người ta cũng nghi ngờ sức mạnh của Đức y như đợt 2006

WPHAoT.png


-Thứ 3, lối chơi chưa đc định hình và bất ổn
một năm trước WC 2006 diễn ra, Đức liên tục thử nghiệm đội hình nhưng các loạt trận giao hữu thì kết quả khá kém, lối chơi chưa rõ ràng. Năm nay cũng vậy, các trận giao hữu 1 năm trở lại đây của Đức có kết quả ko tốt, thua nhiều hơn thắng
-Cả 2 giải đấu đều đc dẫn dắt bởi 1 HLV trẻ. Năm 2006, Jürgen Klinsmann mới 42 tuổi. Còn Julian Nagelsmann của hiện tại thậm chí mới 37 tuổi.
-2006 Đức tước băng thủ quân của 1 thủ môn (Oliver Kahn) để trao cho 1 tiền vệ (Ballack). Năm nay, Manuel Neuer cũng bị tước băng thủ quân để trao cho 1 tiền vệ (Gundogan).
Thế hệ 2006 là sự kết hợp giữa những cựu binh (Kahn, Ballack, Frings, Bernd Schneider, oliver Neuville...) và các cầu thủ trẻ (Lahm, Podolsky, Matersacker, Schweinsteiger...) Năm nay cũng vậy, mấy anh già (Neuer, Kroos, Gundogan, Muller...) đá với mấy em trẻ mới nổi (Musiala, Florian Wirtz, Pavlovic...)

-> Nói chung, Đức bước vào giải đấu cũng bị hoài nghi như 18 năm trước. Nhưng vì thế tao cảm thấy con đường của năm nay sẽ đi giống 2006. Vào giải chơi từng bừng và lột xác, sau đó tiến sâu.
Điểm đáng chú ý của Đức năm nay là sự mới mẻ với những nhân tố của Leverkusen đầy bất ngờ mùa giải qua. Ngoài ra còn có lợi thế sân nhà làm điểm tựa. Trận ra quân Đức đã có 1 lối chơi + phong độ cực tốt, phá tan hoài nghi + áp lực của giới chuyên môn trước giải. Để vô địch 1 giải đấu như Euro là rất khó khăn, tuy nhiên tao mạnh dạn dự đoán ít nhất Đức sẽ vào đến bán kết Euro năm nay.

WPH93A.jpg


WPHKHA.png
 
Sửa lần cuối:
2-Italy
Nhắc đến đội chủ nhà thì tiếp theo sẽ phải nhắc đến đội đương kim vô địch.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, ở châu Âu chỉ có Ý là sánh vai cùng Đức và có vị thế, đẳng cấp, truyền thống của 1 đội bóng lớn. Tuy nhiên khác với Đức thì sự ổn định chưa bao giờ có trong từ điển của người Ý. Họ có thể đá rất tốt ở 1 giải đấu lớn nhưng ngay lập tức ở giải đấu lớn tiếp theo lại đá như hạch và bị loại sớm. Xen giữa 2 kỳ WC phải ngồi nhà (2018, 2022) là 1 chức vô địch Euro (2020). Có lẽ ko có đội tuyển nào kỳ lạ đến thế?

So với chức vô địch Euro 3 năm trước, đội hình của Ý năm nay đã thay đổi rất nhiều, chỉ còn lại 9/26 cầu thủ sót lại từ Euro trước. Tuy nhiên, 6 trong số đó vẫn có suất đá chính, tức là 1 nửa đội hình cũ, điều này đảm bảo phần nào kinh nghiệm trận mạc cho Ý. Vấn đề nhân sự là cơn đau đầu ko hề nhẹ cho HLV Spaletti. Hàng phòng ngự hiện nay đã ko còn cặp trung vệ chất lượng và kinh nghiệm Chiellini - Bonucci, cánh trái của Spiazola người đã chơi cực hay 3 năm trước cũng ko góp mặt vì chấn thương, chỉ còn lại mỗi Di Lorenzo phía cánh phải. Hai trung vệ chất lượng là Arcebi và Scalvini cũng chấn thương. Ở trận ra quân Ý chơi với cặp trung vệ trẻ Bastoni + Calafiori chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế.

Hàng tiền vệ may mắn vẫn còn đó cặp Jorginho + Barella, trên hàng công kỳ vọng đc dồn vào Chiesa và vấn đề hiện nay của Ý là ko có đc 1 trung phong đẳng cấp thế giới... Scamacca, Retegui, Raspadori... đều là những tiền đạo ko quá nổi bật.
-Tuy nhiên, sức mạnh của người Ý chính là tinh thần thi đấu tuyệt vời, là sự lỳ lợm, bản lĩnh của 1 đội bóng lớn. Nhìn cái cách Ý đá khiến nhiều người coi thường họ, mà lịch sử đã chứng minh, mỗi khi bị đánh giá thấp Ý lại chơi rất hay.

WPHX8B.jpg


Euro lần trước, xem trận khai mạc Ý 3-0 Thổ Nhỹ Kỳ, tao nghe BLV nói mới để ý đến 1 chi tiết, đó là lần đầu tiên Ý ghi đc 3 bàn trong 1 trận đấu tại sân chơi Euro. Nghe xong bất ngờ vkl, 1 đội bóng lớn, tham dự đến 10 kỳ Euro mà mới có lần đầu ghi đc 3 bàn. Chi tiết thú vị này phần nào thể hiện bản sắc của Ý. Kể cả đá với những đội yếu hơn và chiến thắng thì nhìn cách Ý đá cũng ko thuyết phục, thậm chí có phần chật vật. Đấy chính là lý do, Ý bị xem thường nhưng cũng là 1 điểm mạnh, vì lối chơi ru ngủ đó có thể hạ gục bất cứ đội bóng nào. Trận ra quân gặp Albani là 1 ví dụ điển hình. Bất ngờ bị dẫn bàn sớm từ sai lầm cá nhân của Dimarco, Ý ko loạn, ko mất bình tĩnh, từ tốn triển khai bóng và tấn công. Kết quả chỉ sau 16 phút đã có 2 bàn và khá nhiều cơ hội khác. Nhưng khi dẫn trước thì lại đá kiểu ru ngủ, điều này rất khó chịu với bất cứ đội bóng nào và là 1 cái bẫy kể cả với những ông lớn khác khi gặp Ý......

-Mặc dù đội hình ko có nhiều ngôi sao nổi bật, phong độ 2 năm gần đây cũng ko cao, nhưng tao tin với sự lỳ lợm + bản lĩnh trận mạc Ý sẽ vào đến bán kết năm nay, hoặc chí ít cũng phải đến tứ kết

WPHI0F.webp
 
Sửa lần cuối:
2-Italy
Nhắc đến đội chủ nhà thì tiếp theo sẽ phải nhắc đến đội đương kim vô địch.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, ở châu Âu chỉ có Ý là sánh vai cùng Đức và có vị thế, đẳng cấp, truyền thống của 1 đội bóng lớn. Tuy nhiên khác với Đức thì sự ổn định chưa bao giờ có trong từ điển của người Ý. Họ có thể đá rất tốt ở 1 giải đấu lớn nhưng ngay lập tức ở giải đấu lớn tiếp theo lại đá như hạc và bị loại sớm. Xen giữa 2 kỳ WC phải ngồi nhà (2018, 2022) là 1 chức vô địch Euro (2020). Có lẽ ko có đội tuyển nào kỳ lạ đến thế?

So với chức vô địch Euro 3 năm trước, đội hình của Ý năm nay đã thay đổi rất nhiều, chỉ còn lại 9/26 cầu thủ sót lại từ Euro trước. Tuy nhiên, 6 trong số đó vẫn có suất đá chính, tức là 1 nửa đội hình cũ, điều này đảm bảo phần nào kinh nghiệm trận mạc cho Ý. Vấn đề nhân sự là cơn đau đầu ko hề nhẹ cho HLV Spaletti. Hàng phòng ngự hiện nay đã ko còn cặp trung vệ chất lượng và kinh nghiệm Chiellini - Bonucci, cánh trái của Spiazola người đã chơi cực hay 3 năm trước cũng ko góp mặt vì chấn thương, chỉ còn lại mỗi Di Lorenzo phía cánh phải. Hai trung vệ chất lượng là Arcebi và Scalvini cũng chấn thương. Ở trận ra quân Ý chơi với cặp trung vệ trẻ Bastoni + Calafiori chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế.

Hàng tiền vệ may mắn vẫn còn đó cặp Jorginho + Barella, trên hàng công kỳ vọng đc dồn vào Chiesa và vấn đề hiện nay của Ý là ko có đc 1 trung phong đẳng cấp thế giới... Scamacca, Retegui, Raspadori... đều là những tiền đạo ko quá nổi bật.
-Tuy nhiên, sức mạnh của người Ý chính là tinh thần thi đấu tuyệt vời, là sự lỳ lợm, bản lĩnh của 1 đội bóng lớn. Nhìn cái cách Ý đá khiến nhiều người coi thường họ, mà lịch sử đã chứng minh, mỗi khi bị đánh giá thấp Ý lại chơi rất hay.

WPHX8B.jpg


Euro trước trận khai mạc Ý 3-0 Thổ Nhỹ Kỳ, tao nghe BLV nói mới để ý đến 1 chi tiết, đó là lần đầu tiên Ý ghi đc 3 bàn trong 1 trận đấu tại sân chơi Euro. Nghe xong bất ngờ vkl, 1 đội bóng lớn, tham dự đến 10 kỳ Euro mà mới có lần đầu ghi đc 3 bàn. Chi tiết thú vị này phần nào thể hiện bản sắc của Ý. Kể cả đá với những đội yếu hơn và chiến thắng thfi nhìn cách Ý đá cũng ko thuyết phục, thậm chí có phần chật vật. Đấy chính là lý do, Ý bị xem thường nhưng cũng là 1 điểm mạnh, vì lối chơi ru ngủ đó có thể hạ gục bất cứ đội bóng nào. Trận ra quân gặp Albani là 1 ví dụ điển hình. Bất ngờ bị dẫn bàn sớm từ sai lầm cá nhân của Dimarco, Ý ko loạn, ko mất bình tĩnh, từ tốn triển khai bóng và tấn công. Kết quả chỉ sau 16 phút đã có 2 bàn và khá nhiều cơ hội khác. Nhưng khi dẫn trước thì lại đá kiểu ru ngủ, điều này rất khó chịu với bất cứ đội bóng nào và là 1 cái bẫy kể cả với những ông lớn khác khi gặp Ý......

-Mặc dù đội hình ko có nhiều ngôi sao nổi bật, phong độ 2 năm gần đây cũng ko cao, nhưng tao tin với sự lỳ lợm + bản lĩnh trận mạc Ý sẽ vào đến bán kết năm nay, hoặc chí ít cũng phải đến tứ kết

WPHI0F.webp
Ý của tao đây rồi, ủng hộ ý vô địch. Có thèn tiền đạo hay chấn thương Chiesa đá cháy vl, cầu thủ của trận cầu lớn
 
Ý năm 2002 rúng động thế giới vụ xì can đan bán độ, truyền thông đánh giá cứ tưởng wc 2006 về sớm, ai ngờ nó lù lù rồi vô địch luôn
Năm đó đúng vãi lìn. Lách qua khe cửa hẹp
 
3-Anh
Đừng coi thường người Ý và đừng để ý đến người Anh
Câu nói tưởng như đùa này lại rất đúng trong rất nhiều giải đấu lớn từ xưa đến nay
Anh là 1 đội bóng mạnh với nhiều ngôi sao qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, chưa bao giờ tao đánh giá Anh là 1 đội bóng lớn. Tam sư luôn hóa tam miu mỗi khi gặp những đội bóng lớn...

-Như thường lệ, trước mỗi kỳ WC hoặc Euro, Tam sư đều được xếp vào hàng UCV vô địch, tuy nhiên hầu hết các giải đấu Anh đều gây thất vọng... cho khá nhiều fan, đặc biệt tại VN. Vì giải ngoại hạng đc chiếu tại VN từ năm 1996, rất nhiều lứa thế hệ theo dõi và yêu thích giải đấu này cũng như đội tuyển quốc gia của họ...
-Riêng t thì ko thích tuyển Anh cho lắm, thứ nhất là lối đá của Anh & Ailen khá đơn điệu, chơi bóng dài, chủ yếu dùng thể lực, chạy và sút, khá đơn giản, chứ ko hoa mĩ như các đội theo trường phái Latin...
-Cầu thủ Anh đc truyền thông bơm thổi quá đà, khiến cho 1 bộ phận lớn khán giả cảm giác họ mạnh hơn thực tế...
-Tỷ lệ cược cho đội vô địch Euro 2024 thì Anh đứng thứ nhất, cao hơn cả Pháp, Đức, TBN, Ý... có lẽ nhà cái và truyền thông bơm thổi quá đà sức mạnh của đội bóng này...
Ba lý do Anh chỉ là tam miu?

WPHFXI.jpg


1.Yếu tố con người
-Như đã nói ở trên trình độ của cầu thủ Anh luôn đc truyền thông bơm thổi quá đà... Đây là con dao 2 lưỡi... Giải ngoại hạng Anh có chiến lược Marketing cực tốt , khiến cho nó phủ sóng khắp thế giới, với tiền bản quyền cao ngất ngưỡng... giá trị cầu thủ ở giải đấu này luôn cao hơn thực tế, nhất là những cầu thủ mang quốc tịch Anh...
- Jack 100 củ, Mắc - hài hơn 80 củ là những ví dụ điển hình... Nếu Son Hong Min mà có quốc tịch Anh chắc giá trị ko dưới 120 củ. Giá trị đội hình của Anh tại Euro 2024 cũng cao nhất với tổng cộng 1,52 tỷ Euro, cao hơn Pháp 300 triệu Euro và gấp đôi Italy
-Tất nhiên ko phủ nhận, nhìn mặt bằng chung thì chất lượng cầu thủ của Anh cũng ko thua kém so với những ông lớn khác, vẫn là 1 tập thể với nhiều cái tên chất lượng... Tuy nhiên, sự bơm thổi của truyền thông khiến cầu thủ Anh chịu sức ép rất lớn trước mỗi giải đấu và khiến các CĐV ảo tưởng về sức mạnh của đội bóng này.

2.Chiến thuật
-Khi kĩ thuật ko mạnh thì người ta sẽ khỏa lấp bằng chiến thuật. Vì vậy, mới có những đội bóng bị đánh giá thấp nhưng vẫn vô địch những giải đấu lớn nếu có chiến thuật hợp lý, như Porto ăn C1 năm 2004, rồi Hy Lạp vô địch Euro...
-Tuy nhiên, nếu xét về mặt này, tuyển Anh còn tệ hơn nữa... Tư duy của bóng đá Anh đơn thuần chỉ là bóng dài, dùng sức nhiều. Vì vậy, khi những HLV nước ngoài đến làm việc (Erikson, Capello) đã ko thể truyền đạt đc lối chơi phù hợp vì sự khác biệt tư duy... Còn các HLV trong nước lại ko có ai đủ tầm. Có 1 sự thật là khoảng 15 năm trở lại đây ko có 1 HLV nào mang quốc tịch Anh đạt đến tầm cỡ thế giới... Southgate của thì hiện tại là cái tên phù hợp nhất , nhưng chưa bao h đc đánh giá cao như những HLV đến từ Đức, Ý, Pháp, Hà Lan hay BĐN...
-Và 1 sự thật rất đáng buồn mà người Anh ko bao h nhắc đến và chắc nhiều người cũng ko để ý... Giải ngoại hàng Anh, giải đấu họ tự hào là hấp dẫn nhất thế giới với 30 năm tuổi đời (bắt đầu ra đời từ mùa 92/93) vẫn chưa có một HLV người Anh nào lên ngôi vô địch. 100% các HLV đã từng vô địch PL đều là người nước ngoài... phải nói là tư duy chiến thuật của cầu thủ Anh và HLV Anh thực sự rất tệ... Mourinho hồi mới đến Chelsea (nhiệm kì 1.0) đã từng nói 1 câu khiến bóng đá Anh lạnh gáy đó là : "tôi đến đây để dạy người Anh đá bóng"

3.Bản lĩnh và tâm lý thi đấu.
-Muốn vô địch 1 giải đấu lớn như WC, Euro thì ngoài kĩ, chiến thuật ra phải có 1 tâm lý vững vàng & bản lĩnh của 1 ông lớn. điều này tuyển Anh cũng thiếu nốt...
-Điển hình là việc họ thường xuyên bị thua ngược ở các trận Knock-out dù trước đó nắm lợi thế rất lớn và có thể tự định đoạt trận đấu... ngoài ra còn rất yếu bóng vía trong những loạt luân lưu, khi chỉ thắng 2/7 lần khi phải đấu súng ở WC hay Euro. Về bản lĩnh thi đấu cũng như độ lỳ lợm, tiểu xảo thì Anh thua xa Đức , Ý hay các đội bóng Nam Mỹ...
-Ngoài ra nếu xét rộng hơn 1 chút về thành tích thi đấu, ta thấy tuyển Anh khá tầm thường ở những sân chơi lớn như thế này...
-Xét trong khoảng 20 năm , từ WC 2002 tại châu Á đến nay... Anh luôn có những chiến dịch vòng loại khá hoành tráng, rồi vào vòng chung kết chơi cũng khá tốt trc những đội bóng yếu. Nhưng cứ mỗi lần chạm chán với 1 ông lớn, 1 đội bóng đc coi là UCV thì họ gần như thua trắng...

WPHace.png


-Anh 1-0 Argentina ( vòng bảng WC 2002) đây là chiến thắng đáng chú ý & là dấu mốc đánh dấu sự kém cỏi của tuyển Anh sau đó.
-Euro 2004 , thua ĐBN sau loạt penalty ở tứ kết
-WC 2006, vẫn thua BĐN ở tứ kết và vẫn thua bằng penalty
-Euro 2008 còn ko qua vòng loại
-WC2010 thua sấp mặt 1-4 trc Đức ở vòng 1/8
-Euro 2012 lại thua Penalty, lần này là thua Ý ở tứ kết
-WC 2014, loại ngay vòng bảng khi thua 2 ông lớn là Ý và Uruguay cùng với tỷ số 1-2
-Euro 2016, thậm chí còn chưa gặp ông lớn nào mà bị loại bởi Iceland, 1 đất nước chỉ có 300.000 dân...
-WC 2018, thua Croatia ở bán kết (mà Crotia còn chưa đc xếp vào hàng ông lớn) , ngoài ra còn thua Bỉ 2 lần( 1 trận vòng bảng và trận tranh giải 3)
-Euro 2020 Thua Ý ở chung kết bằng pen, mặc dù dẫn trước ngay phút thứ 2, và đá pen cũng dẫn trước...
-Điểm sáng duy nhất là thắng Đức 2-0 ở vòng 1/8...

Như vậy, sau 20 năm, Anh chỉ 1 lần duy nhất thắng đc 1 đội bóng lớn ở các giải đấu như WC, Euro, còn lại cứ gặp ông lớn là thua sạch... Có cảm giác đội bóng này khá tầm thường ....
-Dự đoán của tao thì Euro năm nay, tuyển Anh tối đa đi đến tứ kết...

WPHnvv.jpg
 
Trận với Đức xem cảm xúc vl, thèn lol gì hậu vệ số 3 khứa quả cong như trái chuối đẹp vl, khứa này cũng đá pen kết liễu Pháp. Sau giải mất tích không dấu vết luôn, lạ đời vl.
Fabio Grosso, ngôi sao nở muộn, 29 tuổi mới đc đá WC. Sau đó cũng đc đá thêm Euro 2008 chứ chưa mất tích ngay.
Thỉnh thoảng Ý có những ngôi sao nhà quê, nổi lên 1 thời gian rồi lặn luôn, nhưng lại tỏa sáng rất đúng lúc
 
Sửa lần cuối:
Trận với Đức xem cảm xúc vl, thèn lol gì hậu vệ số 3 khứa quả cong như trái chuối đẹp vl, khứa này cũng đá pen kết liễu Pháp. Sau giải mất tích không dấu vết luôn, lạ đời vl.
Đúng kiểu 1 phút huy hoàng rồi vụt tắt. Gần 20 năm rồi mà như mới hôm qua. Đéo ai nghĩ Ý vô địch. Đang chìm trong khủng hoảng vì bán độ
 
3-Anh
Đừng coi thường người Ý và đừng để ý đến người Anh
Câu nói tưởng như đùa này lại rất đúng trong rất nhiều giải đấu lớn từ xưa đến nay
Anh là 1 đội bóng mạnh với nhiều ngôi sao qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, chưa bao giờ tao đánh giá Anh là 1 đội bóng lớn. Tam sư luôn hóa tam miu mỗi khi gặp những đội bóng lớn...

-Như thường lệ, trước mỗi kỳ WC hoặc Euro, Tam sư đều được xếp vào hàng UCV vô địch, tuy nhiên hầu hết các giải đấu Anh đều gây thất vọng... cho khá nhiều fan, đặc biệt tại VN. Vì giải ngoại hạng đc chiếu tại VN từ năm 1996, rất nhiều lứa thế hệ theo dõi và yêu thích giải đấu này cũng như đội tuyển quốc gia của họ...
-Riêng t thì ko thích tuyển Anh cho lắm, thứ nhất là lối đá của Anh & Ailen khá đơn điệu, chơi bóng dài, chủ yếu dùng thể lực, chạy và sút, khá đơn giản, chứ ko hoa mĩ như các đội theo trường phái Latin...
-Cầu thủ Anh đc truyền thông bơm thổi quá đà, khiến cho 1 bộ phận lớn khán giả cảm giác họ mạnh hơn thực tế...
-Tỷ lệ cược cho đội vô địch Euro 2024 thì Anh đứng thứ nhất, cao hơn cả Pháp, Đức, TBN, Ý... có lẽ nhà cái và truyền thông bơm thổi quá đà sức mạnh của đội bóng này...
Ba lý do Anh chỉ là tam miu?

WPHFXI.jpg


1.Yếu tố con người
-Như đã nói ở trên trình độ của cầu thủ Anh luôn đc truyền thông bơm thổi quá đà... Đây là con dao 2 lưỡi... Giải ngoại hạng Anh có chiến lược Marketing cực tốt , khiến cho nó phủ sóng khắp thế giới, với tiền bản quyền cao ngất ngưỡng... giá trị cầu thủ ở giải đấu này luôn cao hơn thực tế, nhất là những cầu thủ mang quốc tịch Anh...
- Jack 100 củ, Mắc - hài hơn 80 củ là những ví dụ điển hình... Nếu Son Hong Min mà có quốc tịch Anh chắc giá trị ko dưới 120 củ. Giá trị đội hình của Anh tại Euro 2024 cũng cao nhất với tổng cộng 1,52 tỷ Euro, cao hơn Pháp 300 triệu Euro và gấp đôi Italy
-Tất nhiên ko phủ nhận, nhìn mặt bằng chung thì chất lượng cầu thủ của Anh cũng ko thua kém so với những ông lớn khác, vẫn là 1 tập thể với nhiều cái tên chất lượng... Tuy nhiên, sự bơm thổi của truyền thông khiến cầu thủ Anh chịu sức ép rất lớn trước mỗi giải đấu và khiến các CĐV ảo tưởng về sức mạnh của đội bóng này.

2.Chiến thuật
-Khi kĩ thuật ko mạnh thì người ta sẽ khỏa lấp bằng chiến thuật. Vì vậy, mới có những đội bóng bị đánh giá thấp nhưng vẫn vô địch những giải đấu lớn nếu có chiến thuật hợp lý, như Porto ăn C1 năm 2004, rồi Hy Lạp vô địch Euro...
-Tuy nhiên, nếu xét về mặt này, tuyển Anh còn tệ hơn nữa... Tư duy của bóng đá Anh đơn thuần chỉ là bóng dài, dùng sức nhiều. Vì vậy, khi những HLV nước ngoài đến làm việc (Erikson, Capello) đã ko thể truyền đạt đc lối chơi phù hợp vì sự khác biệt tư duy... Còn các HLV trong nước lại ko có ai đủ tầm. Có 1 sự thật là khoảng 15 năm trở lại đây ko có 1 HLV nào mang quốc tịch Anh đạt đến tầm cỡ thế giới... Southgate của thì hiện tại là cái tên phù hợp nhất , nhưng chưa bao h đc đánh giá cao như những HLV đến từ Đức, Ý, Pháp, Hà Lan hay BĐN...
-Và 1 sự thật rất đáng buồn mà người Anh ko bao h nhắc đến và chắc nhiều người cũng ko để ý... Giải ngoại hàng Anh, giải đấu họ tự hào là hấp dẫn nhất thế giới với 30 năm tuổi đời (bắt đầu ra đời từ mùa 92/93) vẫn chưa có một HLV người Anh nào lên ngôi vô địch. 100% các HLV đã từng vô địch PL đều là người nước ngoài... phải nói là tư duy chiến thuật của cầu thủ Anh và HLV Anh thực sự rất tệ... Mourinho hồi mới đến Chelsea (nhiệm kì 1.0) đã từng nói 1 câu khiến bóng đá Anh lạnh gáy đó là : "tôi đến đây để dạy người Anh đá bóng"

3.Bản lĩnh và tâm lý thi đấu.
-Muốn vô địch 1 giải đấu lớn như WC, Euro thì ngoài kĩ, chiến thuật ra phải có 1 tâm lý vững vàng & bản lĩnh của 1 ông lớn. điều này tuyển Anh cũng thiếu nốt...
-Điển hình là việc họ thường xuyên bị thua ngược ở các trận Knock-out dù trước đó nắm lợi thế rất lớn và có thể tự định đoạt trận đấu... ngoài ra còn rất yếu bóng vía trong những loạt luân lưu, khi chỉ thắng 2/7 lần khi phải đấu súng ở WC hay Euro. Về bản lĩnh thi đấu cũng như độ lỳ lợm, tiểu xảo thì Anh thua xa Đức , Ý hay các đội bóng Nam Mỹ...
-Ngoài ra nếu xét rộng hơn 1 chút về thành tích thi đấu, ta thấy tuyển Anh khá tầm thường ở những sân chơi lớn như thế này...
-Xét trong khoảng 20 năm , từ WC 2002 tại châu Á đến nay... Anh luôn có những chiến dịch vòng loại khá hoành tráng, rồi vào vòng chung kết chơi cũng khá tốt trc những đội bóng yếu. Nhưng cứ mỗi lần chạm chán với 1 ông lớn, 1 đội bóng đc coi là UCV thì họ gần như thua trắng...

WPHace.png


-Anh 1-0 Argentina ( vòng bảng WC 2002) đây là chiến thắng đáng chú ý & là dấu mốc đánh dấu sự kém cỏi của tuyển Anh sau đó.
-Euro 2004 , thua ĐBN sau loạt penalty ở tứ kết
-WC 2006, vẫn thua BĐN ở tứ kết và vẫn thua bằng penalty
-Euro 2008 còn ko qua vòng loại
-WC2010 thua sấp mặt 1-4 trc Đức ở vòng 1/8
-Euro 2012 lại thua Penalty, lần này là thua Ý ở tứ kết
-WC 2014, loại ngay vòng bảng khi thua 2 ông lớn là Ý và Uruguay cùng với tỷ số 1-2
-Euro 2016, thậm chí còn chưa gặp ông lớn nào mà bị loại bởi Iceland, 1 đất nước chỉ có 300.000 dân...
-WC 2018, thua Croatia ở bán kết (mà Crotia còn chưa đc xếp vào hàng ông lớn) , ngoài ra còn thua Bỉ 2 lần( 1 trận vòng bảng và trận tranh giải 3)
-Euro 2020 Thua Ý ở chung kết bằng pen, mặc dù dẫn trước ngay phút thứ 2, và đá pen cũng dẫn trước...
-Điểm sáng duy nhất là thắng Đức 2-0 ở vòng 1/8...

Như vậy, sau 20 năm, Anh chỉ 1 lần duy nhất thắng đc 1 đội bóng lớn ở các giải đấu như WC, Euro, còn lại cứ gặp ông lớn là thua sạch... Có cảm giác đội bóng này khá tầm thường ....
-Dự đoán của tao thì Euro năm nay, tuyển Anh tối đa đi đến tứ kết...

WPHnvv.jpg
Tao lại nghĩ tuyển anh năm nay vô dịch.hehe
 

Có thể bạn quan tâm

Top