darkhoodseto
Gió lạnh đầu buồi
Trong cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” có ghi chép: Cao Biển trong thời gian làm tiết độ sứ Tĩnh Hải, cậy có chút kiến thức về phong thủy địa lý, Biền đã đi khắp đất Giao Chỉ nhòm ngó về huyệt đạo phong thủy đất An Nam, lập thành danh sách. Theo Biền, An Nam có nhiều huyệt đất có thể phát vương, bèn mật báo về vua Đường đề nghị cho làm phép trấn yểm để phá long mạch. Phép gọi là trấn yểm của Biền cũng không phải là chiêu thuật cao siêu, mà chỉ là tiểu thuật nhỏ trong dân gian, nó giống như mấy bà hầu đồng ngày nay.
Cao Biền cho người lên đồng, rồi triệu hồi âm binh trong khu vực đó, và sai khiến họ đi giết trừ vượng khí. Sau đó mới yểm huyệt, bằng cách vứt xác chết thối và lá bùa trấn yểm do Biền tự vẽ vào chỗ huyệt đạo. Tuy nhiên, theo ghi chép về những câu chuyện truyền thuyết dân gian Việt Nam, thì Việc làm của Cao Biền là trái với Thiên Đạo, làm việc xấu gây họa loạn nhân gian, nên sẽ bị trừng trị. Khi Cao Biền đi trấn yểm ở Tản Viên Sơn Thần, hay đền thờ Tô Lịch ở Bạch Mã,Thì đều bị thất bại.
Các câu chuyện lưu truyền hiện tại về Cao Biền phần lớn đều được chép và phóng tác theo Nam Hải dị nhân liệt truyện của Phan Kế Bính, 1909. Trấn yểm và xây thành Đại La
Khi Cao Biền ở trấn nước Nam, giữ phủ xưng vương, đắp rộng thêm thành La Thành. Đắp xong, một buổi trưa, đứng ngoài cửa đông ngóng xem, bỗng nhiên mưa gió ầm ầm, rồi có một đám mây ngũ sắc, tự dưới đất bốc lên, khí sáng ánh ra tứ phía. Lại thấy có một người ăn mặc đường bệ, cưỡi con cầu long (rồng chưa có sừng) nửa vàng nửa đỏ, tay cầm hốt vàng, đứng trong đám mây, có bóng thấp thoáng lên xuống, lâu lâu thì tan mất.
Cao Biền lấy làm lạ lùng, nghi là ma quỉ, muốn thiết đàn cúng cấp, dùng phép trấn áp. Đêm hôm ấy nằm mơ thấy thần lại bảo rằng:
- Xin ông chớ nghi tôi, tôi là thần chính khí ở đất Long Đỗ này, chớ không phải ma quái nào. Tôi thấy ông mới đắp xong cái thành, cho nên mừng mà hiện ra đấy thôi.
Cao Biền tỉnh dây, hội các quan lại bảo rằng:
- Ta không trị nổi được xứ này hay sao? Sao mà lắm ma quỷ hiện ra thế, hoặc là điềm gở gì đây chăng?
Chúng xin thiết đàn, bày hình tượng thần ấy, rồi dùng nghìn cân sắt, làm bùa trấn yểm. Cao Biền nghe lời lập đàn cúng bái, rồi chôn ngàn cân sắt để yểm. Hôm sau, trời đất tối tăm mù mịt, mưa gió ầm ầm, rồi có tiếng sét đánh vào chỗ yểm bùa, sắt tan vụn bay đi mất cả. Biền thấy vậy sợ hãi, mới lập đền ở trong phố để thờ thần ấy.
Về sau, vua Lý Thái Tổ thiên đô lên Thăng Long, mơ thấy thần lại mừng. Vua tỉnh dậy, sai các quan đem lễ đến tế, phong làm Thăng Long thành hoàng đại vương.
Có lần Cao Biền đang cúng yểm ở hang Hàm Rồng (Thanh Hóa), bỗng nhiên miệng núi lửa hừng hực phun trào thiêu cháy hết đồ trấn yểm, khiến Cao Biền bấy giờ phải tháo chạy thục mạng. Còn ở đất Hồng Lam lại lưu truyền sự tích, khi Cao Biền đang tung bùa trấn yểm tại chùa Sư Tử trên núi Hồng Lĩnh, thì bỗng đâu có con trâu rừng xông ra húc vào chân, khiến Cao Biền được phen hoảng sợ khiếp vía, bỏ hết bùa ngải để thoát thân.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: Khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước, và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày.
Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày, nên chẳng hiệu quả gì. Đây là nguồn gốc của câu thành ngữ “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”. Trong kho tàng sách lịch sử ngày nay vẫn còn lưu giữ cuốn: Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” . Tương truyền cuốn sách này là âm mưu diệt chủng người Việt do Cao Biền chủ mưu, yểm huyệt đạo, nhằm phá vỡ cấu trúc long mạch nước Nam. Đến thời nhà Lê, quân lính bắt sống được tướng giặc, và khám xét được trên người có giấu cuốn sách của Cao Biền, nên mới lộ rõ âm mưu tàn độc này.
Cao Biền cho người lên đồng, rồi triệu hồi âm binh trong khu vực đó, và sai khiến họ đi giết trừ vượng khí. Sau đó mới yểm huyệt, bằng cách vứt xác chết thối và lá bùa trấn yểm do Biền tự vẽ vào chỗ huyệt đạo. Tuy nhiên, theo ghi chép về những câu chuyện truyền thuyết dân gian Việt Nam, thì Việc làm của Cao Biền là trái với Thiên Đạo, làm việc xấu gây họa loạn nhân gian, nên sẽ bị trừng trị. Khi Cao Biền đi trấn yểm ở Tản Viên Sơn Thần, hay đền thờ Tô Lịch ở Bạch Mã,Thì đều bị thất bại.
Các câu chuyện lưu truyền hiện tại về Cao Biền phần lớn đều được chép và phóng tác theo Nam Hải dị nhân liệt truyện của Phan Kế Bính, 1909. Trấn yểm và xây thành Đại La
Khi Cao Biền ở trấn nước Nam, giữ phủ xưng vương, đắp rộng thêm thành La Thành. Đắp xong, một buổi trưa, đứng ngoài cửa đông ngóng xem, bỗng nhiên mưa gió ầm ầm, rồi có một đám mây ngũ sắc, tự dưới đất bốc lên, khí sáng ánh ra tứ phía. Lại thấy có một người ăn mặc đường bệ, cưỡi con cầu long (rồng chưa có sừng) nửa vàng nửa đỏ, tay cầm hốt vàng, đứng trong đám mây, có bóng thấp thoáng lên xuống, lâu lâu thì tan mất.
Cao Biền lấy làm lạ lùng, nghi là ma quỉ, muốn thiết đàn cúng cấp, dùng phép trấn áp. Đêm hôm ấy nằm mơ thấy thần lại bảo rằng:
- Xin ông chớ nghi tôi, tôi là thần chính khí ở đất Long Đỗ này, chớ không phải ma quái nào. Tôi thấy ông mới đắp xong cái thành, cho nên mừng mà hiện ra đấy thôi.
Cao Biền tỉnh dây, hội các quan lại bảo rằng:
- Ta không trị nổi được xứ này hay sao? Sao mà lắm ma quỷ hiện ra thế, hoặc là điềm gở gì đây chăng?
Chúng xin thiết đàn, bày hình tượng thần ấy, rồi dùng nghìn cân sắt, làm bùa trấn yểm. Cao Biền nghe lời lập đàn cúng bái, rồi chôn ngàn cân sắt để yểm. Hôm sau, trời đất tối tăm mù mịt, mưa gió ầm ầm, rồi có tiếng sét đánh vào chỗ yểm bùa, sắt tan vụn bay đi mất cả. Biền thấy vậy sợ hãi, mới lập đền ở trong phố để thờ thần ấy.
Về sau, vua Lý Thái Tổ thiên đô lên Thăng Long, mơ thấy thần lại mừng. Vua tỉnh dậy, sai các quan đem lễ đến tế, phong làm Thăng Long thành hoàng đại vương.
Có lần Cao Biền đang cúng yểm ở hang Hàm Rồng (Thanh Hóa), bỗng nhiên miệng núi lửa hừng hực phun trào thiêu cháy hết đồ trấn yểm, khiến Cao Biền bấy giờ phải tháo chạy thục mạng. Còn ở đất Hồng Lam lại lưu truyền sự tích, khi Cao Biền đang tung bùa trấn yểm tại chùa Sư Tử trên núi Hồng Lĩnh, thì bỗng đâu có con trâu rừng xông ra húc vào chân, khiến Cao Biền được phen hoảng sợ khiếp vía, bỏ hết bùa ngải để thoát thân.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: Khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước, và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày.
Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày, nên chẳng hiệu quả gì. Đây là nguồn gốc của câu thành ngữ “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”. Trong kho tàng sách lịch sử ngày nay vẫn còn lưu giữ cuốn: Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” . Tương truyền cuốn sách này là âm mưu diệt chủng người Việt do Cao Biền chủ mưu, yểm huyệt đạo, nhằm phá vỡ cấu trúc long mạch nước Nam. Đến thời nhà Lê, quân lính bắt sống được tướng giặc, và khám xét được trên người có giấu cuốn sách của Cao Biền, nên mới lộ rõ âm mưu tàn độc này.