Lại tiếp chuyện mặt trăng…
Hôm qua, đọc được cái bài báo viết về anh “giám đốc” trường đại học Fulbright Việt Nam phát biểu rằng: tuổi trẻ của chúng ta cứ tự do flex. Flex không có gì xấu, đó là một hình thức tự khẳng định mình trong kỷ nguyên của giáo dục khai phóng… Đại loại là thế.
Thôi thì nghe theo lời của anh, mình flex tí: mình có hơn chục đứa con. Dạy dỗ chúng là điều khó khăn với mình, bởi nhiều lý do khác nhau. Cho nên, mình viết bài cho chúng đọc – xem như là mình dạy chúng vậy. Đấy, flex đấy nhé.
Viết về kiến thức khoa học, buộc mình phải đọc nhiều tài liệu, phải xử lý nó sao cho gọn gàng nhất. Cũng may là mình có “bệnh trời hành”, nên việc đọc và xử lý thông tin nó thành máu của mình…
Về “vụ án” đổ bộ xuống mặt trăng, với cá nhân sự hiểu biết của mình, bằng cách xử lý các thông tin của chính cơ quan vũ trụ lớn nhất thế giới: NASA, mình dám nói thẳng thế này: Đồ lừa đảo!
Quay lại với cái mình có chút hiểu biết hơn là với các kiến thức khoa học – kỹ thuật máy ảnh… À, lại flex tiếp: bộ sưu tập máy ảnh của mình ít lắm, body cả máy film và máy số đếm chắc cỡ 3 chữ số… Lens cũng vậy, đủ các thể loại, từ loại rộng nhất mà thế giới từng sản xuất đến loại dài nhất, đủ cả… Đếm cũng cỡ 3 chữ số… Nên lấy cái này làm góc nhìn cho cuộc đổ bộ “bố láo” kia vậy.
Năm 2016, NASA công bố: toàn bộ tài liệu liên quan đến dự án Apollo bao gồm thiết kế tàu, modul đổ bộ,… các thiết kế về tên lửa đẩy,… Các mẫu vật (theo số liệu của 6 chuyến cộng lại) với khối lượng hơn 325kg, các đoạn film, các ghi chép…. đều bị mất cắp. Với mình, đây là một tin chấn động, còn hơn cả chấn thương sọ não…
Tuy nhiên, mình vẫn kịp copy lại bản tổng hợp các thiết bị chụp ảnh trong chuyến bay Apollo 11 – Camera Equipment (hình 1). Tài liệu này không dày lắm, chỉ có 22 trang. Nói về tất cả thiết bị bao gồm máy, film,… Phục vụ cho việc chụp ảnh trong chuyến đổ bộ này. Chụp vài trang biểu trưng (từ hình 2 đến hình 5) phục vụ anh em bằng hữu rửa mắt chơi.
Hình 6 mình post lại – đó là một trong ba chiếc máy ảnh Hasselblad được mang lên mặt trăng và đã trở về nguyên vẹn.
Trong vài bài trước, mình có viết về vành đai Van Allen – nó là một vành đai bức xạ điện từ vô cùng khủng khiếp. Chúng ta biết các máy chụp X-quang, MRI, máy quét hàng hóa tại cửa vào sân bay, máy soi an ninh,… Đều là các máy sử dụng bức xạ điện từ nhưng ở cường độ nhỏ. Bức xạ điện từ trên vành đai Van Allen ước tính gấp hàng chục triệu lần so với những máy móc mà chúng ta đang dùng.
Năm 1995, mình đang cầm chiếc máy ảnh Nikon F3, gắn cuộn film Kodak Ektar 100 – khi chuẩn bị check-in lên máy bay, mình lớ ngớ bỏ cái máy vào trong máy quét… Và thế là “phù”… cuộn film đã trắng nhách.
Vậy, câu hỏi đặt ra rằng: trong môi trường bầu khí quyển của Mặt Trăng với lượng bức xạ điện từ cực khủng, các cuộn film gắn trong chiếc Hasselblad làm thế nào để tồn tại?
Mình biết, nhiều người đã chụp màn hình của các bài viết trước của mình mang vào các nhóm để chửi… Trong đó có một nhóm “cực nổi tiếng với món chụp ảnh” - giờ thì xin hỏi các nhóm đó: èo mịa các bằng hữu, giải thích giúp coi?!?!? Đừng nói mõm không….
Hình số 7 là những bức ảnh chụp cảnh rửa những tấm ảnh được chụp trong chuyến bay của Apollo 11, đang được phóng ra để “bán” cho công chúng - ảnh này mình lấy trên tạp chí American Cinematographer. Mình thấy để giá năm 1970 là: 119.99$ - tính theo trượt giá nó tương đương với khoảng 945$ hôm nay.
Mình liền chạy vào kho dữ liệu của NASA và lấy được tấm hình mà Edwin E. Aldrin Jr. chụp cho phi hành gia Neil A. Armstrong khi cả hai đang trên mặt trăng (hình 8 ).
Theo tài liệu của NASA mô tả lại thì chuyến hành trình Apollo 11 có ba phi hành gia, ngoài hai phi hành gia nói trên, người thứ 3 là Michael Collins – khi Aldrin và Armstrong đáp xuống mặt trăng thì Collins ở lại trên phi thuyền – bay quanh quỹ đạo mặt trăng (độ cao của quỹ đạo mặt trăng là từ 120km đến 160km, không biết Collins bay ở độ cao nào)…
Vậy, chứng tỏ rằng, trên mặt trăng chỉ có HAI phi hành gia mà thôi.
Ấy thế nhưng, với kinh nghiệm 31 năm cầm máy chụp hình của mình, cái gì có phản chiếu thì mình chứ zoom out cái đó lên – hình 9; không khó để nhận ra rằng: trong hình ảnh phản chiếu, ngoài một phi hành gia với trang phục chỉn chu, thì còn một bóng người “dài thòng” đang bấm máy chụp hình?!?!?!
Không lẽ Cuội nhà mình ra chụp ảnh giúp Armstrong? Còn nếu không phải Cuội thì ai đang chụp hình cho Armstrong? Nếu đúng là Cuội, thì mình đề nghị toàn thể anh em cái nhóm chụp hình kia ký tên đòi tiền bản quyền hình ảnh bán được trong hơn 50 năm qua nhé…
Đúng là vừa bịp bợm, vừa ăn cướp…
p/s: tút này bàn về ảnh – vậy nên, mọi comment không dựa trên kỹ thuật nhiếp ảnh sẽ bị loại bỏ. Mong đa sự thông cảm…
#Tư_duy_như_hảo_hán
#Đời_không_cà_khịa_phi_hảo_hán