Chúng mày chỉ nhìn theo kiểu đọc báo rồi.
Theo xã hội học.
Châu Âu sống theo lối du mục:
-Cần đưa đàn gia súc tới các vùng chăn nuôi mới do mùa vụ, thời tiết...Điều này tạo ra tính cách khám phá thế giới, đi ra ngoài nhiều, và dĩ nhiên đã đi thì phải chấp nhận những rủi ro, mạo hiểm chưa biết trước. Việc di cư cũng yêu cầu con người có tính tự lập cao, không thể chờ đợi hoặc làm gánh nặng của người khác. Lâu dài tạo nên tính cách con người đến nay.
-Lớn lên thì đi xa lập nghiệp nên ít gắn kết.
Châu Á định canh định cư với kinh tế nông nghiệp:
-Tạo nên tính cách nhàn rỗi, ít khám phá, có xu hướng quần cư, do không thể bỏ đất đai đang canh tác để di chuyển. Việc này cũng ảnh hưởng đến con cái, thời gian ở với cha mẹ rất lâu, lập gia đình rồi ở riêng thì vẫn ở trong làng xã chứ không xa xôi gì, chia bờ ruộng lập nghiệp, nên mối quan hệ rất gắn kết và ảnh hưởng lẫn nhau.
-Ngoài ra nông nghiệp cung cấp ít dinh dưỡng hơn chăn nuôi, nên sức lao động rất quan trọng. Nhiều gia đình ngày xưa đẻ nhiều, cho con lập gia đình muộn vì thế.
-Nông nghiệp dựa rất nhiều vào yếu tố thời tiết, đây là yếu tố không thể khắc phục nên con người mang tâm lý mê tín, chờ đợi thần phật phù hộ.