Don Jong Un
Cái lồn nhăn nheo

Giới doanh nghiệp Việt Nam đứng ngồi không yên không chỉ do xuất khẩu sang Mỹ gần như bị bít cửa với mức thuế 46% vẫn còn lơ lửng mà còn là nỗi lo đối mặt với cơn bão hàng giá rẻ từ Trung Quốc.
Ông Lê Song Hào, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành SHDC Electronics, nói với BBC News rằng nếu Tổng thống Donald Trump áp mức thuế 46% thì những doanh nghiệp như công ty của ông "không thể tồn tại".
Công ty SHDC được thành lập vào năm 2022 khi ông Hào nhìn thấy cơ hội trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lần 1, vì khi đó Mỹ đang tích cực tìm kiếm đối tác EMS (Electronics manufacturing services, công ty chuyên thiết kế, sản xuất hàng điện tử) đặt tại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nhưng sự đối đầu giữa hai cường quốc bây giờ với những đòn thuế trả đũa qua lại đang nghiền nát các công ty Việt Nam.
Dù Tổng thống Trump đã tạm hoãn áp thuế cho các nước "có thiện chí" trong vòng 90 ngày nhưng vị doanh nhân này cũng cảnh báo nguy cơ kịch bản áp thuế với các quốc gia trở lại mức cũ nếu không đạt được thỏa thuận.
Vì vậy, các doanh nghiệp có doanh thu 100% đến từ việc xuất khẩu sang Mỹ như công ty ông Hào như ngồi trên lửa.
"Nếu Tổng thống Trump đảo ngược chính sách và áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, trong khi vẫn duy trì mức thuế thấp hơn cho các quốc gia cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia, đó sẽ là thảm họa với doanh nghiệp của chúng tôi," ông Hào nói.
Bà Hoàng Thị Như Yến, CEO của công ty thiết kế sản xuất nội thất KPY ở TP HCM, nói với BBC News Tiếng Việt rằng hiện tại nhiều doanh nghiệp chỉ có "nằm thở" chờ đợi.
NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
SHDC của ông Hào là công ty chuyên xuất khẩu các sản phẩm điện tử tiêu dùng, bao gồm sạc điện thoại, phụ kiện di động và chuột máy tính sang thị trường Mỹ.
Ông Hào cho biết 100% doanh thu của công ty đến từ thị trường Hoa Kỳ với giá trị khoảng 2 triệu đô la mỗi tháng.
Theo ông Hào, nỗi lo lớn nhất của bất kỳ công ty sản xuất nào thời điểm này là mất đơn hàng:
"Mất đơn hàng đồng nghĩa với mất tất cả. Hiện tại, chúng tôi chưa quá lo ngại về mức thuế 10% đang được áp dụng, vì thuế này áp đồng đều cho tất cả các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nan nên chúng tôi vẫn duy trì được sức cạnh tranh."
Tuy nhiên, doanh nhân này nói rằng nếu Tổng thống Trump áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam trong khi vẫn duy trì mức thuế thấp hơn cho các quốc gia cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia "thì đó sẽ là thảm họa với doanh nghiệp của chúng tôi".
"Chúng tôi có nguy cơ mất hợp đồng và thậm chí phá sản," ông Hào nói với BBC News.
Chưa kể, tính chất cạnh tranh trên thị trường hiện nay đã thay đổi nhanh chóng khi trước đây doanh nghiệp Mỹ cần vài tháng để thay đổi nhà cung cấp thì nay quyết định đó có thể được đưa ra chỉ trong vòng vài ngày.
Bà Hoàng Thị Như Yến chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng dù mức thuế hiện tại đang ở mức 10% trong 90 ngày, nhưng chênh lệch giá so với trước đây có thể lên tới gần 20% do phải cộng thêm các chi phí liên quan, khiến cơ cấu giá sản phẩm cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
KPY thành lập từ 2016, hiện sở hữu một công ty chuyên xuất khẩu đồ nội thất cao cấp kèm phần mềm dành cho sân gôn sang thị trường Mỹ
Bà Yến cho biết bà phải nhập 30-40% nguyên vật liệu từ Trung Quốc, nơi có công nghệ tốt và độc quyền cùng giá thành rẻ, nhưng vì bây giờ nước này cũng trả đũa thuế với Mỹ nên công ty của bà phải "sắp xếp lại".
"Nếu Tổng thống Trump áp mức thuế quá cao, nhiều nhà máy sẽ buộc phải đóng cửa và phá sản, vì người tiêu dùng không thể chấp nhận một sản phẩm mà riêng phần thuế đã khiến giá tăng tới 46%. Chưa kể bản thân giá thành sản phẩm còn bao gồm nhiều chi phí khác, như vận chuyển sang Mỹ, khiến giá cuối cùng còn cao hơn nữa," bà nói.
Bà Yến cho biết thêm, ngay cả khi ông Trump tạm thời hoãn áp thuế, doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng khi các đối tác nhập khẩu đã giảm số lượng đặt hàng từ năm container mỗi tháng xuống còn 1 container do lo ngại tồn kho.
Minh chứng rõ nhất là sau khi Tổng thống Trump công bố áp thuế vào ngày 2/4, doanh nghiệp của bà Yến lẫn ông Hào đã nhận được hàng loạt yêu cầu báo giá từ các khách hàng Mỹ.
"Khách hàng yêu cầu báo giá và muốn biết doanh nghiệp có thể chia sẻ bao nhiêu phần trăm chi phí trong mức tăng hiện tại. Như vậy thì phải chấp nhận chịu lỗ vì có những lô hàng đã sản xuất rồi," bà Yến chia sẻ.
Vì vậy, nếu nếu Mỹ khôi phục lại thuế 46% vào tháng Bảy tới, những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sang Mỹ sẽ không thể tồn tại vì mức thuế đó sẽ khiến các đơn hàng bị hủy bỏ, kể cả khách hàng hiện tại.
Đáng nói hơn, nhiều khách hàng của công ty ông Hào có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể phải chuyển nhà máy đi nơi khác.
"Mục tiêu của chúng tôi là gia nhập chuỗi cung ứng tại những thị trường có rào cản thương mại lớn đối với Trung Quốc. Nếu không có các rào cản này thì việc cạnh tranh với Trung Quốc về giá cả là điều gần như là bất khả thi," ông Hào giải thích.
Trong khi đó, bà Yến cho rằng hướng đi mới là phải tìm phương pháp và nguyên vật liệu mới có giá thành "ở mức thấp nhất để tồn tại", thừa nhận rằng "không thể cạnh tranh với Trung Quốc vì họ làm chủ công nghệ và giá thành nguyên vật liệu, linh kiện rẻ gần như bằng một nửa".
Những năm gần đây, Việt Nam được hưởng lợi từ chính sách Trung Quốc +1, tức xu hướng các công ty đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sản xuất sang các quốc gia khác.
Nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI liên tục tăng. Năm 2023, FDI tăng 32% với 36,6 tỷ đô la tiền đầu tư và con số này vào năm 2024 là 38,22 tỷ đô la.
NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh, Thương chiến Mỹ-Trung khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bị đặt vào thế kẹt giữa hai làn đạn.
Ông Hào cho biết doanh nghiệp ông giữ thái độ lạc quan một cách thận trọng:
"Mỹ không thể tự sản xuất mọi thứ và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu. Việt Nam đặc biệt hưởng lợi từ chiến lược 'Trung Quốc + 1' khi xét về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa và hạ tầng tương thích giúp Việt Nam có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều nước Đông Nam Á khác."
SHDC được thành lập khi ông Lê Song Hào nhận thấy một cơ hội chiến lược trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lần 1.
Khi đó, nhiều công ty Mỹ đang kiếm đối tác EMS đặt tại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này do yêu cầu vốn cao, quy trình sản xuất phức tạp và nguồn cung linh kiện trong nước còn hạn chế.
Nếu chuyển hướng sang bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng Việt Nam thì những sản phẩm của SHDC không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
"Đây không chỉ là thách thức của riêng chúng tôi mà nhiều doanh nghiệp Việt đang chật vật ngay tại sân nhà," ông Hào chia sẻ nhấn mạnh rằng dù là doanh nghiệp trong nước ở trên sân nhà nhưng lợi thế dường như hoàn toàn nghiêng về phía các công ty Trung Quốc.
Theo ông Hào, có bốn lý do để ông khẳng định điều đó.
Thứ nhất, hàng Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều nhờ quy mô sản xuất lớn và chuỗi cung ứng tối ưu.
Thứ hai, đồng nhân dân tệ bị phá giá dưới mức thực để bù đắp cho thuế Mỹ, khiến sản phẩm Trung Quốc càng rẻ hơn.
Lý do kế tiếp, các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam - như Shopee và TikTok - bị kiểm soát hoặc ảnh hưởng mạnh bởi các doanh nghiệp Trung Quốc, cho phép hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường nhanh chóng.
"Thứ tư, Việt Nam đang đối mặt với nạn hàng xách tay hoặc hàng lậu phổ biến. Đây là những sản phẩm nhập từ Trung Quốc qua biên giới mà không thông quan, không nộp thuế VAT hay thuế nhập khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp như chúng tôi phải tuân thủ đầy đủ quy định về thuế và pháp luật," ông Hào phân tích.
Hệ quả là, các công ty nội địa như SHDC mất lợi thế cạnh tranh ngay thị trường trong nước. Con đường phát triển duy nhất còn lại là hướng ra thị trường quốc tế, nơi hàng Trung Quốc bị áp thuế cao - đặc biệt là tại Hoa Kỳ, theo ông Hào
Ông Lê Song Hào, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành SHDC Electronics, nói với BBC News rằng nếu Tổng thống Donald Trump áp mức thuế 46% thì những doanh nghiệp như công ty của ông "không thể tồn tại".
Công ty SHDC được thành lập vào năm 2022 khi ông Hào nhìn thấy cơ hội trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lần 1, vì khi đó Mỹ đang tích cực tìm kiếm đối tác EMS (Electronics manufacturing services, công ty chuyên thiết kế, sản xuất hàng điện tử) đặt tại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nhưng sự đối đầu giữa hai cường quốc bây giờ với những đòn thuế trả đũa qua lại đang nghiền nát các công ty Việt Nam.
Dù Tổng thống Trump đã tạm hoãn áp thuế cho các nước "có thiện chí" trong vòng 90 ngày nhưng vị doanh nhân này cũng cảnh báo nguy cơ kịch bản áp thuế với các quốc gia trở lại mức cũ nếu không đạt được thỏa thuận.
Vì vậy, các doanh nghiệp có doanh thu 100% đến từ việc xuất khẩu sang Mỹ như công ty ông Hào như ngồi trên lửa.
"Nếu Tổng thống Trump đảo ngược chính sách và áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, trong khi vẫn duy trì mức thuế thấp hơn cho các quốc gia cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia, đó sẽ là thảm họa với doanh nghiệp của chúng tôi," ông Hào nói.
Bà Hoàng Thị Như Yến, CEO của công ty thiết kế sản xuất nội thất KPY ở TP HCM, nói với BBC News Tiếng Việt rằng hiện tại nhiều doanh nghiệp chỉ có "nằm thở" chờ đợi.
Nguy cơ phá sản

NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
SHDC của ông Hào là công ty chuyên xuất khẩu các sản phẩm điện tử tiêu dùng, bao gồm sạc điện thoại, phụ kiện di động và chuột máy tính sang thị trường Mỹ.
Ông Hào cho biết 100% doanh thu của công ty đến từ thị trường Hoa Kỳ với giá trị khoảng 2 triệu đô la mỗi tháng.
Theo ông Hào, nỗi lo lớn nhất của bất kỳ công ty sản xuất nào thời điểm này là mất đơn hàng:
"Mất đơn hàng đồng nghĩa với mất tất cả. Hiện tại, chúng tôi chưa quá lo ngại về mức thuế 10% đang được áp dụng, vì thuế này áp đồng đều cho tất cả các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nan nên chúng tôi vẫn duy trì được sức cạnh tranh."
Tuy nhiên, doanh nhân này nói rằng nếu Tổng thống Trump áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam trong khi vẫn duy trì mức thuế thấp hơn cho các quốc gia cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia "thì đó sẽ là thảm họa với doanh nghiệp của chúng tôi".
"Chúng tôi có nguy cơ mất hợp đồng và thậm chí phá sản," ông Hào nói với BBC News.
Chưa kể, tính chất cạnh tranh trên thị trường hiện nay đã thay đổi nhanh chóng khi trước đây doanh nghiệp Mỹ cần vài tháng để thay đổi nhà cung cấp thì nay quyết định đó có thể được đưa ra chỉ trong vòng vài ngày.
Bà Hoàng Thị Như Yến chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng dù mức thuế hiện tại đang ở mức 10% trong 90 ngày, nhưng chênh lệch giá so với trước đây có thể lên tới gần 20% do phải cộng thêm các chi phí liên quan, khiến cơ cấu giá sản phẩm cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
KPY thành lập từ 2016, hiện sở hữu một công ty chuyên xuất khẩu đồ nội thất cao cấp kèm phần mềm dành cho sân gôn sang thị trường Mỹ
Bà Yến cho biết bà phải nhập 30-40% nguyên vật liệu từ Trung Quốc, nơi có công nghệ tốt và độc quyền cùng giá thành rẻ, nhưng vì bây giờ nước này cũng trả đũa thuế với Mỹ nên công ty của bà phải "sắp xếp lại".
"Nếu Tổng thống Trump áp mức thuế quá cao, nhiều nhà máy sẽ buộc phải đóng cửa và phá sản, vì người tiêu dùng không thể chấp nhận một sản phẩm mà riêng phần thuế đã khiến giá tăng tới 46%. Chưa kể bản thân giá thành sản phẩm còn bao gồm nhiều chi phí khác, như vận chuyển sang Mỹ, khiến giá cuối cùng còn cao hơn nữa," bà nói.
Bà Yến cho biết thêm, ngay cả khi ông Trump tạm thời hoãn áp thuế, doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng khi các đối tác nhập khẩu đã giảm số lượng đặt hàng từ năm container mỗi tháng xuống còn 1 container do lo ngại tồn kho.
Minh chứng rõ nhất là sau khi Tổng thống Trump công bố áp thuế vào ngày 2/4, doanh nghiệp của bà Yến lẫn ông Hào đã nhận được hàng loạt yêu cầu báo giá từ các khách hàng Mỹ.
"Khách hàng yêu cầu báo giá và muốn biết doanh nghiệp có thể chia sẻ bao nhiêu phần trăm chi phí trong mức tăng hiện tại. Như vậy thì phải chấp nhận chịu lỗ vì có những lô hàng đã sản xuất rồi," bà Yến chia sẻ.
Vì vậy, nếu nếu Mỹ khôi phục lại thuế 46% vào tháng Bảy tới, những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sang Mỹ sẽ không thể tồn tại vì mức thuế đó sẽ khiến các đơn hàng bị hủy bỏ, kể cả khách hàng hiện tại.
Đáng nói hơn, nhiều khách hàng của công ty ông Hào có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể phải chuyển nhà máy đi nơi khác.
Không thể 'đấu' với Trung Quốc trên sân nhà
Trong thời gian Tổng thống Trump hoãn áp thuế, các công ty Việt Nam đã tranh thủ tìm kiếm cơ hội mở rộng tại những thị trường khác như Liên minh châu Âu, Canada và Mexico, những nơi cũng đánh thuế cao đối với hàng điện tử từ Trung Quốc."Mục tiêu của chúng tôi là gia nhập chuỗi cung ứng tại những thị trường có rào cản thương mại lớn đối với Trung Quốc. Nếu không có các rào cản này thì việc cạnh tranh với Trung Quốc về giá cả là điều gần như là bất khả thi," ông Hào giải thích.
Trong khi đó, bà Yến cho rằng hướng đi mới là phải tìm phương pháp và nguyên vật liệu mới có giá thành "ở mức thấp nhất để tồn tại", thừa nhận rằng "không thể cạnh tranh với Trung Quốc vì họ làm chủ công nghệ và giá thành nguyên vật liệu, linh kiện rẻ gần như bằng một nửa".
Những năm gần đây, Việt Nam được hưởng lợi từ chính sách Trung Quốc +1, tức xu hướng các công ty đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sản xuất sang các quốc gia khác.
Nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI liên tục tăng. Năm 2023, FDI tăng 32% với 36,6 tỷ đô la tiền đầu tư và con số này vào năm 2024 là 38,22 tỷ đô la.

NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh, Thương chiến Mỹ-Trung khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bị đặt vào thế kẹt giữa hai làn đạn.
Ông Hào cho biết doanh nghiệp ông giữ thái độ lạc quan một cách thận trọng:
"Mỹ không thể tự sản xuất mọi thứ và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu. Việt Nam đặc biệt hưởng lợi từ chiến lược 'Trung Quốc + 1' khi xét về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa và hạ tầng tương thích giúp Việt Nam có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều nước Đông Nam Á khác."
SHDC được thành lập khi ông Lê Song Hào nhận thấy một cơ hội chiến lược trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lần 1.
Khi đó, nhiều công ty Mỹ đang kiếm đối tác EMS đặt tại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này do yêu cầu vốn cao, quy trình sản xuất phức tạp và nguồn cung linh kiện trong nước còn hạn chế.
Nếu chuyển hướng sang bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng Việt Nam thì những sản phẩm của SHDC không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
"Đây không chỉ là thách thức của riêng chúng tôi mà nhiều doanh nghiệp Việt đang chật vật ngay tại sân nhà," ông Hào chia sẻ nhấn mạnh rằng dù là doanh nghiệp trong nước ở trên sân nhà nhưng lợi thế dường như hoàn toàn nghiêng về phía các công ty Trung Quốc.
Theo ông Hào, có bốn lý do để ông khẳng định điều đó.
Thứ nhất, hàng Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều nhờ quy mô sản xuất lớn và chuỗi cung ứng tối ưu.
Thứ hai, đồng nhân dân tệ bị phá giá dưới mức thực để bù đắp cho thuế Mỹ, khiến sản phẩm Trung Quốc càng rẻ hơn.
Lý do kế tiếp, các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam - như Shopee và TikTok - bị kiểm soát hoặc ảnh hưởng mạnh bởi các doanh nghiệp Trung Quốc, cho phép hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường nhanh chóng.
"Thứ tư, Việt Nam đang đối mặt với nạn hàng xách tay hoặc hàng lậu phổ biến. Đây là những sản phẩm nhập từ Trung Quốc qua biên giới mà không thông quan, không nộp thuế VAT hay thuế nhập khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp như chúng tôi phải tuân thủ đầy đủ quy định về thuế và pháp luật," ông Hào phân tích.
Hệ quả là, các công ty nội địa như SHDC mất lợi thế cạnh tranh ngay thị trường trong nước. Con đường phát triển duy nhất còn lại là hướng ra thị trường quốc tế, nơi hàng Trung Quốc bị áp thuế cao - đặc biệt là tại Hoa Kỳ, theo ông Hào