Ok, cho tao hỏi:
1: Cái mực nước 61m mà m nói ý, nó vẫn trong giới hạn chịu đựng đc, thường ít nhất phải thêm 1m nữa -> cái tính toán này là ước lượng hay có sách?
2: Bản chất khi xây cao trình đập là xét đến yếu tố quan trọng là tham khảo số liệu mực nước (thủy văn) 50-100năm hoặc hơn và rùi thêm dự báo -> thủy điện Thác Bà khởi công 1964, vậy tham số này lấy từ nguồn nào?
3: thủy điện Thác Bà do Liên Xô hỗ trợ, nên tao tin là nó có tính toán chịu tải của địa tầng chứ không như mấy cái tào lao ở Tây Nguyên hay Quảng Nam, Thác Bà có MNHT là 59.45m, mấy hôm nay nó trên 59.8m, vậy 0.35m thêm, tức là hơn 66 triệu tấn nước, có nằm trong giới hạn an toàn cho địa tầng không? Vì đã gần đến giới hạn an toàn của thân đập mà lại ăn quả địa chấn thì nguy, chưa kể địa chấn sẽ gây sạt lở thêm các vùng xung quanh.
Mày biết vấn đề nào thì chia sẻ.
...
1: Tính toán này đều phải có sách hết nha, ko ước lượng được. Mấy cái m xem đều là Mực nước, vẫn thiếu cái gọi là cao trình đỉnh đập, mà cái này là thông số cuối cùng đc chọn sau khi có mấy phương án tính toán từ các mực nước thiết kế kia. Khi chọn cao trình (từng phương án đc tính toán) thì sẽ chọn hệ số phù hợp, số tiền đầu tư. Vì đập cao thêm 1m thui thì sẽ tốn rất nhiều tiền, nó ko phải là khối lượng cao bê tông cao 1m, rộng 4m , dài 100m, mà nó kéo theo 1 loạt từ chân đập đến đỉnh đập để chịu đc áp lực của cột nước 1m (chính là khối lượng nước như vấn đề 3 m muốn hỏi, thêm 1m số lượng nc chứa sẽ rất rất nhiều)
2: Số liệu quan trắc thủy văn nó theo số liệu lưu trữ, năm nào ko có thì nội suy, m sẽ có con số lịch sử đúng ko, phong kiến nó cũng có, có thể nó sẽ từ con số là năm đấy nó ngập đến nóc nhà này, hay nửa cái thân cây kia, từ đó sẽ có con số để cho vào máy nó chạy mô phỏng để ra kết quả.
Đã gọi là mô phỏng thì m hiểu rùi, tăng thêm dự báo gấp 2,3 lần lũ lịch sử trc đấy thì cũng chỉ là gấp 3. Nếu thức tế bây giờ có xảy ra gấp 4 thì kết quả sẽ là ko lường trước đc ko ai mong muốn cả.
3, Công trình LX xưa nó làm thì okie rùi, kể cả bây giờ VN lảm cũng thế, công trình to cấp nhà nước rùi nó khác , ko phải kiểu nhỏ lẻ tư nhân cũng làm 1 vài MW nó khác.
Như t nói ở mí post khác rùi đấy, đập trọng điểm nó còn tính cả lực bom như nào, rùi bố trí quân đội phòng không, hay phương án dự phòng khi điều xấu nhất xảy ra. Vẫn câu nói là đầu não là đc ưu tiên, giảm thiểu rủi ro mức tối đa . Gần như ko bao giờ câu chuyện đập Hoà Bình vỡ , nửa tiếng sau Hồ Gươm ngập 5-10m cả, nó chỉ đúng khi lượng nc ý nó chảy về mỗi HN 🤣😘